Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tại ĐBSCL

Phóng viên - 01/02/2021 | 6:01 (GTM + 7)

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản tại khu vực đã mang về nguồn thu lớn cho kinh tế nước nhà cũng như phát triển kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, những phế phẩm, chất thải từ nuôi trồng – chế biến thủy sản có nhiều nguy cơ

Người dân xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông. Ảnh: Báo Nhân dân

Những dòng kênh đen đặc, bốc lên mùi hôi khó chịu, những mảng chất bẩn vàng ố trôi trên mặt nước… Đó là những gì được ghi nhận tại một số khu vực tập trung các ao nuôi tôm nhưng thiếu biện pháp xử lý nguồn nước thải.

Một hộ dân ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cho biết, mấy năm nay đã phải “sống chung” với tình trạng này. Theo đó, nhà ông có một số ao nuôi tôm theo phương thức quảng canh. Nuôi theo mô hình này, ông không phải tốn nhiều công chăm sóc, cũng đỡ áp lực phần chi phí thức ăn cho tôm, môi trường (đặc biệt là nguồn nước) vẫn giữ được tính ổn định, sạch sẽ.

Nhưng từ khi rộ lên mô hình nuôi tôm công nghiệp, câu chuyện môi trường lại trở thành vấn đề nan giải tại địa phương. Mặc dù nuôi tôm công nghiệp cho năng suất cao nhưng do dư lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản nên nước thải khá nặng mùi và lẫn tạp chất.

Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải không được đảm bảo nên sông rạch và người dân xung quanh phải hứng chịu.

Nuôi công nghệ cao rồi chất thải đố xuống kênh, mà kênh khép kín. Thay nước thải thẳng ra luôn. Chất thải tôm ra nhiều lắm, chất thải đó ra thì mình đâu có lấy nước vô được. Mình không thay nước được thì con tôm không lớn. Nhiều khi nước vào trong các hồ nuôi ở gần, chết tôm trong hồ mình. 

Đó là một trường hợp được ghi nhận trong quá trình nuôi trồng thủy sản, còn riêng với quá trình chế biến, đây cũng là một trong những vấn đề gây đau đầu cho ngành chức năng trong việc kiểm soát ô nhiễm.

Nhìn nhận khách quan, quy trình chế biến nói chung cũng như chế biến thủy sản nói riêng rất được chú trọng, tạo điều kiện phát triển, bởi đây là định hướng giúp nâng cao giá trị sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nhiều công ty chế biến được thành lập với đầy đủ điều kiện đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chí bảo vệ môi trường, xử lý nước thải,… Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, không phải công ty nào cũng tuân thủ các yêu cầu này.

Vừa qua, vào cuối tháng 12/2020, tại Cà Mau, một công ty chế biến bột cá tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến 120 triệu đồng do có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng không vận hành.

Điều này vừa phản ánh thực trạng đang diễn ra tại một số công ty chế biến thủy sản, vừa khẳng định sự kiên quyết trong công tác xử lý của cơ quan chức năng, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trước ảnh hưởng từ chất thải của hoạt động chế biến thủy sản.

Tuy nhiên, qua quá trình tuyên truyền, phổ biến các quy định, cũng như chia sẻ thông tin về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại khu vực sản xuất, kinh doanh, cũng có những tín hiệu lạc quan, đáng ghi nhận.

Như chia sẻ của chị Bùi Thị Hòa, tiểu thương nhiều năm buôn bán tại chợ đầu mối Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp:

Thủy sản thì nằm riêng chợ thủy sản, nước cũng sạch sẽ lắm. Ý thức của mỗi người với ban quản lý chợ cũng có để tấm bảng vệ sinh cho an toàn, hướng dẫn cho mình. 5 giờ chiều, mình dẹp lại hết để có đội vệ sinh, mình để gọn gàng, vệ sinh cho sạch. 

Nhìn chung, có những điểm sáng cần được ghi nhận, nhưng cũng có những áp lực về ô nhiễm môi trường cần được đánh giá khách quan.

Nhất là với hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản, rất cần những giải pháp căn cơ để xử lý nguồn chất thải. 

Nguyễn Phương Khánh, Huỳnh Hoàng Khang, Chung Mỹ Phúc cùng xây dựng dự án Biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học”

Biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học

Cũng liên quan đến vấn đề ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản, chàng trai Nguyễn Phương Khánh – đến từ huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, sinh viên khóa 2016 ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, trường Đại học Trà Vinh đã cùng 2 người bạn là Huỳnh Hoàng Khang và Chung Mỹ Phúc (học cùng trường) xây dựng dự án “Biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học”.

Dự án đã xuất sắc đạt giải Nhất - Phần thi ý tưởng – Cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2020; giải Nhì cuộc thi Hult Prize được tổ chức tại Trường ĐH Trà Vinh; là 1 trong 2 dự án sinh viên Trường ĐH Trà Vinh lọt vào top 15 vòng thuyết trình cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020 tại Cần Thơ.

VOVGT đã có cuộc trò chuyện với bạn Nguyễn Phương Khánh về dự án này:

PV: Động lực nào đã thôi thúc Khánh và những người bạn cùng lập nhóm để thực hiện ý tưởng biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học?

Bạn Nguyễn Phương Khánh: Nói về động lực để em hình thành ý tưởng này, ở quê em thì đa số người dân sinh sống bằng nghề nuôi tôm.

Phần lớn vỏ tôm khi tôm lột xác thì người dân không tận dụng để làm gì và cũng không có công ty hay đơn vị nào thu gom, xử lý. Cho nên người dân chỉ đổ xung quanh các ao, các con kênh gần nhà.

Chính vì thế, dẫn đến ô nhiễm, thu hút ruồi muỗi, dẫn đến mết vệ sinh môi trường sống của các hộ dân xung quanh. Cho nên, em tìm hiểu thông tin và hình thành nên ý tưởng biến vỏ tôm thành nhựa sinh học.

Khi trình bày ý tưởng này trong câu lạc bộ thì em đã tìm kiếm được bạn Khang và bạn Phúc, hai bạn có hứng thú với ý tưởng của em nên em đã  hình thành nên nhóm thực hiện dự án và tham gia các cuộc thi. 

PV: Bạn có thể mô tả khái quát về quá trình biến vỏ tôm cua thành nhựa sinh học?

Bạn Nguyễn Phương Khánh: Đầu tiên, mình sẽ thu gom vỏ tôm, sau đó nghiền nhỏ, dùng hóa chất để loại bỏ tạp chất có trong vỏ tôm.

Sau đó, phối trộn với tinh bột và một số chất phụ gia khác. Cuối cùng, mình đem hỗn hợp này đi “đùn” thì sẽ ra sản phẩm mình mong muốn theo khuôn đã chuẩn bị.

Hiện tại, có một số sản phẩm em đã “đùn” ra được như ống hút, ly, khay nhựa. Máy đùn này dựa trên nguyên lý là mình sẽ đổ hỗn hợp vào, sau đó gia nhiệt và nhựa này sẽ nóng chảy ra.

Sau đó, mình sẽ dùng cái trục để đẩy lượng nhựa này phun ra ngoài. Ở ngoài sẽ có cái khuôn, ví dụ như ống hút thì sẽ ra hình ống hút. Sau đó, mình sẽ làm lạnh để ống hút trở lại dạng rắn.

PV: Bạn tự đánh giá ra sao về khả năng ứng dụng ý tưởng này vào trong đời sống?

Bạn Nguyễn Phương Khánh: Theo như em thấy, khả năng ứng dụng sản phẩm này vào đời sống rất cao, bởi vì nhựa này là nhựa sinh học, sẽ không tiết ra hạt vi nhựa giống như nhựa truyền thống hoặc nhựa tự hủy. Nó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giải quyết được lượng vỏ tôm gây ô nhiễm môi trường, tạo được sản phẩm khác thay thế nhựa truyền thống, từ đó hạn chế rác thải nhựa.

PV: Trong tương lai, nhóm của bạn có định cải tiến thêm ý tưởng này hay đang ấp ủ cho mình ý tưởng nào khác?

Bạn Nguyễn Phương Khánh: Em có một số ý tưởng liên quan đến sản phẩm. Ví dụ hôm trước, em có xem một tin tức là mỗi ngày trẻ em có thể nuốt đến hàng triệu hạt vi nhựa từ bình sữa.

Cho nên sắp tới, em sẽ làm một số sản phẩm như bình sữa để cải thiện được vấn đề đó.

PV: Cảm ơn Khánh và chúc cho dự án của các bạn sẽ được cải tiến nhiều hơn, phát huy lợi ích vì môi trường!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //