Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lịch sử rạp chiếu bóng ở Hồ Gươm

Phóng viên - 18/11/2017 | 4:02 (GTM + 7)

VOVGT- Dạo bước quanh khu vực Hồ Gươm có thể dễ dàng tìm lại những dấu tích những câu chuyện về những bộ phim hay rạp chiếu phim ra đời cách đây cả trăm năm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày nay, với sự phát triển rầm rộ của nhiều rạp phim nước ngoài, rạp chiếu phim Quốc gia vẫn đứng vững trong lòng người dân Thủ đô (Ảnh: Trung tâm chiếu phim Quốc gia)

Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, lũ trẻ con nhà quê hay thành phố đều có một niềm vui chung đó là rồng rắn rủ nhau đi xem chiếu bóng. Từ “chiếu bóng” cũng là từ ngữ thường dùng của các thế hệ trước,còn bây giờ, phổ biến là dùng từ chiếu phim, điện ảnh. Cái cảm giác đứng trước bóng tối của màn chiếu phim vừa hồi hộp, sung sướng vừa lo sợ. Giờ đây, ký ức về những lần đi xem chiếu bóng đã qua đi theo dòng thời gian. Nhiều rạp chiếu phim xưa - nay đã đi vào quên lãng.

Với một hình thức giải trí mới mẻ và hiện đại như chiếu bóng thì dù ở giai đoạn lịch sử nào, nó cũng gắn liền với khu vực trung tâm, phát triển nhất của thủ đô. Và đó chính là Hồ Gươm. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ:

Xã hội ngày càng phát triển không ngừng dẫn đến biết bao đổi thay trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hà Nội. Cái mới dần thay thế cái cũ; vẻ hào nhoáng, hiện đại đang che lấp dần đi vẻ cổ kính, xưa cũ vốn đã nhuốm màu thời gian của những ngôi nhà cổ, những rạp chiếu phim cũ. Đạp xe qua những con phố quen, nhìn những rạp chiếu phim xưa lụp xụp, thưa vắng khách, nhiều người không tránh khỏi nao lòng. Trong ký ức của ông Phạm Huy Khang- Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa truyền thống Việt Nam, được lên Bờ Hồ xem chiếu bóng cảm xúc lại bồi hội khó tả .

Ông Khang kể : “Ngày xưa ở Bờ Hồ rất vui là có những cái chiếu bóng đẩy xe thế rồi bỏ tiền vào xong nhìn vào cái lỗ. Đấy là cái xa xưa lắm rồi đó gọi là chiếu bóng Bờ Hồ. Giá thành hồi đó tôi không nhớ cụ thể lắm, năm 1954 hãy còn ở bờ hồ, giá tiền không đáng kể vì cái đó là phục vụ cho trẻ con, cho các học sinh nên nó cũng rẻ thôi, không đáng kể, cái tuổi thơ lạ lắm, lắm khi đi Bờ Hồ để nhớ lại tuổi thơ.”

Những tụ điểm chiếu phim từng một thời làm mưa làm gió, trở thành tụ điểm ưa thích của người dân Hà Thành nay chỉ có vài khách ít ỏi, thậm chí có rạp còn vĩnh viễn không mở cửa trở lại. Cũng dễ hiểu thôi, bởi thời buổi hiện nay, nếu có đi xem phim, các bạn trẻ cũng ưu ái đến những cụm rạp lớn, nổi tiếng với trang thiết bị hiện đại và hệ thống âm thanh tuyệt hảo, mấy ai còn ghé qua những ngôi nhà lụp xụp, với những tấm biển cũ kỹ vương đầy bụi của những rạp chiếu phim cổ. Cứ vậy mà con người dần dần quên lãng đi sự tồn tại của những rạp chiếu phim ấy, và chúng chỉ đơn thuần là một mảnh kí ức còn sót lại trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hà Thành.

Nhiếp ảnh Bùi Hà nhớ lại: “Bây giờ thì nó dễ dàng rồi chứ ngày xưa thì có cái vé đi xem phim là cả một cái sự khó khăn. Chẳng hạn như nhập về một cái phim gì đó thì tất cả các rạp đều chiếu phim đó. Ngày xưa nó là như thế. Kiếm đc cái vé rồi phải mua rồi xếp hàng rất là khó khăn. Vì ngày xưa nói chung giải trí của mình nó cũng nghèo. Mà phim ảnh là cái gần như thu hút mọi người nhất. Đúng là nó rất là độc đáo để cho con ng ta gắn bó đó là cái hồn cốt của dân tộc. Qua xem cái đó diễn ra cảnh làng quê rồi các tích truyện dân gian mình xem rất thích vì thấy gắn bó với quê hương xứ sở những nét truyền thông đó.”

Hồi ức về một không gian bé nhỏ - nơi chỉ có những bộ phim là tiêu điểm - trong rạp chiếu bóng Hà Nội thời xưa sẽ thật khó quên với những ai từng chen chân để mua được một tấm vé, ngồi trong một phòng chiếu với các hàng ghế kê san sát. Chính vì vậy, mỗi khi một rạp chiếu bóng cổ tuyên bố ngừng hoạt động, dù biết là điều tất yếu, nhiều người vẫn thấy luyến tiếc .

Rạp Tháng Tám được coi là một trong những rạp "sang chảnh" nhất thời bấy giờ (Ảnh: Việt Nam mới)

Cuối thập niên 1950, Hà Nội từng có tới gần 20 rạp chiếu thuộc quản lý của nhà nước. Những cái tên như Đại Đồng, Đại Nam, Mê Linh, Kinh Đô, Dân Chủ, Tháng Tám, Kim Đồng, Ngọc Khánh, Bạch Mai, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia… lần lượt xuất hiện trong gần nửa thế kỷ và được ví như thiên đường của những người yêu phim.

Thời kỳ đầu, các phim được chiếu chủ yếu là phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chị Tư Hậu, Chung một dòng sông, Ngày lễ Thánh… hay những bộ phim của Liên Xô, Tiệp Khắc cũ – những nền điện ảnh trong khối Xã hội Chủ nghĩa.

Rạp Tháng Tám và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia được coi là những rạp chiếu "sang chảnh" nhất thời bấy giờ bởi vị trí đẹp, các phòng chiếu lớn. Trong thập niên 1980 - 1990, nhiều bộ phim Ấn Độ, Hồng Công được chiếu liên tiếp nhiều suất mà vẫn bị cháy vé. Thậm chí ở rạp Tháng Tám lúc đó, nhiều người còn chấp nhận xếp hàng qua đêm hoặc mua đắt của phe vé để có thể vào xem một tác phẩm điện ảnh ca nhạc của Bollywood.

>>> Tiệm cắt tóc ở Hồ Gươm

Rạp Khăn Quàng Đỏ ở Cung Thiếu nhi là nơi sinh hoạt thường xuyên của nhiều thế hệ học sinh tiểu học với các phim thiếu nhi, phim hoạt hình. Rạp Ngọc Khánh, hoạt động từ đầu thập niên 1990, vốn là nơi đầu tiên chiếu phim 3D nổi.

Ngày trước, các rạp chiếu bóng không chỉ là nơi kinh doanh mà còn có những hoạt động cộng đồng bổ ích để đưa nghệ thuật thứ bảy đến gần với khán giả thông qua những câu lạc bộ điện ảnh. Nơi đây trở thành điểm hẹn văn hóa khi trình chiếu các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, các phim nghệ thuật châu Âu. Các sinh viên điện ảnh của thập niên 1990 chắc sẽ không thể nào quên cái phòng chiếu cũ được sửa chữa lại nhưng không khí luôn rạo rực trong mỗi buổi chiếu cùng những bộ phim mà trước đó nhiều người chỉ có dịp nghe tên chứ chưa được xem bao giờ.

Trải qua hơn nửa thế kỷ biến động, ba rạp chiếu bóng đình đám thời kỳ sau giải phóng là Đại Đồng – Mê Linh – Kinh Đô vẫn còn tồn tại nhưng dưới một hình hài mới. Đại Đồng trở thành một trung tâm văn hóa của quận Hoàn Kiếm và là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ khiêu vũ quốc tế. Rạp Mê Linh vẫn còn biển và tên gọi nhưng trở thành nơi kinh doanh bar và phòng tập thể hình. Rạp Kinh Đô vào thập niên 1990 trở thành vũ trường và nay là một tổ hợp giải trí.

Trong số những rạp chiếu bóng lâu đời của nhà nước tại Hà Nội, chỉ còn Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vẫn giữ được sức sống hướng đến đúng đối tượng với giá vé vừa phải, trở thành đối thủ đáng gờm của các hệ thống rạp tư nhân.

>>> Trung tâm văn hóa sách Tràng Tiền

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Nhà tôi ở trung tâm thành thị nhưng vị trí nằm trên vùng đất nguyên sơ, khẩn hoang gần như muộn nhất của Sài Gòn.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //