Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dạy đạo đức, hãy thôi giáo điều

Phóng viên - 01/12/2020 | 10:01 (GTM + 7)

Môi trường học đường – nơi mà đáng lẽ là chuẩn mực của sự lành mạnh, an toàn và dạy cho chúng ta nhiều điều về văn hóa ứng xử, nhân cách sống lại đang là nơi khiến cho chúng ta phải lo lắng. 

Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường phải được coi là trọng tâm. Ảnh minh họa

Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đã được ban hành và áp dụng; hàng năm thầy cô, học sinh đều được tuyên truyền, phổ biến, học tập về văn hóa ứng xử trong trường học, gia đình và cộng đồng; nhiều chương trình thực hiện nếp sống văn minh đã được triển khai, nhưng số vụ việc bạo lực học đường vẫn tăng dần với tính chất càng nghiêm trọng hơn và không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích đơn thuần giữa học trò.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Hai nữ sinh cùng có tình cảm cá nhân với một nam sinh, xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội rồi hẹn nhau ra giải quyết và dẫn đến đánh nhau. Đáng buồn là xung quanh bạn bè vừa hò reo, vừa quay clip. Cách đây 1 tháng, tại TP HCM cũng xảy ra sự việc tương tự. 

Đạo đức, văn hóa ứng xử ở trường học đang khiến chúng ta chỉ biết “nhìn” như vậy?

Khi cánh cổng trường khép lại, những đứa trẻ đang ở tuổi lớn, sẽ đánh rơi ở phía ngoài kia những bài học về văn hóa ứng xử mà cha mẹ, ông bà đã dầy công rèn giũa khi ở nhà. Khái niệm đúng – sai, “lễ giáo”, kỷ luật, đòn roi … trở thành những điều vô nghĩa, thậm chí là phản tác dụng trong một xã hội dần thực dụng hơn và có sự chi phối của môi trường mạng. 

Môi trường học đường – nơi mà đáng lẽ là chuẩn mực của sự lành mạnh, an toàn và dạy cho chúng ta nhiều điều về văn hóa ứng xử, nhân cách sống lại đang là nơi khiến cho chúng ta phải lo lắng. 

Điều đáng nói, những vụ việc như thế này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, khi Bộ GD&ĐT đưa ra con số, mỗi năm tại Việt Nam xảy ra gần 1.600 vụ việc đánh nhau ở trong và ngoài trường.

Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đã được ban hành và áp dụng; hàng năm thầy cô, học sinh đều được tuyên truyền, phổ biến, học tập về văn hóa ứng xử trong trường học, gia đình và cộng đồng; nhiều chương trình thực hiện nếp sống văn minh đã được triển khai, nhưng số vụ việc bạo lực học đường vẫn tăng dần với tính chất càng nghiêm trọng hơn và không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích đơn thuần giữa học trò.

Lớp học, giảng đường phản chiếu một phần xã hội bên ngoài – nơi mà bạo lực dường như trở thành một phương thức khá phổ biến và hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn. 

Còn ở trường, học sinh đang được dạy về văn hóa ứng xử như thế nào? Bộ môn Giáo dục Công dân, Đạo đức có thực sự trở thành mối quan tâm của các em? Nếu giáo viên không tìm cách “mở” mọi vấn đề đến tận cùng thực tế để các em coi đó là chuyện của chính mình thì sẽ chỉ là những bài học khô khan, giáo điều. 

Ở độ tuổi nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi ứng xử trong xã hội, nhu cầu khám phá bản thân, khẳng định cái Tôi của các em càng trở nên mạnh mẽ. 

Bởi vậy, chẳng áp đặt được đâu. 

Người lớn, hãy thấu hiểu và làm gương, đừng “sáo rỗng” mà hãy đồng hành.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 30/11 tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Sáng 13/5, tại Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, tuyến hải trình bằng tàu cao tốc từ TP.HCM chính thức được khai trương và đi vào hoạt động sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị.

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, do Bộ Tư pháp soạn thảo. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo, giảm mức hình phạt tù cao nhất.

// //