Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây

Theo TTXVN - 05/08/2022 | 15:48 (GTM + 7)

Ngày 4/8, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2022 (Hội chợ EWEC Đà Nẵng 2022) đang diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.

Diễn đàn được tổ chức nhằm phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của thành phố Đà Nẵng là cửa ngõ ra biển của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, là Trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đồng thời, tăng cường kết nối, hợp tác giữa Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam và của các nước trên tuyến hành lang này. Qua đó, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong hoạt động logistics nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Phước Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, hành lang kinh tế Đông Tây là chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước trên hành lang.

Đến nay, sau gần 25 năm hình thành, các địa phương trên hành lang vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung, quan tâm đầu tư đúng mức để trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới thực sự; hạ tầng giao thông kết nối cũng như hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển.

"Do đó, việc quan tâm chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới tại các địa phương trên tuyến là rất cần thiết, để hành lang kinh tế Đông Tây thực sự là hành lang kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics",  Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn nhấn mạnh.

Đại biểu trao đổi tại Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Đại biểu trao đổi tại Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nhận thức rõ định hướng trên, thành phố Đà Nẵng cũng như 5 tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng chính quyền các tỉnh của nước bạn Lào, Thái Lan, Myanmar trong thời gian qua đã có những chương trình, hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics như: xây dựng và triển khai các quy hoạch trung tâm logistics, kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ logistics, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dịch vụ logistics.

“Diễn đàn hôm nay nhằm mục đích gợi mở, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế thẳng thắn chia sẻ, trao đổi, đề xuất sáng kiến đóng góp vào việc hoàn thiện các điều kiện và chính sách phát triển dịch vụ logistics của các địa phương gắn với hành lang Đông Tây của các nước Myamar, Thái Lan, Lào, Việt Nam”, Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay.

Tại diễn đàn, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, dù có lợi thế rất lớn để phát triển, nhưng ngành dịch vụ logistics của Đà Nẵng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế phải khắc phục như: cơ sở hạ tầng logistics Đà Nẵng chưa đồng bộ và xứng tầm với vai trò trung tâm dịch vụ logistics của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung để giúp kết nối hiệu quả với Hành lang Kinh tế Đông Tây và cả nước; quy mô, vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý của đội ngũ doanh nghiệp ngành logistics trên địa bàn còn hạn chế và khó khăn trong thu hút nguồn hàng…

Quang cảnh Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Quang cảnh Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Theo ông Trần Thanh Hải, Đà Nẵng cần khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt “Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; trong đó, tích hợp quy hoạch phát triển hệ thống logistics, dành quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng và trung tâm logistics.

Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như: xây dựng mới cảng Liên Chiểu, di dời ga đường sắt, nâng cấp quốc lộ 14B, 14G. Đồng thời, thành phố cũng phải có kế hoạch dành quỹ đất cho việc nâng cấp sân bay Đà Nẵng với các giải pháp thiết kế, nâp cấp khu vực chuyên biệt phục vụ vận chuyển hàng hóa…

Bà Sonechanh Phoutthavong - Tham tán thương mại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam chia sẻ, 5 tỉnh Nam Trung Lào gồm: Sa-vẳn-nạ-khệt; Chăm-pa-sak; Sa-la-văn; Sê kong; At-tạ-pư có nhiều tuyến đường có thể kết nối với tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt là tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt là một tỉnh lớn nhất của Lào ở khu vực Trung du có các khu công nghiệp, nhà máy và cảng cạn (Savanna khet Dry port) với diện tích rộng rãi, kho bãi lớn, vận chuyển thuận tiện, nhanh chóng.

Với các đặc điểm, thế mạnh của từng tỉnh, bà Sonechanh Phoutthavong cho rằng sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các tỉnh, thành phố có chung biên giới hai nước nói riêng và giữa Lào và Việt Nam nói chung là rất lớn.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trong những năm qua và cho rằng, Quảng Nam nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - một trong những vùng kinh tế phát triển sôi động nhất cả nước.

Để tiết giảm được chi phí logistics là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển sản xuất tại Quảng Nam và tỉnh đang nỗ lực thực hiện các giải pháp như: quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng cho Cảng hàng không, sân bay Chu Lai, Cảng nước sâu Chu Lai, hạ tầng giao thông kết nối trục Đông Tây.

Cùng với đó, Quảng Nam tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới; phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư dịch vụ logistics, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về hoàn thiện các thể chế, quy định pháp luật về logictis; trong đó, đề nghị quy hoạch, bổ sung quy hoạch hạ tầng logistic hàng không khi sân bay Chu Lai trở thành sân bay quốc tế…

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận xoay quanh việc đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics, kinh nghiệm cũng như đưa ra các đề xuất nhằm phát huy vai trò của các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây và phát triển tuyến trong thời gian tới. Những tham luận cùng các ý kiến trao đổi, đề xuất của đại biểu tại diễn đàn sẽ là căn cứ quan trọng để chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trên Hành lang kinh tế Đông Tây đưa ra các chính sách, giải pháp, định hướng phát triển phù hợp nhằm đẩy mạnh dịch vụ logistics.

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC hình thành dựa trên tuyến đường bộ dài 1.450 km đi qua 4 quốc gia nằm trong trung tâm bán đảo Đông Dương gồm: Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam./.

Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.

// //