Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đào tạo nghề cho thanh niên: Đừng để tuột cơ hội ‘vàng’

Thái Sơn - 16/05/2022 | 14:58 (GTM + 7)

Theo các chuyên gia, thời điểm này công tác định hướng nghề cho thanh niên, giảm sự ‘lệch pha’ giữa hệ thống đào tạo với nhu cầu thực tế cần được coi là yêu cầu bức thiết.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo các chuyên gia, thời điểm này công tác định hướng nghề cho thanh niên, giảm sự ‘lệch pha’ giữa hệ thống đào tạo với nhu cầu thực tế cần được coi là yêu cầu bức thiết - Ảnh minh họa: Thanh Niên

Theo các chuyên gia, thời điểm này công tác định hướng nghề cho thanh niên, giảm sự ‘lệch pha’ giữa hệ thống đào tạo với nhu cầu thực tế cần được coi là yêu cầu bức thiết - Ảnh minh họa: Thanh Niên

Năm 2017, học hết lớp 12, Nguyễn Nhật, quê ở Hòa Bình quyết định ‘khăn gói’ ra Hà Nội kiếm việc làm. Sau gần 5 năm lăn lộn với đủ nghề, từ bảo vệ, phục vụ quán cho tới chạy xe ôm công nghệ, Nhật cho hay, trước đây mỗi tháng kiếm khoảng 10-12 triệu đồng, nhưng công việc vất vả, bấp bênh.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số tiền kiếm được chỉ đủ cho Nhật trang trải cá nhân, trả tiền thuê nhà, còn khoản gửi về giúp đỡ gia đình trước đây thì gần như cắt hẳn. Đầu năm 2022 vừa qua, Nhật đăng ký một lớp học ‘Sửa chữa điện lạnh’, với hy vọng kiếm việc gì đó ổn định hơn và kể cả sau này về quê thì ‘vẫn có nghề trong tay’.

Nhật chia sẻ: “Bây giờ cuộc sống phải tính một cái nghề anh ạ. Bọn em còn trẻ cũng phải tính một cái nghề cho bản thân mình, để sau này ra ngoài cuộc sống mình kiếm cơm được. Chứ sau không có nghề, mà lớn tuổi một chút thì đi học rất ngại. Bây giờ em muốn tập trung học một cái nghề gì đấy để sau này có cuộc sống tốt hơn, có công ăn việc làm ổn định hơn”.

Những năm qua, xu hướng thanh niên nông thôn đến tuổi lao động, thay vì học nghề lại ra thành phố làm công việc giản đơn như Nhật không phải hiếm. Điều này để lại hệ lụy, nếu không có sự chuẩn bị, khi đến tuổi trung niên hoặc bất ngờ mất việc họ sẽ cảm thấy chới với vì không có nghề nghiệp trong tay.

Bà Nguyễn Thị Huyền, điều phối viên quốc gia, Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam nhận định: “Nhu cầu được kiếm tiền thực ra không sai, nhưng vấn đề thực sự nằm ở chỗ, đó là, không có một định hướng để phát triển nghề nghiệp lâu dài. Sau khi lên thành phố kiếm tiền 1-2 năm thì kế hoạch nghề nghiệp tiếp theo sẽ là gì?

Tuổi trẻ cứ thế trôi qua bằng những công việc không có kỹ năng, thì sau khi các thanh niên này bước vào tuổi trung niên, hay không có những công việc giản đơn để làm nữa, số lao động này sẽ làm gì.

Câu chuyện này diễn ra ở rất nhiều nước, chúng tôi thấy ở các quốc gia khác đã từng có trường hợp, khi những nhà máy đồng loạt bị rút vốn đầu tư hoặc đóng cửa ở những khu vực sử dụng nhiều lao động không có kỹ năng thì sau đó thất nghiệp ở lứa tuổi trung niên tăng đột biến”.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, hướng nghiệp và đào tạo nghề là điều kiện cực kỳ cần thiết, để lao động thanh niên có thể tiệm cận được với công việc. Nếu không làm tốt công tác này, người lao động chỉ có thể làm những công việc đơn giản, với mức thu nhập rất thấp: 

“Thanh niên chưa có nghề hiện nay còn rất nhiều trong tổng số 54-56 triệu người lao động Việt Nam. Trong đó lại rơi rất nhiều vào lớp thanh niên tuổi trẻ, sức làm việc khá nhưng không có nghề. Đây là thực trạng của nguồn nhân lực Việt Nam.

Chính thực trạng này làm nguồn nhân lực Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước xung quanh. Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng được, thì những lao động không có nghề lương rất thấp, chỉ cao bằng hoặc hơn lương tối thiểu.

Vì thế, tôi cho rằng đào tạo nghề hiện nay là điều kiện cần thiết, cấp bách đối với nguồn nhân lực Việt Nam”.

Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ việc làm thu hút sự quan tâm rất lớn của các bạn trẻ - Ảnh Thanh Niên

Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ việc làm thu hút sự quan tâm rất lớn của các bạn trẻ - Ảnh Thanh Niên

Thực tế thống kê cho thấy, tỷ lệ thanh niên có kỹ năng nghề hiện nay chỉ chiếm 19% so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 24,1%. Lao động trong thanh niên chưa qua đào tạo nghề còn cao, nhất là thanh niên nông thôn chưa tiếp cận được nhiều thông tin đào tạo nghề, cơ hội kiếm việc làm sau đào tạo còn hạn chế.

Tại Hội thảo về “Đào tạo nghề cho thanh niên” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho rằng, đang có sự “lệch pha” trong định hướng đào tạo nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp giữa hệ thống đào tạo với nhu cầu thực tế về nhân lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và với nhu cầu (mong muốn) của người học, thể hiện ở cơ cấu đào tạo, tình trạng thất nghiệp và cấu trúc nguồn nhân lực.

Nhìn nhận ở góc độ kết nối cung – cầu lao động, ông Vũ Quang Thành, phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội cho biết: “Doanh nghiệp cũng phàn nàn rất nhiều, sau khi tôi tuyển được người lao động thì lại mất một thời gian đào tạo, đào tạo lại để người lao động có thể tiếp cận được các vị trí việc làm trong các doanh nghiệp. Mặc dù các trường đã đào tạo kiến thức nền, kiến thức cơ bản.

Nhưng để có sự gắn kết giữa công tác đào tạo và các vị trí việc làm trong các doanh nghiệp chúng ta chắc là sẽ cần nhiều thời gian, kể cả từ phía các doanh nghiệp cũng như từ phía các cơ sở đào tạo. Phải thấy rằng đây là một thực tế mà cần phải thay đổi”.

Theo ông Vũ Quang Thành, thông qua các hoạt động giao dịch việc làm trên địa bàn Hà Nội, thời gian gần đây, nhiều cơ sở đạo đã có sự thay đổi tương đối rõ nét, chủ động hơn trong việc phối hợp với doanh nghiệp, tạo điều kiện để học viên có việc làm sau khi kết thúc khóa học.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,4 triệu người, tăng gần 204.000 người so với năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54% so với năm trước, đáng chú ý tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 8,48% tăng 0,52%.

Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch COVID-19 và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhiều thanh niên mất việc làm hoặc phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Huyền, điều phối viên quốc gia, Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, thế giới việc làm của hiện tại đầy rẫy các biến động khi công nghệ phát triển. Nhiều việc làm trước đây chưa bao giờ có thì hiện nay lại trở nên phổ biến, và đại dịch COVID-19 là minh chứng rõ nhất cho sự biến động, thậm chí là hỗn loạn của thị trường lao động, sự hoang mang của các hình thức đào tạo truyền thống.

“Công tác đào tạo nghề cũng không nằm ngoài tác động đấy, vì vậy, điều chỉnh để công tác đào tạo nghề trở nên linh hoạt hơn là một yêu cầu cấp thiết. Đồng thời cũng cần đa dạng các loại hình đào tạo như đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo trực tuyến theo từng kỹ năng… Và thanh niên, hơn bao giờ hết, phải ý thức được tương lai việc làm của mình sẽ không phải luôn luôn đi theo một con đường thẳng, một con đường truyền thống như trước đây mà luôn phải sẵn sàng để có những chuyển đổi và cần thích ứng với bất cứ thay đổi nào đến từ công nghệ cũng như từ các rủi ro không lường trước như đại dịch Covid-19”. 

Ảnh minh họa - Tuổi Trẻ

Ảnh minh họa - Tuổi Trẻ

Đại dịch COVID-19 và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra ‘thử thách kép’ đối với thị trường lao động toàn cầu.

Để tận dụng lợi thế dân số trẻ, biến những thách thức thành cơ hội, công tác định hướng và đào tạo nghề cho thanh niên cần được quan tâm đặc biệt. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Đừng để tuột cơ hội vàng”

Trở lại với Nguyễn Nhật, thanh niên từ Hòa Bình ra Hà Nội lập nghiệp. Sau hơn 4 tháng học sửa chữa điện lạnh, cậu cho biết, vẫn chạy xe ôm công nghệ để có thu nhập, nhưng giờ không còn cảm thấy chênh vênh mà đã tự tin hơn vì sắp có ‘nghề trong tay’.

Có thể thấy, bên cạnh tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống, kinh tế xã hội, đại dịch Covid-19, cũng giúp nhiều thanh niên, trong đó có Nhật, hiểu ra rằng, những công việc giản đơn, mùa vụ gặp khó khăn và bấp bênh thế nào trước thế giới việc làm đầy biến động. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc mạng 4.0 dẫn tới chuyển dịch cơ cấu lao động, các hệ thống tự động dần thay thế lao động thủ công, ảnh hưởng đến việc làm của lao động kỹ năng.

Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025, có 85 triệu việc làm trên toàn cầu sẽ bị xóa bỏ, nhưng cũng có 97 triệu việc làm mới được tạo ra. Muốn đáp ứng yêu cầu của thế giới việc làm mới, ước tính khoảng 50% lao động cần được đào tạo lại và nâng cao kỹ năng, tay nghề.

Thách thức trong giai đoạn trước mắt là vừa phải giải quyết bài toán đảm bảo cung ứng nhân lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, vừa phải thực hiện các giải pháp căn cơ, lâu dài về đào tạo nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trong khoảng 5-10 năm tới.

Chính vì vậy thời điểm này, công tác đào tạo nghề cho thanh niên cần được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống giáo dục, đào tạo, ở mọi cấp độ, trình độ, hình thức đào tạo. Đòi hỏi cách tiếp cận đồng bộ, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực ở các địa phương, các lĩnh vực, tránh sự chia cắt cơ học, không hợp lý.

Thực tế, tại nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam, hoạt động đào tạo luôn có một khoảng cách nhất định và thường đi sau thế giới việc làm.

Có nhiều mô hình dự báo cung cầu lao động nhưng mô hình nào cũng tồn tại khiếm khuyết, bởi phải dựa trên dữ liệu có sẵn và thu thập dữ liệu.

Do đó, để rút ngắn được độ ‘lệch pha’ này, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp cần luôn song hành trong mối quan hệ hỗ trợ của nhà nước. Đó nên là một cơ chế đối thoại nhanh chóng, kịp thời giữa các bên, mà ở đó ai cũng có vai trò của riêng mình.

Doanh nghiệp biết mình đang cần gì ở người lao động, cần gì ở mỗi vị trí việc làm. Cơ sở đào tạo biết học viên đang thiếu hụt kỹ năng gì theo nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong khi các cơ quan chức năng cũng biết cần tháo gỡ những rào cản, khó khăn gì để có hỗ trợ tốt nhất, giúp cho mối quan hệ này trở nên hiệu quả.

Có như vậy, thì câu chuyện về khoảng trống giữa hệ thống đào tạo nghề với thực tế việc làm mới có thể được giải quyết và thu hẹp. 

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //