Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để tránh Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chỉ tồn tại trên giấy

Phóng viên - 21/10/2019 | 6:39 (GTM + 7)

Do giằng xé giữa các lợi ích sức khỏe và kinh tế, một số điều khoản của Luật còn chưa đủ mạnh nếu so với quy định của các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, việc thực thi Luật cần phải thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng Luật chỉ tồn tại trên giấy.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

rượu bia
Nhiều ý kiến e ngại về hiệu lực của Luật Phòng chống tác hại rượu bia liên quan đến vấn đề ý thức người tiêu dùng, đơn vị cung cấp và bán sản phẩm

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, bộ luật vốn thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020. Mục tiêu chính của Hội nghị là tìm và tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Luật để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.

Thực tế, nhiều thính giả từng chia sẻ với VOV Giao thông những e ngại về hiệu lực của Luật Phòng chống tác hại rượu bia liên quan đến vấn đề ý thức người tiêu dùng, đơn vị cung cấp và bán sản phẩm.

“Bây giờ tai nạn giao thông nhiều, khi mà uống bia uống rượu thì không tham gia giao thông vì nó gây ra nhiều tác hại, thứ nhất là tai nạn giao thông, thứ hai là sức khoẻ con người cũng không được tốt. Để mà cấm triệt để thì chắc là không cấm được”.

"Nói chung là còn tuỳ theo ý thức của người dân. Những người bán ra họ vẫn bán, người ta không chấp hành để loại bỏ rượu bia thì e là vẫn khó”.

“Uống rượu bia được nhiều người coi là văn hóa, đặc biệt ở nông thôn hay trong giới làm ăn. Ý thức của dân mình vẫn còn coi thường, chủ quan lắm. Mà tôi thấy việc mua bán rượu bia bây giờ vẫn dễ quá, trẻ con tiểu học cũng mua được”.

Đóng góp trong Hội nghị triển khai thi hành Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Bác sĩ Nguyễn Trọng An, điều phối Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam, nhận định: Về nguyên tắc, các nghị định chỉ được phép hướng dẫn chi tiết những điều khoản mà luật đã quy định, nghị định không được vượt cao hơn luật. Vì vậy, với những điều khoản còn chưa đủ mạnh, cần hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính khả thi.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An lấy ví dụ về vấn đề kinh phí triển khai, giám sát thực hiện Luật là bằng kinh phí Nhà nước. Nhưng kinh phí này vừa thấp, lại giải ngân chậm.

“Hàng năm đến tháng 5, tháng 6 mới có kinh phí về thì làm sao chúng ta có thể triển khai luật trong suốt cả năm được? Cho nên trong nghị định phải có hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề kinh phí nhà nước kịp thời như thế nào, rồi kinh phí nhà nước ở địa phương để phối hợp thực hiện ra làm sao? Quy định rõ hơn về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ phối hợp với các hội, đoàn ở cộng đồng như thế nào, để giám sát thực hiện luật ra làm sao”.

e ngại về hiệu lực của Luật Phòng chống tác hại rượu bia liên quan đến vấn đề ý thức người tiêu dùng, đơn vị cung cấp và bán sản phẩm
Quy định mới về cấm mở điểm bán rượu bia tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m so với trường học để thực hiện còn gặp nhiều khó khăn

Liên quan quy định mới về cấm mở điểm bán rượu bia tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m so với trường học, y tế cơ sở, bác sĩ Nguyễn Trọng An cho rằng, để làm được hết sức khó khăn, đòi hỏi thực hiện thí điểm thành công rồi mới có thể nhân rộng.

“Đối với người Việt chúng ta thì việc chấp hành luật pháp vẫn rất kém. Thứ hai là các cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai các công việc này, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này thường là thực hiện không nghiêm. Song song việc thực hiện là phải có xử phạt nghiêm minh, đánh vào túi tiền các tổ chức nào vi phạm pháp luật”.

Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của Quốc hội, khẳng định: Khâu rất yếu hiện nay của Việt Nam là chấp hành thực hiện nghiêm theo Luật. Ông dẫn chứng từ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, việc thực thi vẫn chưa đạt mức kỳ vọng.

“Bây giờ, một ông thủ trưởng ngồi trong phòng hút thuốc lá thì ai phạt? Bảo vệ hay văn phòng đi phạt, hay một tổ nào đó do Bộ thành lập để đi phạt? Rất là khó. Bên cạnh việc phát hiện, xử phạt theo quy định thì còn có sự tự giác. Nếu cứ trông chờ vào việc quyết liệt xử phạt thì sẽ rất khó khăn”.

Chia sẻ bên lề Hội nghị, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, để tăng hiệu quả tuyên truyền về tác hại của rượu bia, Ủy ban đã đề nghị Bộ GD-ĐT bổ sung thêm nội dung này vào hệ thống kiến thức giáo dục pháp luật và kỹ năng bảo đảm ATGT cho học sinh trong chương trình chính khóa.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tại các Bộ, ngành phải thực hiện nghiêm túc Luật để làm gương.

“Vấn đề không chỉ là chỉ thị để vận động thực hiện nữa mà sẽ có chế tài, cả về hành chính mà có hình thức kỷ luật có liên quan đối với cán bộ công chức, viên chức, sỹ quan lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, thành viên các đoàn thể chính trị xã hội… Thứ nhất là phải thực hiện, thứ hai là vi phạm sẽ bị xử phạt”.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Ủy ban ATGT Quốc gia đã quyết định năm 2020 chủ đề ATGT là “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, tập trung trọng điểm vào luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Bên cạnh sửa đổi quy định về pháp luật thì cũng tăng cường năng lực thực thi về nồng độ cồn, tăng cường tập huấn cán bộ, trang bị đầy đủ thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.

Bộ GTVT cũng đang tiến hành sửa đổi Nghị định 46 và bước đầu kết quả lấy ý kiến của các thành viên chính phủ đều nhận được sự đồng thuận với những thay đổi chặt chẽ hơn, trong đó mức xử phạt tối đa vi phạm nồng độ cồn với người đi xe đạp, xe thô sơ là 600.000 đồng, đi xe mô tô, xe máy là 8 triệu đồng, người đi ô tô lên tới 40 triệu đồng.

Ông Khuất Việt Hùng cũng đề nghị Bộ Y tế, các bộ ngành sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện luật phòng chống tác hại rượu bia, đặc biệt là thông tư 26, thông tư liên tịch giữa Bộ Công an với Bộ y tế. Đối với những trường hợp xảy ra TNGT, cần xác minh chính xác ai là người lái xe và phải kiểm tra máu ngay đối với người này. Trên cơ sở đó, sẽ đảm bảo những tài xế gây tai nạn luôn có số liệu liên quan về nồng độ cồn.

Là thành viên tổ soạn thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) thừa nhận, có nhiều thách thức đặt ra để đưa Luật vào hiện thực cuộc sống, đơn cử như: tính sẵn có, dễ tiếp cận của các sản phẩm rượu bia, thói quen tiêu dùng, tỉ lệ người dùng rượu bia vẫn rất cao.

“Một thời gian dài chúng ta không có quy định về kiểm soát đối với rượu bia. Bây giờ thay đổi về mặt chính sách, siết vào quản lý chặt, là chúng ta mất một ngưỡng chuyển đổi rất nhanh như thế thì người dân chưa thích nghi được. Trong luật thì một số quy định về hạn chế khuyến mại, tài trợ của chúng ta cũng chưa chặt, và quảng cáo thì chúng ta vẫn cho quảng cáo, chỉ hạn chế một số hành vi trong quảng cáo thôi, thì vấn đề tiếp cận chúng ta vẫn còn dễ lắm. Chúng ta cũng chưa có quy hoạch mạng lưới điểm bán”.

quy định mới về cấm mở điểm bán rượu bia tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m so với trường học
Một điểm đáng chú ý của Luật Phòng chống tác hại rượu bia là cấm hành vi ép buộc, khuyến khích sử dụng rượu bia.

Một điểm đáng chú ý của Luật Phòng chống tác hại rượu bia là cấm hành vi ép buộc, khuyến khích sử dụng rượu bia. Theo đại diện tổ soạn thảo, đây là một quy định không có được những chế tài mạnh để thực hiện bổ trợ, mà đòi hỏi nhiều về ý thức và truyền thông, ví dụ như thường xuyên lên án, chê những hành vi như thế thì dần dần người vi phạm sẽ nhìn nhận vấn đề khác đi.

Bà Trần Thị Trang cũng cho rằng, với đặc điểm của một quốc gia có lượng xe máy rất cao như Việt Nam thì việc thực hiện giám sát vi phạm nồng độ cồn là không hề dễ dàng.

“Chúng ta có thể làm điểm trong một vài quý đầu của năm 2020, cùng với đó là những giải pháp về mặt lâu dài và mở rộng hơn, như khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng, ngay ở cơ sở kinh doanh phải nhắc nhở khách hàng khi đã uống say thì tốt nhất là sử dụng phương tiện công cộng về. Quy định trách nhiệm của cơ sở là phải hỗ trợ người say rượu bia thuê được phương tiện công cộng để họ về nhà và ngày hôm sau có thể quay lại để lấy phương tiện về”.

Trong bối cảnh chỉ còn hơn 2 tháng nữa, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực, ngoài Bộ Y tế và các bộ ngành, rất cần sự phối hợp và chủ động từ các Trung ương tới địa phương.

Bà Trần Thị Trang khẳng định, sẽ có những hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm, phân công nhiệm vụ, phối hợp liên ngành, như: Đề án tuyên truyền trong ngành giao thông, vấn đề cấp phép sản xuất kinh doanh, vấn đề quản lý rượu thủ công.

Ngay sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được thông qua, các chuyên gia đánh giá đây là một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc hạn chế các tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn.

Mặc dù vậy, do giằng xé giữa các lợi ích sức khỏe và kinh tế, một số điều khoản của Luật còn chưa đủ mạnh nếu so với quy định của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó, việc thực thi Luật cần phải thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng Luật chỉ tồn tại trên giấy.

Tags:
Ý kiến của bạn
Ra đường “sống chết có số”?

Ra đường “sống chết có số”?

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới.

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Bến phà An Bình mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt phương tiện qua lại giữa TP.Vĩnh Long và 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ. Cách đây 2 ngày, bến phà đã được di dời đi nơi khác vì phía bờ TP.Vĩnh Long được đưa vào khu vực có khả năng sạt lở nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao.

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói 'vô lý'

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói "vô lý"

Trạm BOT Phú Hữu đặt trên đường Nguyễn Thị Tư (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thu phí các phương tiện ra vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Mặc dù người dân trong khu vực được miễn phí khi qua trạm nhưng nhiều người cũng cho rằng, việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Những ngày “mở sóng”

Những ngày “mở sóng”

Đối với rất nhiều phóng viên của VOV Giao thông, khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của nó hoành hành ở miền bắc, có lẽ sẽ là một trong những ký ức khó quên.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Sau 120 ngày thi đua thi công, hạng mục kết cấu mái công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, tạo tiền đề quan trọng đưa cả dự án về đích.

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi được phát động trước thềm Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (2005 – 2025) của sinh viên khóa K26 – Trường Đại học Luật Hà Nội.

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Trẻ em tại Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan có nguy cơ không được tiếp cận với giáo dục, nước sạch và các dịch vụ thiết yếu khi lũ lụt và sạt lở đất gây hư hại nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

// //