Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Du lịch ĐBSCL: Cần thay đổi tư duy để bứt tốc

Thanh Phê - 05/05/2023 | 14:05 (GTM + 7)

Chỉ tính riêng những tháng đầu năm, số lượt khách tham quan du lịch ĐBSCL tăng 61%, tổng doanh thu tăng 116% so với cùng kỳ. Thế nhưng, để ngành công nghiệp không khói này phát triển mạnh, bền vững thì đầu tiên người làm du lịch trong vùng cần phải thay đổi tư duy.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, vừa qua lượng khách du lịch đến với các địa phương ĐBSCL tăng mạnh, doanh thu từ du lịch cũng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Bởi không chỉ tận dụng được thế mạnh là vùng miền Tây sông nước hữu tình, cây trái xum xuê mà ở đó còn có nét đặc trưng của các làng nghề, di tích lịch sử, văn hóa cùng với đa dạng các lễ hội.

Lễ hội xoài Đồng Tháp đã thu hút 150 ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Tỉnh Cà Mau cũng thu hút hơn 87,6 ngàn lượt du khách đến tham quan, vui chơi giải trí (tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái). Đó là kết quả của việc đổi mới sản phẩm du lịch địa phương và sự ra đời của đường bay thương mại đầu tiên từ Hà Nội đến Cà Mau.

Nhưng ấn tượng nhất là thành phố Cần Thơ  đón gần 1 triệu lượt khách. Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm thu hút khách du lịch như: Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ X; Liên hoan Đờn ca tài tử TP Cần Thơ lần thứ IX; Lễ hội khinh khí cầu. Đặc biệt, ngày 25-4, đường bay thẳng Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh) chính thức hoạt động, giúp du khách dễ dàng đến với các địa phương ĐBSCL tham quan, du lịch trong dịp lễ.

Du lịch đang tự làm mới mình dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương để vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Trong đó, du lịch cộng đồng là hướng đi mà nhiều địa phương ở ĐBSCL đang làm. “Cùng nhau làm du lịch” là hội quán đầu tiên trong tổng số 60 hội quán của tỉnh Đồng Tháp chuyên về du lịch. 34 thành viên là 34 sản phẩm du lịch để níu chân du khách.

Anh Trần Anh Điền, thành viên Hội quán, chia sẻ: Qua Hội quán người ta chia sẻ được với nhau về kinh nghiệm quản trị. Cái thứ hai, đó là chia sẻ về khách hàng. Thứ ba chia sẻ về những cái giá trị, tức là mỗi điểm như vậy cố gắng tạo cho mình một giá trị, một thế mạnh riêng.

Khuôn khổ Lễ hội Xoài sẽ tổ chức các cuộc Famtrip kết nối các tour tuyến du lịch đến các vùng trồng xoài.

Khuôn khổ Lễ hội Xoài sẽ tổ chức các cuộc Famtrip kết nối các tour tuyến du lịch đến các vùng trồng xoài.

Ngay từ khi ra đời, các thành viên xác định, phải gắn kết và chia sẻ lợi ích của dịch vụ mình với cộng đồng, tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ông Trần Thanh Hùng, Chủ nhiệm Hội quán “Cùng nhau làm du lịch” và cũng là chủ homestay Ngôi nhà Hoa Ếch, cho biết, hội quán là tâm huyết của anh em làm du lịch địa phương. Đây không chỉ là sản phẩm kinh tế mà xa hơn còn gửi gắm khát vọng khẳng định thương hiệu du lịch Đồng Tháp đất sen hồng.

Ông Hùng cho biết thêm: Xây dựng theo tiêu chí 3 cùng. Cùng xây dựng, cùng quản trị và cùng thụ hưởng. Tất cả các khu, điểm sau khi họ hiểu được mục đích xây dựng mỗi nhà một sản phẩm tránh trùng lặp sản phẩm lẫn nhau và không tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh với nhau. Qua các kỳ sinh hoạt thì anh em sẽ có một sự góp ý chân tình, thẳng thắn với nhau. Khi xảy ra vấn đề gì là chúng ta đã có sự chấn chỉnh, chỉnh chu ngay từ lúc còn nhỏ.

Nhận xét về cách làm du lịch này, bà Lê Hiền Hòa, Phó trưởng phòng Phòng quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ: Cùng làm du lịch trên một địa bàn nhưng mà lại có một điểm nổi bật là luôn đoàn kết, gắn bó, luôn hỗ trợ với nhau, kết nối với nhau. Ông này sẵn sàng quảng bá, giới thiệu cho khách về cái điểm của ông kia. Kết nối liên hoàn như vậy đó. Làm du lịch vừa phát triển du lịch vừa tìm kiếm ra những giải pháp du lịch, thu hút khách cho cả một địa phương chứ không phải thu hút khách chỉ riêng cái khu điểm của mình.

Trong khi đó, nằm ở vị trí khá đặc biệt giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long sở hữu lợi thế địa lý và tài nguyên nhân văn rất phong phú. Địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch homestay - du lịch gắn với trải nghiệm về những nét sinh hoạt độc đáo của người dân địa phương. 

Chị Nguyễn Thị Đoan Trâm, Quản lý nhân sự trang trại Somo Farm Cửu Long cho biết: Khách đến đây sẽ có nhiều trải nghiệm đặc biệt, đó là việc tham gia trực tiếp việc trồng trọt, chăn nuôi tại trang trại. Những sản phẩm trồng được, mình bắt được trong vườn sẽ đem đến nhà hàng và được phục vụ tại bàn luôn.

Ngành Du lịch Vĩnh Long đang tập trung thực hiện Đề án về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù với 4 sản phẩm du lịch là: Du lịch homestay, Du lịch nông nghiệp, Du lịch làng nghề, Du lịch văn hóa. Theo Sở VH-TT&DL Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có 27 homestay, 8 khu điểm du lịch và 20 điểm vườn.

Ông Nguyễn Trọng Tín, Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở VH-TT&DL cho biết: Nhìn chung các cơ sở đều có sự chỉnh trang cơ sở của mình. Đồng thời trong tư thế đón khách, chỉnh trang lại khu vực trò chơi, cũng như cảnh quan môi trường xung quanh, qua đó tôi nghĩ vừa thu hút vừa quảng bá, qua đó khách thấy được nét đẹp, nét độc đáo, khách sẽ đến khu tham quan nhiều hơn.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển", diễn ra vào ngày 15/3 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu du lịch "Cần chuyển từ "cung cấp cái mình có" sang "cung cấp dịch vụ và sản phẩm mà khách hàng cần"; phát triển ngành du lịch nhanh, bền vững, từ du lịch "một mùa" sang hấp dẫn khách du lịch quay trở lại nhiều lần, cảm nhận được sự an toàn, lành mạnh, mến khách", Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh:

- Chúng ta, tất cả điều phải chung tay, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn rồi trách nhiệm của mỗi chủ thể, trong đó có Chính phủ, các Bộ các ngành, có các địa phương, có các Hiệp hội, có các doanh nghiệp và có cả người dân, chúng ta chung sức, đồng lòng chúng ta xây dựng và phát triển ngành du lịch thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo văn minh, hiện đại, hội nhập nhưng mà bền vững, hiệu quả, sản phẩm thì đặc sắc, dịch vụ thì chuyên nghiệp, thủ tục thuận tiện, đơn giản, giá cả cạnh tranh, môi trường vệ sinh sạch đẹp, điểm đến phải an toàn, văn minh, lành mạnh, thân thiện. 

Mục tiêu đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47 - 50 triệu lượt, du lịch đóng góp khoảng 14 - 15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.

Cần thay đổi tư duy để bứt tốc

Để vùng đất chín Rồng trở thành điểm đến hấp dẫn, nhiều chuyên gia cho rằng các địa phương cần tăng cường hoạt động kết nối, liên kết với các vùng trong cả nước, đặc biệt với Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó giúp đa dạng sản phẩm du lịch, kết nối các chuỗi cung ứng dịch vụ từ Thành phố Hồ Chí Minh đến ĐBSCL để hút khách, đặc biệt là khách quốc tế. 

ĐBSCL nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây của cả nước. Cảnh quan sinh thái đặc trưng đồng bằng, biển đảo; sông nước hữu tình; cây trái bốn mùa trĩu quả; môi trường sống trong lành; con người hiền hòa, thân thiện; lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tính cạnh tranh chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Phát triển du lịch ở một số địa phương còn tình trạng "mạnh ai nấy làm", chưa được kết nối một cách tổng thể dưới góc độ của vùng. Từ đó, tốc độ phát triển du lịch ở ĐBSCL còn rất khiêm tốn so với các vùng du lịch khác trong cả nước.

Du lịch là ngành đòi hỏi sự tinh tế, và phải tự làm mới mình nếu muốn tồn tại và đi xa trong nền kinh tế thị trường mà du lịch đang là lợi thế của nhiều địa phương. Câu chuyện “mạnh ai nấy làm”, để kéo nhiều khách về phía mình dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng.

Làm du lịch không chỉ tạo ra sản phẩm để bán mà trong mỗi sản phẩm đó còn phải có cái hồn và cảm xúc, phải tạo ra sự khác biệt, mới mẻ để khi khách đến cảm nhận được những điều đặc biệt. “ Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau", các tỉnh trong vùng ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh đã bắt tay nhau liên kết, chia sẻ, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch trải nghiệm... Và chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL dù được triển khai chưa lâu nhưng đã mang về trái ngọt.

Thống kê sơ bộ cho thấy, đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tỉnh, thành ĐBSCL hình thành và công bố 3 trục tuyến du lịch liên kết để hoàn thiện sản phẩm, gồm: tuyến "Những nẻo đường phù sa" kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, tuyến "Non nước hữu tình" kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh và tuyến "Sắc màu vùng biên" kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch lữ hành của Thành phố Hồ Chí Minh còn xây dựng hơn 70 chương trình từ thành phố đến các tỉnh, thành ĐBSCL. Những chương trình này đã được giới thiệu, quảng bá tới du khách trong và ngoài nước. Các địa phương và doanh nghiệp đang tiếp tục khảo sát, xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới.

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành "công nghiệp không khói", do vậy, phát triển du lịch là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội; phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo đó là chuyển từ "cung cấp cái mình có" sang "cung cấp điều khách hàng cần"; từ du lịch "một mùa", sang du lịch quanh năm; phát triển du lịch theo hướng an toàn, xanh, sạch, văn minh, hiện đại, hấp dẫn, đề cao văn hóa du lịch Việt Nam; phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở tận dụng, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, truyền thống, vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam. 

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //