Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đô thị Cần Thơ loay hoay trong vòng vây của rác

Phóng viên - 09/11/2021 | 14:23 (GTM + 7)

Rác gây ứ đọng tại các ao hồ, kênh rạch có mùi hôi khó chịu, rác chất đống lộ thiên trên vỉa hè, khu dân cư… gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân lân cận. Đặc biệt, nếu vấn đề rác thải không được xử

Ảnh minh họa

'Trong các khu dân cư, các hẻm liên tổ dọc ngang rác vứt đầy. Cứ vào đây thử đi rồi biết cái cảnh người ta sống như thế nào. Khổ thân lắm...' Đây chính là nỗi bức xúc của người dân sống tại Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Ức chế vì những túi rác thải do hàng xóm thẳng tay xả ra khu đất trống không người ở.

Cộng với thói quen “tiện tay” của một số khách vãng lai, người đi đường đã khiến cho rác chất đống hai bên đường tại một vài khu vực. Đội thu gom chỉ lấy rác tại các hộ gia đình, còn khu vực đất trống mà có rác thì không ai thu dọn. Đôi khi người dân phải tự quét dọn nhưng cứ đến hôm sau bãi rác hoàn lại như cũ.

Đã nhiều năm nay, tại một số con hẻm đến khu dân cư đông đúc trên địa bàn Cần Thơ, người dân phải đối mặt với cảnh ô nhiễm mùi hôi từ các “núi rác” tự phát.

Anh Nguyễn Văn Đức, sống tại Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều cho biết: 'Những nhà trọ trong đó thông thường phải có cái thùng cho người ở trọ bỏ rác vào. Đằng này không có, đem qua đổ trên bãi đất trống, không có thùng thiết gì hết. Cứ thấy đất trống không ai ở là mặc định đem rác qua đổ thôi'.

Đến nay, UBND quận Ninh Kiều cho biết ngành chức năng vẫn chưa xác định là cá nhân, tổ chức nào đổ rác bừa bãi. Người dân “canh” mãi cũng chưa bắt được tận tay. Nhưng những bãi rác tồn tại trong nội ô TP đã làm mất vẻ mỹ quan của đô thị và ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân là có thật.

Bất cập được ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều nhìn nhận là cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị thu gom chưa đảm bảo quy định. Ý thức người dân còn kém khi vức rác bừa bãi và công tác tuyên tuyền vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho rằng: "Trong vấn đề xử lý rác đô thị quận Ninh Kiều hiện nay cũng đang xây dựng đề án xử lý rác và thí điểm xây dựng hai trung tâm xử lý rác khá quy mô và tiên tiến. Một cái ở 71 Trần Phú, điểm xử lý rác thứ hai xử lý rác tập trung là ở trong khu dân cư Thế Nhật và sẽ đưa vào hoạt động năm 2021.

Thứ hai, Quận Ninh Kiều sẽ có những quy định cụ thể chặt chẽ đối với những công ty thu gom rác trên địa bàn quận Ninh Kiều.

Thứ ba là lắp đặt hệ thống camera thông minh cho phép xử lý nguội đối với các hành vi vứt rác không đúng giờ không đúng nơi quy định. Đề án này cũng đang được triển khai đồng hành cùng đề án xây dựng đô thị thông minh của thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ đang khởi động đề án phát triển kinh tế đêm và chuẩn bị thí điểm một số hoạt động diễn ra tới 3h sáng. Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh COVID 19 được kiểm soát tốt sẽ đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng nhằm quảng bá hình ảnh sông nước Cần Thơ để thu hút khách du lịch.

Bên cạnh dịch vụ tốt, thức ăn ngon, cảnh quan đẹp, an ninh tốt thì vấn đề môi trường chắc chắc cũng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Thu mua ve chai nhanh để tái chế

Giữa lòng TP Cần Thơ sôi động có một xóm ve chai trên dưới khoảng 50 hộ dân gắn bó với nghề mua bán phế liệu và tái chế rác. Có hộ đã làm nghề này đến 30 năm, góp phần cùng thành phố làm sạch môi trường, giảm đi mối lo về rác thải rắn độc hại.

Sau hơn 2 tháng tập trung phòng chống dịch COVID 19, TP Cần Thơ đã nới lỏng giãn cách từ ngày 30/9. Cũng từ ngày đó, tiếng kèn thu mua ve chai quen thuộc đã vang lên sau gần 3 tháng im lìm ở xóm ve chai thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng. Đồng loạt 50 hộ gia đình với xe ba gác, xe đạp lại tỏa ra khắp nẻo đường để đi mua và đem bán phế liệu cho các vựa. Dù trời nắng gắt, cực nhọc, cộng với tuổi cao nhưng ông Nguyễn Kim Anh, 60 tuổi vẫn rạng rỡ nụ cười khi quay trở lại công việc trong trạng thái bình thường mới: 'Ngày đi thu mua được hơn 100.000 đồng, bữa nào chịu khó đi thì được hơn 200.000 đồng. Đi thu mua được cũng thấy khỏe hơn, thoải mái hơn ở nhà, ở trong nhà bứt rứt, bực bội lắm vì toàn ăn, ngủ, ngồi, chứ không làm gì khác'

Thu mua phế liệu đâu chỉ có cực mà đôi lúc còn thấy bạc bẽo với cái nghề “ ve chai sắt vụn”. Nhưng trong lòng người thu mua lại thấy tự hào vì chính mình cũng góp phần giúp thành phố giảm đi lượng rác thải rắn rất lớn, làm đẹp thêm đô thị.

Bà Nguyễn Thị Thu Châu, người gắn bó với nghề mua phế liệu 30 năm nay để lo cho chồng, cho con vui vẻ chia sẻ: 'Đi hết… nắng mưa thì cũng mặc áo mưa để đi, không nghỉ ngày nào. Bữa nào bệnh lắm đi không nỗi mới nghỉ hoặc nhà nước thấy dịch quá kêu nghỉ thì nghỉ. Mình tự hào với cái nghề này, hồi nào tới giờ sống bằng nghề này, mình cũng góp phần làm sạch môi trường vì hễ có rác là người ta gom bán'.

Sau giai đoạn khó khăn do đại dịch, bà con ở xóm ve chai phường Lê Bình có nguồn thu nhập ổn định trở lại nên những nụ cười cũng rạng rỡ hơn. Đặc biệt, niềm vui chung không chỉ đến từ việc kiếm được đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống mà còn là việc thu mua thật nhiều phế liệu, vật liệu nhựa để tái chế nhanh, giúp thành phố giảm ô nhiễm, thêm xanh, thêm sạch, thêm đẹp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

Một thời đánh dây thép

Một thời đánh dây thép

Với giới trẻ ngày nay, ba chữ “đánh dây thép” hay “Nhà dây thép” chắc còn khá lạ lẫm, nhưng đó lại là những từ quen thuộc của những thập niên đầu thế kỷ 20.

// //