Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự án cao tốc Bắc-Nam lại đối diện nỗi lo nguồn vật liệu xây dựng

Theo TTXVN - 16/02/2023 | 15:41 (GTM + 7)

Với một số dự án cao tốc Bắc-Nam, nguồn vật liệu khai thác, cung ứng theo giấy phép như hiện nay chưa đáp ứng theo tiến độ thi công, ảnh hưởng tiến độ công trình.

Nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 bắt đầu đối diện nỗi lo về nguồn vật liệu thi công. Nếu cơ quan Nhà nước không có giải pháp quyết liệt và tháo gỡ khó khăn trước mắt, công trình này sẽ bị ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành.

Theo thống kê của Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải), tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 từ tỉnh Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần khoảng 17,1 triệu m3 đá; khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp.

Một số dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 lại đối diện nỗi lo nguồn vật liệu xây dựng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Một số dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 lại đối diện nỗi lo nguồn vật liệu xây dựng. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Với nguồn trữ lượng này, theo đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng, các mỏ đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ dự án nhưng về khả năng khai thác, cung ứng vật liệu theo giấy phép khai thác như hiện nay chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của các dự án.

Dẫn chứng, với tổng công suất cát khai thác hiện nay (khoảng 1,76 triệu m3/năm) và tính nhu cầu cát cho thời gian thi công 1,5 năm, các mỏ đang khai thác còn thiếu khoảng 1,9 triệu m3, trong đó nhiều nhất là tỉnh Quảng Bình thiếu 1 triệu m3. Công suất đá khai thác khoảng 6,4 triệu m3/năm, lượng đá còn thiếu khoảng 7,5 triệu m3, trong đó Hà Tĩnh thiếu 1,4 triệu m3, Quảng Bình thiếu 1,56 triệu m3.

Riêng dự án cao tốc đoạn Cần Thơ-Hậu Giang và Hậu Giang-Cà Mau, theo khảo sát, tổng trữ lượng các mỏ trong quy hoạch khoảng hơn 215 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ; tỉnh Đồng Tháp 33,57 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Vĩnh Long 42,3 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Sóc Trăng 85 triệu m3. Tuy nhiên, đối với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất. Với nhu cầu vật liệu cát khoảng 18,5 triệu m3 dành cho dự án cao tốc này, hiện công suất khai thác của 24 mỏ chỉ rơi vào khoảng 6,17 triệu m3/năm.

Mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho rằng các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triển khai do chưa rõ thủ tục thu hồi đất.

Là nhà thầu thi công 24km đường gói thầu XL2 dự án cao tốc Vũng Áng-Bùng, theo tính toán của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành, công tác xử lý nền đất yếu (khoảng 4-5km) tại gói thầu sẽ cần khoảng gần 1 triệu m3 cát trong năm 2023.

“Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, khối lượng đáp ứng thực tế tại địa phương chỉ được khoảng 20-30%. Tại Quảng Bình, mỏ cát rất dồi dào nhưng công suất khai thác rất nhỏ, mỗi năm chỉ được 20.000-30.000m3. Để dự án đảm bảo được tiến độ, công suất các mỏ cát, đá hiện hữu cần được nâng lên gấp 3-5 lần hiện tại,” đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành kiến nghị.

Đề xuất giải pháp xử lý các vướng mắc trên, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ đề nghị các tỉnh khẩn trương bổ sung quy hoạch các mỏ đất, mỏ cát chưa có trong quy hoạch để triển khai các thủ tục cần thiết, sẵn sàng cho nhà thầu khai thác khi triển khai dự án; hỗ trợ trong công tác thăm dò, khảo sát các mỏ; tăng công suất khai thác, mở thêm các mỏ mới...

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt các thủ tục đối với các mỏ khai thác mới (thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất hay thực hiện theo hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất); rà soát lại quy hoạch mỏ cát sông trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm nguồn cung cấp cho các dự án./.

Tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương phải thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu (chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục đối với mỏ cấp sai); xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng găm giá, liên kết với nhau để nâng giá làm ảnh hưởng thi công dự án. 

Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cần rà soát, nâng công suất các mỏ cát phục vụ trực tiếp xây dựng các tuyến đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng đủ về khối lượng, tiến độ và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ cát mới. 

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác đánh giá việc sử dụng cát biển cho đường bộ cao tốc theo nguyên tắc làm nhanh nhưng bảo đảm tính khoa học và an toàn môi trường.

Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Trong tháng 7/2024, đã ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên xe cấp cứu

Xe cấp cứu có quyền ưu tiên khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Tuy vậy, con đường tới chỗ bệnh nhân và đưa họ tới bệnh viện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, mới đây đảo quốc Singapore thử nghiệm hệ thống ưu tiên giao thông cho xe cấp cứu nhằm giảm thời gian di chuyển của phương tiện này.

// //