Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông thông minh: Tiêu chuẩn chưa có, xây dựng tù mù

Phóng viên - 28/10/2020 | 6:02 (GTM + 7)

Với các đặc trưng về địa bàn, đường sá và đặc thù giao thông khác nhau của mỗi địa phương, nếu không có khung tiêu chuẩn chung của cả nước làm căn cứ để các địa phương xây dựng phát triển thì quá trình xây dựng giao thông thông minh sẽ rất tù mù, khó đạt

Tuy nhiên, việc chậm ban hành khung kiến trúc hệ thống ITS- tiêu chuẩn chung được áp dụng thống nhất giữa các địa phương trên cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai xây dựng hệ thống giao thông thông minh

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Để xây dựng giao thông thông minh, những năm qua, Hà Nội đã tích cực ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành giao thông như lắp đặt camera giao thông tại nhiều nút giao thông trọng điểm và truyền dữ liệu về Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của hệ thống xe bus, triển khai phần mềm trong quản lý kết cấu giao thông và đang tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống bản đồ kỹ thuật số, hiển thị tình trạng giao thông theo thời gian thực.

Còn tại Tp.HCM, hơn 700 camera được lắp đặt tại các khu vực giao thông trọng yếu, thực hiện điều khiển giao thông theo 36 kịch bản. Trên một số tuyến đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu ở khu vực trung tâm, các phương tiện có thể đi với vận tốc khoảng 40km/h mà không phải dừng đèn đỏ, lực lượng CSGT không phải ứng trực thường xuyên trên đường.

Ngoài ra, người tham gia giao thông có thể theo dõi thông tin về tình hình giao thông tại 67 bảng điện tử để lựa chọn lộ trình phù hợp. Ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quản lý và điều hành giao thông là xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại, và được người dân rất quan tâm, mong đợi:

"Công nghệ giao thông thông minh (ITS) đã được nhiều quốc gia phát triển áp dụng. Hiệu quả rất rõ, tăng cường đáng kể trật tự, an toàn giao thông, cũng như sự tiện lợi cho người sử dụng".

"Đây là một xu hướng tất yếu vì xã hội ngày càng văn minh. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại càng cần thiết, là một hướng tới phát triển thành phố thông minh".

"Cái camera khá tiện, người dân nếu có vi phạm có thể phạt nguội hoặc có thể check cam đối với những trường hợp TNGT".

"Mình không biết những thông tin về xe bus nên những bảng thông tin như thế này rất hữu ích đối với mình".

Không thể phủ nhận những lợi ích mang lại của hệ thống giao thông minh, nhưng các đô thị lại đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Đặc biệt là việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị khác nhau trong cùng địa phương, giữa các địa phương với nhau và giữa địa phương và các bộ, ngành rất khó thực hiện là do nền tảng công nghệ không có sự tương thích. 

Trong khi đó, đây là lĩnh vực mới, lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam, nhưng lại chưa có Tiêu chuẩn khung kiến trúc về hệ thống ITS được ban hành nên các đô thị phải loay hoay, tự tìm hướng giải quyết. 

Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn, Giảng viên trường Đại học giao thông vận tải phân tích, khung kiến trúc hệ thống ITS là một khung tiêu chuẩn chung cho các địa phương khi triển khai các hợp phần về ITS. Hệ thống này sẽ đảm bảo sự tích hợp về mặt chức năng, kỹ thuật và thể chế giữa các địa phương, các Bộ, ngành và các lĩnh vực khác nhau. Theo ông Tuấn, việc chậm hay không ban hành Khung tiêu chuẩn ITS có thể gây ra một số tác động:

"Ứng dụng ITS rất rộng, có hàng chục hệ thống ứng dụng ITS khác nhau. Nếu mà không có khung kiến trúc đó và thành phố tự triển khai theo khung kiến trúc riêng của mình thì có thể không được tích hợp, không phát huy hiệu quả. Việc mà chậm ban hành  khung kiến trúc gây khó khăn trong việc định hướng phát triển hệ thống ITS của từng địa phương".

Tại hội thảo về giao thông thông minh mới đây, ông Trần Quang  Lâm, Giám đốc Sở GTVT Tp.HCM chia sẻ, ngoài khó khăn trong việc nguồn nhân lực có kinh nghiệm xây dựng hệ thống ITS, thì việc thiếu khung kiến trúc chung, cản trở quá trình phát triển hệ thống ITS của thành phố trong giai đoạn tiếp theo:

"Cái khung tiêu chuẩn kiến trúc của nước ta đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có đâu. Hiện nay chúng tôi cũng đang rất cần một khung kiến trúc và các tiêu chuẩn kỹ thuật và Bộ Giao thông vận tải cũng đang nghiên cứu nhưng hiện nay cũng mong muốn luật sớm ban hành cái này".

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương, TS Lê Văn Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ sớm hoàn chỉnh các quy định có liên quan. Theo ông Dương, trước mắt,các địa phương cũng có thể tham khảo một số tiêu chuẩn, quy định:

"Thứ nhất hiện nay đang có những lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng Thông tư 18 quy định, các dự án có thể áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài. Năm 2020, lĩnh vực giao thông thông minh, Bộ KHCN đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam 12836, hệ thống giao thông thông minh, kiến trúc mô hình tham chiếu cho giao thông thông minh  do Bộ KHCN ban hành, do các bộ chuyên ngành xây dựng".

Hệ thống kết nối các phương tiện tham gia giao thông

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quản lý và điều hành giao thông là giải pháp rất quan trọng để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo tiện ích cho người dân, tiết kiệm và hiệu quả cho xã hội.

Tuy nhiên, với các đặc trưng về địa bàn, đường sá và đặc thù giao thông khác nhau của mỗi địa phương, nếu không có khung tiêu chuẩn chung của cả nước làm căn cứ để các địa phương xây dựng phát triển hệ thống ITS của mình thì quá trình xây dựng giao thông thông minh sẽ rất tù mù, khó đạt hiệu quả.

Đây cũng là góc nhìn của Kệnh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Hệ thống ITS, thiếu “khung tiêu chuẩn”, bao giờ mới thông minh?

Không phải công nghệ, cũng không phải vấn đề đầu tư, mà cái đáng bàn nhất hiện nay của xây dựng giao thông thông minh ở Việt Nam là đang thiếu Khung kiến trúc hệ thống giao thông thông minh- một khung thống nhất làm cơ sở cho cho việc lập kế hoạch, xây dựng và triển khai ITS ở các địa phương và trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam.

Mặc dù từ năm 2016, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu, xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về Khung kiến trúc ITS nhưng việc chậm ban hành đã khiến các đô thị phải tự mình “mò mẫm” xây dựng những khung kiến trúc ITS riêng, mà không chắc chắn, liệu nó có đáp ứng khung tiêu chuẩn chung của quốc gia sau này. 

Hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam hiện nay được phân cấp thành nhiều loại đường: từ đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị đến đường huyện, đường xã…. Việc ban hành một khung kiến trúc sẽ đảm bảo tính tổng thể, toàn diện cho tất cả các loại đường và các khu vực của mạng lưới giao thông của nước ta. 

Trong số hơn 30 địa phương đặt mục tiêu phát triển đô thị thông minh, trong đó một số đô thị đã và đang xây dựng, phát triển một số hợp phần của hệ thống ITS tùy theo điều kiện giao thông thực tế của địa phương.

Nếu có một khung tiêu chuẩn chung về giao thông thông minh, trong quá trình xây dựng hệ thống ITS, các địa phương có thể triển khai một số hợp phần nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết, hài hòa khi được tích hợp vào một hệ thống chung. 

Hiện nay, mỗi đô thị lại có sự lựa chọn các nhà cung cấp về dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ thanh toán, vận tải khác nhau. Nếu không có khung tiêu chuẩn chung, sẽ khó đảm bảo tự tương thích về mặt kỹ thuật, đặc biệt là sự tương thích giữa các phần mềm, phần cứng của các nhà cung cấp khác nhau, gây khó khăn, bất tiện cho người sử dụng.  

Hệ thống thu phí không dừng thông minh
Hệ thống thu phí không dừng thông minh

Đơn cử, thẻ thu phí không dừng nếu chỉ sử dụng được trên một vài tuyến đường cao tốc, người tham gia giao thông sẽ vẫn phải dừng chờ mua vé khi đến một số địa phương, sẽ làm chậm dòng phương tiện, gây ùn tắc giao thông và giảm hiệu quả của hình thức thanh toán điện tử.

Mục tiêu của hệ thống  ITS là phục vụ cho việc sử dụng dữ liệu phân tích và đưa ra những chính sách quản lý và phát triển giao thông phù hợp. Trong khi đó, lĩnh vực giao thông liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị và bộ ngành khác nhau.

Nếu có bộ khung tiêu chuẩn chung đảm bảo sự tích hợp về thể chế, có thể giúp các bộ ngành, các địa phương có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau. Đây là yếu tố then chốt để hệ thống giao thông trở nên “thông minh”.

Khung kiến trúc ITS là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam. Thế nhưng, đến nay sau 4 năm, Bộ Khoa học công nghệ mới ban hành Tiêu chuẩn 12836, nhiều địa phương, doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Một hệ thống giao thông sẽ khó trở thành “ thông minh” nếu các địa phương, các Bộ ngành không thể tận dụng những dữ liệu của nhau để xây dựng lên một hệ sinh thái giao thông an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người tham gia giao thông.

Bởi vậy, nếu muốn phát triển một hệ thống giao thông thông minh đồng bộ, tích hợp trên cả nước, các cơ quan quản lý giao thông cần phải đẩy nhanh việc ban hành những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật để các nhà công nghệ cung cấp những nền tảng công nghệ phù hợp, các địa phương căn cứ vào đó để xây dựng hệ thống ITS cho riêng mình nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý giao thông chung của cả nước.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

// //