Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Năm 2020, tước hơn 5.400 GPLX vì vi phạm tải trọng

Phóng viên - 14/01/2021 | 5:57 (GTM + 7)

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về kết quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện năm 2020, tại các trạm KTTTX lưu động, cố định, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra gần 134.600 xe, trong đó có gần 14.400 xe vi phạm, tước hơn 5.400 giấ

Tại các trạm KTTTX lưu động, cố định, phát hiện gần 14.400 xe vi phạm tải trọng trong năm 2020. Ảnh: Hà Nội mới

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho biết, đối với bộ cân kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) do JICA tài trợ tại Km78/QL.5, TP. Hải Phòng sau 4,5 tháng triển khai thử nghiệm, tổng số xe cân kiểm tra: 396.880 xe, có 564 xe (0,14%) vi phạm tải trọng đường bộ, mức xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

So sánh với kết quả của 7 tháng đầu năm 2020: Tổng số xe tải cân kiểm tra là 534.603 xe, trong đó có 36.881 xe (bằng 6,9%) vi phạm vượt khối lượng toàn bộ mức bị xử phạt theo quy định.

Trong 4,5 tháng (139 ngày) đầu đưa bộ cân KTTTX tự động vào hoạt động, số xe vi phạm mức bị xử phạt đã giảm hơn 49 lần (từ 6,9% của 7 tháng đầu năm 2020 xuống còn 0,14%); Số xe vi phạm theo ngày đã giảm bình quân 42,9 lần, từ 176 xe/ngày xuống còn 4,1 xe/ngày.

Riêng tháng 12/2020: Cân KT 91.865 xe, có 113 xe vi phạm TTĐB = 0,12%, trong đó có 31 xe vi phạm KLTB = 25,4% và 91 xe vi phạm TTT = 74,6%.

Tuy nhiên, kết quả nêu trên chỉ phản ánh được một phần số xe quá tải lưu thông qua đoạn đường có đặt Trạm KTTTX lưu động, cố định và những vị trí mà lực lượng chức năng kiểm soát bằng cân xách tay.

Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện vẫn còn một số tồn tại trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông tại một số địa phương.

Cụ thể, hiện nay lực lượng Thanh tra giao thông của các Sở GTVT chỉ KSTTX trên các quốc lộ được ủy quyền quản lý và đường địa phương, các lực lượng khác buông lỏng nên tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại, lưu thông trên các quốc lộ: QL.1, QL.2, QL.3, QL.5, QL.6, QL.10, QL.14, QL.18, QL.19, QL.20, QL.32, QL.37, QL.51, QL.70, QL.279, đường Hồ Chí Minh… và một số đường địa phương nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, mỏ quặng, nhà máy xi măng, khu công nghiệp, bến thủy nội địa… như Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu... tình trạng xe sang tải, dồn tải xung quanh khu vực các cảng nhỏ, bến thủy nội địa....

Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng sử dụng xe đầu kéo kéo theo sơmi rơmoóc (loại chở container 40 feet) lắp ben thủy lực (kiểu xe ben tự đổ) và thùng chở hàng (kiểu giả container 40 feet) gắn vào sát xi của sơmi rơmoóc có trục xoay phía cuối để nâng thùng (container) đổ hàng, dùng để chở quá tải hơn 200% (than, cát, đá...), đang lưu thông trên đường bộ thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai....

Hiện vẫn còn một số tồn tại trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông tại một số địa phương. Ảnh: Báo Đất Mũi

Ngoài ra, việc kiểm tra và xử lý vi phạm về bốc xếp hàng hóa lên phương tiện tại các cơ sở đầu nguồn hàng, kho bãi, bến cảng còn chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, do cần phải có sự phối hợp với các Sở, ngành, chính quyền địa phương, dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Một số địa phương có cảng, mỏ vào cuộc chưa quyết liệt trong việc kiểm soát xếp hàng hóa lên xe và chưa kiên quyết xử lý chủ mỏ, chủ cảng vi phạm.

Đáng chú ý là vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và các quy định về vận tải đường bộ chưa nghiêm. Một số doanh nghiệp có xe vi phạm khi bị kiểm tra thường tìm mọi cách né tránh, giấu xe, cho người theo dõi Tổ KTTTX hoặc khi bị kiểm tra thì không chấp hành như đóng cửa xe bỏ đi, lôi kéo nhiều người chống đối, gây rối, cản trở các lực lượng làm công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

Một số Ban QLDA, Nhà thầu thi công, Nhà đầu tư BOT, Doanh nghiệp cảng, mỏ, nhà máy sản xuất thép, xi măng, clinke, doanh nghiệp vận tải, mặc dù đã ký cam kết với Bộ GTVT và UBND các tỉnh về không bốc xếp, tiếp nhận phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng quy định, nhưng thực tế vẫn vi phạm; nguyên nhân do thiếu chế tài pháp lý để xử lý các trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, hầu hết lực lượng Cảnh sát giao thông đã rút không phối hợp tại các Trạm KTTTX lưu động, do thiếu lực lượng và vướng mắc quy định Thanh tra các Sở GTVT chỉ kiểm soát tải trọng phương tiện trong phạm vi quản lý nên các Trạm KTTTX lưu động đã rút, không kiểm soát trên các quốc lộ chính, chỉ kiểm soát trên đường địa phương và quốc lộ được ủy quyền quản lý.

Về khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, hiện các chế tài để xử lý vi phạm còn chưa đồng bộ, thiết bị cân kiểm tra tải trọng phương tiện còn thiếu, chưa kiểm soát được toàn bộ các tuyến đường có xe chở hàng quá tải lưu thông;

Cùng với đó, kinh phí cấp chi cho hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện của các Sở GTVT, các Cục QLĐB, các Trạm KTTTX rất thấp, thậm chí không được bố trí; các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, điều kiện làm việc rất khó khăn, chế độ chính sách thấp hoặc không có, không thống nhất, đây là những khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn;

Lực lượng trực tiếp tham gia công tác kiểm soát tải trọng phương tiện còn  mỏng, còn phải tham gia thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các nhiệm vụ khác của địa phương nên chưa thể kiểm soát được 24/24h trên các đoạn quốc lộ, đường bộ địa phương có xe quá tải lưu thông;

Do hoạt động đã gần 7 năm nên một số bộ cân KTTTX lưu động hay bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế; khó khăn về vị trí mặt bằng đủ điều kiện đặt bàn cân, đủ rộng để dừng xe đảm bảo an toàn (độ bằng phẳng, bề rộng mặt đường…), khi mưa lớn, nắng nóng, nhà, mái che không có, số lượng xe vào cân kiểm tra nhiều, trình độ lực lượng vận hành, quản lý thiết bị cân hạn chế, nên thiết bị hay bị hư hỏng;

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn đang được hoàn thiện, lực lượng chức năng của các Sở GTVT chỉ hoạt động trên đường địa phương và các quốc lộ được ủy quyền quản lý.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //