Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất khung lợi nhuận dự án PPP kết cấu hạ tầng đường bộ

Phóng viên - 20/09/2020 | 7:51 (GTM + 7)

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về khung lợi nhuận cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Sự cần thiết ban hành thông tư

Tại Việt Nam, mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Từ đó đến nay, cả nước đã có 336 dự án PPP được ký kết hợp đồng, huy động được hơn 1.609 nghìn tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia. 

Hiện nay, hầu hết các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư của Bộ GTVT đều tập trung ở lĩnh vực đường bộ. Đối với 67 dự án PPP do Bộ GTVT quản lý, tỷ suất lợi nhuận chủ yếu được xác định thông qua đàm phán giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. 

Nhằm từng bước hoàn thiện khung pháp lý về PPP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó quy định các Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì ban hành khung lợi nhuận cho các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Trong những năm qua, Bộ GTVT đã và đang rất tích cực chuẩn bị thực hiện dự án PPP của cả năm lĩnh vực, nhưng tới nay hầu hết mới chỉ triển khai ở các dự án đường bộ. 

Mặt khác, tháng 6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật số 64/2020/QH14 quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trước yêu cầu gấp rút triển khai thực hiện đầu tư các dự án PPP, Bộ GTVT xây dựng thông tư Khung lợi nhuận theo quy định của Nghị định 63. 

Để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đầu tư các đoạn tuyến thuộc dự án đường bộ cấp thiết, khung lợi nhuận của nhà đầu tư dự án PPP lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ được ưu tiên xây dựng. Khung lợi nhuận cho các chuyên ngành khác sẽ được nghiên cứu xây dựng và ban hành trong thời gian tới.

Mức lợi nhuận dự án BOT không vượt quá 15,2%

Căn cứ vào kết quả tính toán lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư theo mô hình của quốc tế (mô hình CAPM) và kiểm chứng bằng phương pháp chi phí vốn bình quân với dữ liệu hiện có tại thời điểm tháng 5/2020, đề xuất mức lợi nhuận tối đa cho dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ theo hình thức đối tác công tư bằng 15,2%. 

Đối với các dự án chỉ định nhà đầu tư, do đã được ưu tiên không đấu thầu cạnh tranh nên tỷ suất lợi nhuận cần được xem xét một cách hợp lý, song phải đảm bảo mức chi phí vốn của nhà đầu tư. Do đó, đề xuất tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư bằng với mức lãi suất vốn vay dự án. 

Mức lãi suất vốn vay đối với dự án chỉ định nhà đầu tư được tham khảo Khoản 2, Khoản 3 điều 14 thông tư 88 không vượt quá bình quân lãi suất trung bình lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của 3 ngân hàng thương mại lớn gồm Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Bình quân lãi suất cho vay của 3 ngân hàng tại thời điểm tháng 5/2020 là 10,6%.

Khi thị trường có nhiều biến động, có thể xem xét, cập nhật dữ liệu về mức lãi suất vốn vay và tính toán điều chỉnh lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

// //