Hà Nội: Đa số quán bia thực hiện nghiêm phòng chống dịch
Phóng viên - 13/05/2021 | 19:22 (GTM + 7)
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 ngày một phức tạp, TP. Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng hoạt động nhà hàng bia, quán bia, bia hơi. Đồng thời giải tỏa ngay các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Ngay trong chiều ngày 11/5, lực lượng chức năng các địa phương của Tp. Hà Nội đã đồng loạt tổ chức kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh bia, quán bia vỉa hè. Tại một số tuyến phố trung tâm của thủ đô, hầu hết, các nhà hàng, quán bia đã tạm dừng hoạt động, dọn dẹp, lau chùi bàn ghế, rửa bát đũa, cốc chén và "đóng cửa" tạm thời sau yêu cầu của thành phố. Nhiều người dân cũng tự ý thức được về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nếu tụ tập quá đông người tại các địa điểm này:
“Cấm uống bia thì cũng giống như các quán cafe, phở, cấm là đúng thôi. Cũng không thể biết được người đối diện mình là ai, F0 hay F1 cho nên là tốt nhất không tụ tập”.
“Ủng hộ chủ trương cấm quán bia vỉa hè để đảm bảo chống dịch được tốt nhất”.
“Quy định của nhà nước thì tất cả mọi người phải chấp hành, cốt là đảm bảo an toàn cho tất cả người dân”.
“Đương nhiên nhà nước nói nói thì mình phải chấp hành, mình sẽ không mở chui, đã có lệnh nghỉ thì phải nghỉ”.
Chị Trần Thị Trang, chủ cửa hàng bia hơi tại đường Hồng Hà (Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, ngay khi nhận được yêu cầu tạm đóng cửa quán bia, chị cùng gia đình đã dọn dẹp, rửa cốc chén, lau chùi bàn ghế... sẵn sàng tạm dừng hoạt động, phòng chống dịch COVID-19.
“Như yêu cầu của TP nhà tôi chỉ bán mang về chứ không bán bia tại chỗ và bán trong nhà. Cả nước phòng chống COVID-19 rất khó khăn thì mình cũng phải chung tay đóng góp để đẩy lùi dịch, nếu mở ra sẽ tràn lan, không biết COVID-19 sẽ bùng phát đến đâu. Cho nên gia đình tôi và người dân cũng chấp hành đầy đủ”, chị Trang cho biết.
Ghi nhận của phóng viên, mặc dù còn tồn tại bất cập khi một số cửa hàng vẫn còn hoạt động sau khi thông báo dừng kinh doanh, nhưng có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các cửa hàng kinh doanh bia, quán bia hơi đã đồng thuận dừng hoạt động.
Chị Nguyễn Thanh Huyền, chủ cửa hàng bia tại đường Trần Phú (Hà Nội) cho biết: “Là người kinh doanh, chúng tôi vẫn lo đến thu nhập hàng ngày; nhưng trước tình hình dịch bệnh, tất cả người dân cả nước đề phòng tránh dịch thì chúng tôi cũng sẽ tuân thủ tất cả chỉ thị, chỉ đạo của TP cũng như của phường, đóng cửa quán để phòng dịch cho bản thân mình và người dân”.
Cũng kể từ khi có thông báo chỉ đạo của TP. Hà Nội, các quận huyện trên địa bàn thủ đô đã tổ chức nhắc nhở, tuyên truyền đến từng cơ sở trong diện tạm dừng đóng cửa để kịp thời nắm bắt và thực hiện. Việc phản ứng nhanh, quyết liệt, hạn chế tụ tập đông người nơi công cộng cũng được coi là yếu tố quan trọng trong phòng chống dịch bệnh lây lan trong thời điểm này.
Thượng uý Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Công an phường Phúc Xá cho biết, lực lượng Công an phường đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng y tế cơ sở ra quân, rà soát tất cả các quán bia hơi, chợ cóc, chợ tạm... trên địa bàn.
Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, lực lượng công an phường Phúc Xá cũng mạnh tay xử lý các trường hợp cố tình vi phạm, tái phạm trong công tác phòng chống dịch. Do đó, cơ bản người dân và các tiểu thương trên địa bàn phường đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của thành phố.
“Ngay sau khi nhận được văn bản của TP, Công an phường đã tham mưu cho UBND phường tổ chức lực lượng triển khai lực lượng tuyên truyền tạm dừng, đóng cửa các quán bia hơi, hàng quán lấn chiếm lòng đường vỉa hè để đảm bảo công tác giãn cách phòng chống dịch bệnh.
Với đặc thù địa bàn là người lao động, với nghề chính là bán hàng, kinh doanh tại gia đình. Vậy nên phòng chống COVID-19 sẽ tổ chức tuyên truyền sau đó mới có biện pháp cứng rắn hơn nếu như cơ sở chưa chấp hành”, Thượng uý Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Bên cạnh tạm dừng kinh doanh nhà hàng bia, bia hơi, chợ tạm, chợ cóc, UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu người không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử.
Đây được xem là quyết định hết sức đúng đắn của UBND TP. Hà Nội trong thời điểm dịch COVID-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp.
---
Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.
Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.
Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.
Tối 26/12/2024, chuyến tàu mang số hiệu 1700 xuất phát từ ga Bến xe Suối Tiên đi về ga Bến Thành, lúc 18g30 tàu dừng tại ga Ba Son. Trong lúc kiểm tra bộ phận điều khiển tàu nhận thấy có một vài chi tiết trong tín hiệu chưa đúng theo quy trình vận hành và chỉ dẫn kỹ thuật.
Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.