Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đốt pháo nổ trái phép: Đi tìm phong vị Tết hay cố tình vi phạm pháp luật?

Phóng viên - 03/03/2021 | 7:42 (GTM + 7)

Trong dịp tết, số vụ mua bán, sử dụng trái phép pháo nổ tăng đột biến; hệ lụy tiêu cực là rất lớn cho sức khỏe lẫn tình hình an ninh trật tự.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Mặc dù nhà nước đã có lệnh cấm đốt pháo nổ từ lâu, tuy nhiên, trong dịp tết Tân Sửu vừa qua, tình trạng đốt pháo vẫn diễn ra ở khắp nơi. Thực tế đã cho thấy, số lượng ca cấp cứu liên quan đến tai nạn pháo nổ tăng trong dịp tết vừa qua.

Các tỉnh thành cũng phát hiện và xử phạt rất nhiều trường hợp mua bán, tàng trữ và sử dụng pháo nổ trái phép trước trong và sau Tết. Phải chăng, chế tài xử phạt chưa thực sự nghiêm khắc?

Đốt pháo ở huyện Đô Lương, Nghệ An trong đêm giao thừa -
Đốt pháo ở huyện Đô Lương, Nghệ An trong đêm giao thừa. Ảnh: Tuổi trẻ

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (thuộc Bộ Y tế), chỉ trong 3 ngày (30, mồng 1 và mồng 2 Tết Tân Sửu), cả nước có  321 trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Ngoài ra, hàng ngàn trường hợp đốt pháo trái phép bị phát hiện và xử lý.

Tại TP.HCM, trong dịp tết Tân Sửu, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản xử lý hành chính 7 vụ với 7 người mua bán, tàng trữ pháo trái phép. Phát hiện và xử lý 68 vụ với 74 người đốt pháo trái phép, thu giữ khoảng 200kg pháo các loại.

Sống tại hẻm nhỏ trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), anh Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ sự lo lắng về tình trạng đốt pháo. Theo anh Tuấn, chỉ ít phút sau giao thừa của Tết Tân Sửu, không chỉ một mà nhiều người, đem pháo lên sân thượng để đốt và là loại pháo nổ mà nhà nước cấm. Hẻm thì nhỏ, vòng vèo, nhà thì san sát, đốt pháo vừa ồn ào nhức óc, vừa rủi ro nếu lỡ xảy ra cháy.

“Mặc dù nhà nước mình đã cấm rồi nhưng tình trạng đốt pháo diễn ra từ đêm 30 rất là nhiều. Ngoài vấn đề gây sát thương cho cơ thể như vậy, thì pháo dễ gây cháy nổ, nếu chẳng may rơi vào các vật dụng dể cháy.”

Do đốt pháo nổ trong dịp Tết vừa qua khiến anh Khoa bị thương ở 2 bàn tay, phải nhập viện cấp cứu. Giờ anh trở thành gánh nặng cho gia đình và 2 tay có khả năng sẽ không trở lại bình thường như trước, anh Khoa tỏ ra hối hận khi nói về hành động đốt pháo của mình.

“Rất là hối hận, mong mọi người cũng đừng có mua pháo, chơi pháo, đốt pháo nữa”.

Từng suýt té xe do bị người khác ném pháo nổ ra đường, anh Dương Thanh (ngụ quận Bình Tân) bày tỏ bức xúc và mong cơ quan chức năng có chế tài nghiêm minh để xử phạt những người đốt pháo, sản xuất và mua bán pháo nổ trái phép.

“Sử dụng pháo nổ, họ đốt, họ ném ra những nơi công cộng như vậy rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng riêng đến tính mạng của họ mà ảnh hưởng tới người đi đường nữa. Tôi cũng mong rằng, cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để. Kiểm tra thường xuyên những trường hợp sản xuất, sử dụng, vận chuyển trái phép pháo nổ và có biện pháp chế tài rất nghiêm minh, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.”.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Đỗ Trúc Lâm (Giám đốc hãng luật Lâm Trí Việt) cho biết, theo quy định, người sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, theo luật sư Lâm, chế tài xử phạt hiện này là chưa đủ sức răn đe.

“Cái chế tài này chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Trong khi sự phát triển về pháo nổ thì thấy là mức công phá của pháo này là rất lớn. Và trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị thương tích rất là nặng khi mà sử dụng trái phép pháo. Vì vậy sắp tới, phía cơ quan nhà nước cũng phải có nghiên cứu và điều chỉnh nghị định 167 để tăng mức xử phạt lên thì mới có tác dụng răn đe”.

Nhiều cá nhân đốt pháo cấm bị cơ quan công an bắt giữ - Ảnh: CÔNG AN CUNG CẤP
Nhiều cá nhân đốt pháo cấm bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: CÔNG AN CUNG CẤP

Theo luật sư Nguyễn Trung Tín (văn phòng luật sư Hoa Sen tại quận Bình Thạnh), sau khi chính phủ ban hành nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11-1-2021 đã tạo ra sự hiểu nhầm cho người dân về việc được đốt tất cả các loại pháo hoa, pháo nổ.

"Nghị định 137 có quy định rõ, đối với những pháo hoa, là pháo được sử dụng trong dịp lễ Tết, sinh nhật, hội họp. Tức là chúng ta phân biệt pháo hoa và pháo nổ, pháo hoa là khi phát ra ánh sáng, không tạo ra tiếng nổ. Trong khi đó, pháo nổ tạo ra tiếng nổ lớn và tạo ra tiếng rít.”.

Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá – Du lịch cho rằng, đốt pháo là truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không còn phù hợp thì cần phải dẹp bỏ. Lý giải về việc tình trạng người dân đốt pháo tăng cao trong dịp Tết vừa qua, Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Gia Hiền nhận định, chính quy định chưa rõ ràng và sự nghiêm minh của pháp luật, đã góp phần khiến cho nhiều nơi không được bình yên trong ngày tết.

“Cái truyền thống mà không thích hợp, không phù hợp thì phải dẹp bỏ, trong những năm qua mình dẹp bỏ được rồi, không tạo nên tiếng pháo giật mình cho người khác, tạo được một truyền thống mới so với truyền thống lạc hậu ngày xưa. Mà do quá trình quản lý, quá trình xử lý, cũng như là pháo hoa, pháo nổ chưa rõ ràng, làm ảnh hưởng đến truyền thống bình yên của ngày tết.”

Có thể thấy, ngay sau khi Chính phủ cho phép người dân sử dụng pháo không phát ra tiếng nổ trong các dịp lễ tết thì ngay lập tức số vụ mua bán, sử dụng trái phép tăng đột biến. Tiếng pháo ngày Tết tuy có chút không khí rộn ràng, nhưng hệ lụy tiêu cực là rất lớn cho sức khỏe lẫn tình hình an ninh trật tự.

Thực tiễn vừa qua cho thấy cần duy trì lệnh cấm sử dụng pháo (kể cả pháo ko phát nổ) và cương quyết xử phạt nghiêm hành vi mua bán tàng trữ sử dụng pháo nổ.

Nhiều phong pháo hoa nổ trái phép bị thu giữ -
Nhiều phong pháo hoa nổ trái phép bị thu giữ. Ảnh: Tuổi trẻ

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Đốt pháo nổ trái phép - đi tìm phong vị Tết hay cố tình vi phạm pháp luật?”.

Cùng với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu hay chiếc bánh chưng xanh” thì tiếng ì đùng và mùi hăng hăng của thuốc pháo đã trở thành một hồi ức văn hóa đặc thù trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tiếng pháo một thời đã gắn với hình dung của mỗi người về không gian Tết rộn ràng, xuân náo nức. của  Nhưng pháo cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi về những ẩn họa khôn lường đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Ám ảnh về những vết thương trên thân thể, ám ảnh về ánh mắt thất thần của những đứa trẻ chơi pháo vì không kịp ném viên pháo đại mới châm ngòi, phút chốc bỗng thành tàn tật... hẳn vẫn còn hiện hữu trong tâm thức nhiều người. Sự ám ảnh đó phần nào nguôi ngoai khi chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995.

Sau thời điểm đó, mọi hành vi sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc nổ chính thức bị nghiêm cấm, đồng thời việc sử dụng pháo nổ không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mặc nhiên là hành vi vi phạm pháp luật.

Không ít người đã cho rằng chỉ thị 406 năm đó phần nào đã khiến cho cái Tết cổ truyền của người Việt trở nên kém vui. Tuy vậy, một bộ phận lớn lại tỏ ra đồng tình vì quyết định này đã kéo giảm đáng kể những thương tích do pháo nổ mang lại.

Hơn 25 năm qua, lực lượng chức năng các địa phương thi thoảng vẫn phát hiện và xử lý các vụ việc nhỏ lẻ liên quan đến hành vi buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo nổ trái phép. Song, khách quan mà nói công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đã được thực thi tương đối nghiêm túc, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo toàn sức khỏe và tính mạng của người dân.

Ấy vậy mà tình hình lại bất ngờ trở nên phức tạp trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu vừa qua. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy đã có hàng trăm người phải nhập viện cấp cứu và hàng ngàn trường hợp bị xử phạt do pháo nổ chỉ, trong 3 ngày đầu năm mới. Khó có thể “đổ thừa” cho Nghị định 137/2020 bởi quy định này “rõ ràng” chỉ cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ hành vi dân sự sử dụng “pháo hoa, pháo không nổ” trong các dịp Lễ, Tết và các loại pháo hoa này phải do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, phân phối.

Việc nhiều người “hiểu nhầm” hoặc cố tình “hiểu nhầm” quy định mới của nhà nước để biện hộ cho hành vi buôn bán, sử dụng và đốt pháo nổ trong dịp Tết vừa qua cần phải bị lên án. Hơn thế nữa, các lực lượng chức năng cần phải quyết liệt hơn trong kiểm tra, xử lý các hành vi này, đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của pháo nổ.

Không thể cổ xúy cho việc đốt pháo nổ trái phép là “đi tìm phong vị Tết”, và càng không thể thông cảm cho hành vi “cố tình hiểu nhầm” pháo hoa thành pháo nổ.Vì chỉ có tuân thủ nghiêm quy định pháp luật và cùng giữ cho nhau an toàn thì cái Tết cổ truyền của dân tộc mới thực sự có ý nghĩa.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //