Gần như hằng ngày, trên các cơ quan báo chí, nếu như 5-7 năm trước còn là xa lạ, thì giờ đây chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) nó đã trở thành chủ đề được rất là nhiều người quan tâm. Chúng ta thường nghe nói đến trí tuệ nhân tạo như là những giải pháp sẽ mang lại những thay đổi thần kỳ.
Trong một báo cáo gần đây của PwC (một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) đánh giá về giá trị mà trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại cho nền kinh tế của từng quốc gia và toàn cầu cho thấy: đến khoảng năm 2030, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng góp khoảng 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu – một con số vô cùng to lớn, đáng để ai cũng có thể lạc quan để tìm kiếm cơ hội.
Tuy nhiên, cũng trong báo cáo này, công ty PwC lại đưa ra một dự đoán đáng ngại khác, đó là hầu trong khoản lợi tức mà trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại cho nền kinh tế toàn cầu, 84% sẽ dành cho những quốc gia, khu vưc dẫn, đó là Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu. Phần còn lại được chia cho các quốc gia rải rác trên khắp thế giới, như Mỹ La-tinh được chia khoảng 3%, các nước châu Á phát triển 6%, các nước châu Phi, châu Đại Dương và các nước châu Á khác có 8% còn lại. Đây có lẽ là một con số không phải quá lạc quan đối với các quốc gia như Việt Nam.
Tất nhiên ở đây còn có một câu chuyện khác. Vì AI ở một mặt nào đó, nó sẽ có tác động tiêu cực đến nhiều quốc gia, đến nhiều lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, có thể dẫn đến việc ra đời của những thế hệ người máy, robot mới, bằng cách nào đó sẽ tác động đến những người lao động ở các quốc gia.
Cũng có những ví dụ về các trường hợp trí tuệ nhân tạo có thể mang lại những giá trị nhất định. Ví dụ như ở châu Phi, người ta cũng đang sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh để tạo ra ứng dụng cho nông dân địa phương và đưa ra những lời khuyên về cây trồng và năng suất.
Ở Việt Nam, chúng ta có một thuận lợi hơn tương đối nhiều quốc đang phát triển và chưa phát triển, đó là chúng ta có một tỷ lệ dân số kết nối với internet tương đối lớn. Với các quyền truy cập một cách ễn phí vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang có, hoàn toàn có thể có tác động tốt đến chính những công việc của những người mà có thể bị thiệt hại vì xu thế trí tuệ nhân tạo.
Tôi đã thử nói chuyện với ChatGPT, với Geni, ở đó có những lời khuyên, có những nguồn thông tin tương đối hữu ích. Ví dụ như về giá lúa gạo, xu hướng giá lúa gạo, về những phương án khác nhau để có thể sử dụng tối ưu diện tích đất nào và tính toán các phương án đầu tư chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi cho một loại cây trồng khác.
Nếu như người nông dân của chúng ta, những người sản xuất của chúng ta được tiếp cận và được hướng dẫn để tiếp cận với những cách sử dụng như vậy, thì các thành quả ngay từ bây giờ của trí tuệ nhân tạo sẽ có những đóng góp hữu ích đáng kể.
Và có lẽ, chính nông dân, chính những người chiếm một phần lớn trong dân số của chúng ta sẽ là những người đầu tiên phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu, nhưng họ cũng có thể bắt đầu từ bây giờ, khai thác những ưu thế của trí tuệ nhân tạo để giúp cho công việc của họ tốt hơn.
Vấn đề của chúng ta là với kết nối internet đang ở một tỷ lệ rất cao như hiện nay, với sự phổ biến của điện thoại thông nh trong xã hội, thì làm thế nào để không chỉ giúp hướng dẫn cho mọi người sử dụng, mà cần tạo ra các nền tảng dựa trên giải pháp về trí tuệ nhân tạo để cho từng người dân, từng khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn không chỉ sẵn sàng chuẩn bị, mà còn khai thác những lợi ích của trí tuệ nhân tạo cho chính công việc hằng ngày của họ.
Và tôi nghĩ, đó cũng là một xu hướng, một thách thức mà chúng ta đáng phải quan tâm ngày nay./.