Trước bối cảnh bất ổn của kinh tế thế giới, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, với áp lực lạm phát, Việt Nam có còn dư địa kiểm soát?
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Thông tin trong nước và quốc tế
# Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Liên Bộ Tài chính - Công Thương bảo đảm nguồn cung xăng-dầu cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.
# Còn theo Bộ Tài chính, trong Luật giá (sửa đổi) sắp tới, sẽ bổ sung danh mục “Hàng định giá”, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
# Dự báo, nếu duy trì đà tăng trưởng cao trong quý IV, cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và XNK sẽ vượt mục tiêu đặt ra là tăng 7-8%.
# Bên cạnh đó, XK cà phê năm nay có thể cán mốc 4 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về XK mặt hàng này, sau Brazil.
# Sau quyết định nâng trần lãi suất tiền gửi của NHNN, nhiều NH thương mại đã đồng loạt tăng kịch trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng.
# Với lĩnh vực BĐS, theo CBRE, giá nhà cho thuê tại Hà Nội đang được đẩy cao so với đầu năm; còn phân khúc biệt thự ở TP.HCM lại ế ẩm vì tăng giá gấp 3 lần.
# Sau khi trở thành tân Thủ tướng Anh, ông Rishi Sunak tuyên bố ổn định kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu.
# Và theo thống kê, 80-90% dầu thô của Nga vẫn có thể tiếp tục lưu thông sau ngày 5/12, bất chấp mức áp giá trần của nhóm G7 lên dầu Nga có hiệu lực.
# Báo cáo mới công bố cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý III đã tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
# Còn tại Nhật Bản, sau khi lạm phát đã vượt 3%, Chính phủ nước này đang soạn thảo gói hỗ trợ mới chống lạm phát có thể lên đến hơn 174 tỷ USD.
Kiểm soát lạm phát – linh hoạt chính sách tài khoá và tiền tệ
# Trước bối cảnh bất ổn của kinh tế thế giới, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, với áp lực lạm phát, Việt Nam có còn dư địa kiểm soát?
Với nỗ lực điều hành của Chính phủ, từ đầu năm tới nay, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Trong đó, lạm phát được kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4%, nằm trong mục tiêu đề ra.
Theo ông Hoàng Văn Cường – Uỷ viên Uỷ ban tài chính ngân sách Quốc hội, việc chủ động điều hành linh hoạt các chính sách không chỉ giúp giảm áp lực tâm lý với nhà đầu tư mà còn đảm bảo an toàn nợ công, nợ nước ngoài, tạo dư địa tăng các nguồn lực đầu tư hỗ trợ phục hồi kinh tế:
"Chính sách thực hiện trong thời gian qua là chính sách kiểm soát tiền tệ linh hoạt thận trọng. Thận trọng để giữ được giá trị đồng tiền, đảm bảo cung lượng tiền không vượt quá cầu trên thị trường. Linh hoạt để đảm bảo cho tỉ giá của chúng ta không xa rời với yếu tố thị trường", ông Hoàng Văn Cường cho biết. .
Đáng nói, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng mạnh lãi suất đồng Đô la Mỹ đã có 257 lượt tăng lãi suất ở 90 quốc gia. Hàng loạt các đồng tiền trong khu vực bị mất giá mạnh như yên Nhật giảm hơn 25%, won Hàn quốc giảm trên 17%. Tuy nhiên biến động tỷ giá VN ở quanh mức 4% là mức rất thấp.
Đánh giá các chính sách cũng như chủ trương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với việc kiểm soát lạm phát hiện nay, ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: nhiều khả năng vẫn có thể đạt được mục tiêu lạm phát trung bình dưới 4% bởi hết 9 tháng, lạm phát trung bình mới chỉ 2,2 – 2,3%:
"Chúng ta kết hợp rất nhiều biện pháp để kiểm soát lạm phát: dùng các biện pháp tài khoá như cắt giảm một số loại thuế để giảm giá xăng dầu; sử dụng công cụ chính sách tiền tệ. Việc giữ tương đối ổn định tỷ giá thì làm giảm việc chuyển giá nhập khẩu. Thứ hai là chúng ta nâng một phần lãi suất chính sách, lãi suất huy động để bảo vệ hơn nữa giá trị của đồng nội tệ, cũng như thu hút nguồn tiền vào ngân hàng, qua đó giảm áp lực lạm phát".
Quyết định tăng lãi suất điều hành từ ngày 25/10 của Ngân hàng Nhà nước là bước đi tiếp theo sau khi cơ quan này nâng biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và USD. Theo nhiều chuyên gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ chính sách tiền tệ sẽ góp phần đạt được 2 mục tiêu quan trọng: là bảo đảm giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát.
Nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia: "Nếu không tăng lãi suất thì đồng nghĩa là tự phá giá đồng tiền của mình, điều này ảnh hưởng tới giá nhập khẩu của chúng ta, vì thế, Ngân hàng Trung ương buộc phải tăng lãi suất để tương thích với giá USD, đây là xu hướng chung của các Ngân hàng Trung ương thế giới".
Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Vũ Hồng Thanh cũng lưu ý, đà tăng lạm phát của Việt Nam có độ trễ so với thế giới do Việt Nam mở cửa chậm hơn và phản ứng chính sách trễ hơn. Do đó, lạm phát dự báo sẽ có xu hướng tiếp tục tăng cao và có thể đạt đỉnh vào nửa đầu năm:
"Cần tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng, theo dõi sát tình hình kinh tế diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, phản ứng chính sách của các nền kinh tế lớn, các đối tác thương mại, đầu tư chính, đánh giá nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát để chủ động có giải pháp điều hành phù hợp".
Tới thời điểm này có thể nói lạm phát của Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên áp lực từ giờ tới cuối năm được nhận định là không nhỏ khi những tháng cuối năm một số mặt hàng dự báo sẽ chịu nhiều áp lực tăng giá. Đâu sẽ là những yếu tố quyết định trong kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô? Câu trả lời sẽ có trong bài viết tiếp theo.
Thông tin thị trường chứng khoán
# Tiếp tục nỗ lực phục hồi vào đầu phiên, tuy nhiên cung gia tăng trở lại trong bối cảnh cầu yếu khiến thị trường nhanh chóng lùi lại ở vùng giá thấp. Cho đến khi đóng cửa, chỉ số VNIndex giảm nhẹ 4,34 điểm về còn 993,36 điểm.
# Các nhóm cổ phiếu vẫn đang gặp khó với sắc đỏ bao phủ bao gồm Chứng khoán, Thép-Tôn mạ, Dầu khí. Nhóm Ngân hàng diễn biến khá tích cực hơn thị trường chung khi phân hóa cân bằng và hầu hết các mã đều đóng cửa sát mốc tham chiếu.
# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh trên HOSE về mức rất thấp, chỉ đạt 5,8 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng nhẹ 56,4 tỷ đồng.
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.
Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.
Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.
Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.
Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.