Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đẩy mạnh, phát triển vận tải biển: Không dễ dàng

Nguyễn Quang - VOV TP.HCM - 22/05/2023 | 14:15 (GTM + 7)

90% hàng xuất khẩu ra quốc tế của Việt Nam đang phụ hệ thống vận tải tàu quốc tế, từ đó dẫn tới việc phụ thuộc chi phí logistics. Trong giai đoạn mà chúng ta đang hội nhập một cách sâu rộng, việc xây dựng đội tàu biển quốc gia là vấn đề được đặt ra. Tuy nhiên, đây là vấn đề không dễ dàng.

Việc xây dựng đội tàu là mang tính chiến lược lâu dài, trong phát triển ngành logistics. Ảnh Nguyễn Quang

Việc xây dựng đội tàu là mang tính chiến lược lâu dài, trong phát triển ngành logistics. Ảnh Nguyễn Quang

Hàng Việt “ngấm đòn” cước tàu biển 

Ông Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Chanh Việt (Chavi), có trụ sở đóng ở TP.HCM cho biết, doanh nghiệp đang xuất khẩu chanh tươi cho Hà Lan, một số quốc gia khác ở châu Âu và đang mở rộng trường sang Mỹ.

Trước đây, mỗi container loại 40 feet xuất sang châu Âu chỉ khoảng 4.000 đến 6.000 USD nhưng nay đã tăng hơn gấp đôi. Đó là chưa tính nhiều loại chi phí khác đi kèm với lô hàng. Cước phí logistics tăng cao, doanh nghiệp phải bấm bụng giảm lợi nhuận.

Ông Hiển chia sẻ: "Bây giờ giá cước như vậy thì ráng chịu đựng thôi, khách hàng họ cũng không gánh phần này, hầu như mình gánh hết. Trước đây, mỗi container lời 7.000 đến 10.000 USD thì giờ phải chịu giảm lại. Muốn duy trì việc làm cho công ty thì phải cắn răng chịu trận chứ còn cách nào khác đâu!".

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải-Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, dự báo hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2030 khoảng 1.140 đến 1.423 triệu tấn. Điều này cho thấy thị trường vận tải biển của nước ta rất lớn.

Hiện nay 90% hàng hóa xuất container của nước ta ra quốc tế bằng hệ thống tàu nước ngoài. Vì vậy, lợi nhuận, chi phí đều do các hãng vận tải biển quốc tế chi phối. Do đó, việc phát triển đội tàu quốc gia là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty như Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam không thể thực hiện vì vướng các quy định pháp luật.

Ông Lê Quang Trung cho biết thêm: "Trong đó Nghị định 17, Nghị định 68 liên quan đến vấn đề về đấu thầu và đầu tư tàu… Dù muốn vào việc ngay nhưng không thể làm được. Cần có tháo gỡ thì chúng tôi mới có thể đầu tư tàu để mà hỗ trợ cho các tuyến".

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng, việc đầu tư phát triển đội tàu quốc gia để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo sự chủ động, tính kinh tế và an toàn cho lĩnh vực này. 

Việt Nam có đội tàu đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 28 trên thế giới. Hiện nay, đã có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tàu chuyên dụng trọng tải lớn như tàu dầu thô trọng tải đến 320.000 DWT, nhiều tàu chở hàng rời chuyên dụng trên 100.000 DWT. Đây chính là cơ sở để đội tàu trong nước từng bước chuyển đổi theo xu hướng thế giới nhằm tối ưu hóa chi phí vận tải, giảm phụ thuộc vào đội tàu của nước ngoài.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng: "Hiện nay, chúng ta đang mở ra nhiều cơ hội cho đội tàu biển của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng tạo ra những thách thức đối với thị phần do đội tàu vận tải container nước ngoài thâm nhập thị trường vận tải nội địa rất lớn. Trong bối cảnh này, việc phát triển đội tàu vận tải biển luôn được đánh giá là rất cần thiết, kỳ vọng sẽ giảm phụ thuộc vào đội tàu của nước ngoài".

Xây dựng đội tàu trong giai đoạn ngắn hạn tính khả thi không cao kèm với đó tính mở của cảng biển Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tháo gỡ. Ảnh Nguyễn Quang

Xây dựng đội tàu trong giai đoạn ngắn hạn tính khả thi không cao kèm với đó tính mở của cảng biển Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tháo gỡ. Ảnh Nguyễn Quang

Không dễ dàng!

Theo ông Đặng Ngọc Quý, Công ty TNHH Thương mại - sản xuất - chế biến xuất nhập khẩu trái cây Tam Nguyên Fruit- TP.HCM, cước logicstic do hãng tàu quốc tế đưa ra đã tăng hơn 50% và doanh nghiệp trong nước chỉ biết “cắn răng chịu đựng”. Do đó, việc hình thành đội tàu vận tải quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu rất ủng hộ.

Tuy nhiên, hình thành đội tàu đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, nếu chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn giảm chi phí logistics thì chưa đủ vì khi đưa vào vận hành không chuyên nghiệp, thiếu tính thương mại, đội tàu sẽ khó có thể cạnh tranh với những hãng tàu lớn và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế nước nhà.

Ông Đặng Ngọc Quý nêu ý kiến: "Nếu xây dựng được mà giá thành giảm thì càng tốt chứ giá thành như giá của hãng quốc tế thì thôi đừng làm. Bởi hiện đối tác quốc tế họ luôn chỉ định hãng tàu để đưa hàng sang cho họ. Tính cạnh tranh nằm ở chỗ khi doanh nghiệp Việt xuất hàng Việt và chọn phương án hãng tàu Việt Nam để xuất hàng… Quan trọng đối tác họ có chịu hay không, rồi dịch vụ của mình sang nước bạn có được tiếp đón hay không luôn là vấn đề lớn".

Với nhiệm phục phát triển kinh tế, thể hiện vai trò của một quốc gia có biển, đội tàu quốc gia được hình thành có thể vươn ra biển xa đang trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết với ngành Hàng hải Việt Nam và các bộ ngành có liên quan. Đây cũng là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu dài cần được thực hiện chọn lọc, có sự đánh giá đầy đủ để mang tính thực tiễn khách quan linh hoạt với tình hình hình mới./.

 

Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.

// //