Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh trong dịp hè

Phóng viên - 15/06/2017 | 6:54 (GTM + 7)

VOVGT – Mỗi dịp hè, tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông của các em học sinh lại tăng cao với rất nhiều vụ tai nạn thương tâm...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mỗi dịp hè, tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông của các em học sinh lại tăng cao - Ảnh minh họa

Cảnh tượng xe máy, sách vở, cặp táp la liệt, nhuốm máu giữa đường trong rất nhiều những vụ tai nạn giao thông gần đầy là những hình ảnh khiến chúng ta đau xót và phải lo lắng tìm ra giải pháp để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông cho các em học sinh.

Dưới đây là chia sẻ của một số người dân: “Việc bảo vệ cho trẻ em, tôi nghĩ phải từ gia đình, thầy cô. Chúng ta phải dạy cho trẻ cách xử lý tình huống, rủi ro. Bởi vì kỹ năng của trẻ em Việt Nam đối mặt với các sự kiện xảy ra thì rất là yếu. Việc hướng dẫn các em cách thức qua đường thấy xe thế nào, nhường nhịn ra sao thì nó phải phù hợp thì tôi nghĩ điều đó rất quan trọng”. Một người khác cho biết: “Năm nào cũng vậy, hễ hè là gia đình tôi tìm lớp cho bé đi học hoặc cho bé về quê. Mình cũng đi làm thường xuyên nên cũng không có cách nào khác để trông giữ bé. Mình nghĩ đây là cách tốt nhất rồi”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Nỗi lo lắng trên của các phụ huynh là điều dễ thông cảm. Bởi lẽ vào mỗi dịp hè, tình trạng mất an toàn, nhất là khi tham gia giao thông của các em học sinh lại tăng cao với rất nhiều vụ tai nạn thương tâm...

Tháng 5 vừa qua, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã khiến một nam sinh tử vong tại chỗ. Được biết, khi điều khiển xe máy trên đường Quang Trung, từ hướng quận 12 về ngã 6 Gò Vấp, nam sinh trên đã bất ngờ va chạm với một xe khách chạy cùng chiều. Vụ tai nạn khiến nạn nhân tử vong khi chưa kịp đưa đến bệnh viện cấp cứu. Được biết, nạn nhân là học sinh học lớp 10 tại một trường trung học phổ thông trên địa bàn, khi gặp tai nạn, em chỉ mới 16 tuổi và chưa có giấy phép lái xe.

Vụ tai nạn khác xảy ra vào đầu tháng 6 tại huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa qua cũng khiến nhiều người ám ảnh. Theo đó, sau khi giúp mẹ bán hàng ở chợ vào dịp hè, hai chị em ruột chở nhau về nhà bằng xe đạp điện đã bị một xe tải đi cùng chiều phía sau đâm tới. Phương tiện tông vào gốc xoài gần đường rồi chạy thêm 100 m nữa mới dừng lại. Sau va chạm, xe đạp điện bị cuốn vào gầm xe tải, biến dạng hoàn toàn, khiến 2 nữ sinh tử vong tại chỗ.

Bên cạnh đó, ở những giờ cao điểm, trước các cổng trường từ mầm non cho đến trung học phổ thông đều thường xuyên xảy ra những vụ va chạm hoặc tai nạn giao thông. Không khó để bắt gặp “ma trận” các phụ huynh đậu xe la liệt, các em học sinh không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, lại còn chở ba, chở bốn, phóng nhanh vượt ẩu, thân nhiên sử dụng điện thoại khi điều khiển xe... Đó là những hành vi tiềm ẩn nhiều hiểm họa, khiến chúng ta luôn đau đáu vì những vụ tai nạn thương tâm đã và có thể sẽ tiếp tục xảy ra.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, TNGT đường bộ là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong và thương tích nghiêm trọng đối với trẻ em tại Việt Nam, sau tai nạn đuối nước. Trung bình, mỗi năm có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT.

Chia sẻ về những con số khủng khiếp này, Đạo diễn, diễn viên Anh Luân, sáng lập và điều hành Học viện Nghệ thuật ALU chia sẻ: “Những vụ tai nạn giao thông xảy đến với các bé thật sự chúng ta không ai mong muốn, và nó có thể dẫn đến sự ám ảnh cho trẻ nhỏ. Với kinh nghiệm thực hiện nhiều chương trình giáo trí – nghệ thuật cho các bé, Anh Luân nhận thấy các bậc phụ huynh hiện nay khá chú trọng đến việc học tập chính quy của các bé, mà đôi khi, quên mất hoặc chưa coi trọng việc trang bị cho trẻ những kỹ năng mềm đối diện với các tình huống khẩn cấp mang tính “sinh tồn”.

Đạo diễn, diễn viên Anh Luân nói:

Về suy nghĩ gửi con học hè tại các trung tâm, lớp học nghệ thuật, năng khiếu vào dịp hè để đỡ trông giữ, hạn chế tai nạn sẽ đến với các bé của khá nhiều phụ huynh, Anh Luân cho rằng: “Về việc cho con đi học các trung tâm, lớp kỹ năng để trẻ có môi trường sinh hoạt vào dịp hè thì rất là tốt nhưng nếu cho trẻ đến trường chỉ vì phụ huynh đỡ trông giữ thì Anh Luân nghĩ nó không giải quyết được vấn đề này. Bởi nếu như vậy, các con sẽ không được khuyến khích chú tâm cho những hoạt động này, cũng như lúng túng và dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc khác”.

Đạo diễn, diễn viên Anh Luân cho biết thêm:

Ảnh minh họa

Đồng quan điểm trên, ông Cao Hồng Hưng, GĐ Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thuộc Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam cũng đánh giá việc các rèn luyện những kỹ năng thiết yếu cho các bé hiện nay chưa được chú trọng: “Việc một số bậc phụ huynh chưa ủng hộ các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường thì cũng dễ hiểu thôi. Theo tôi thì nó xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chủ quan là mong muốn của phụ huynh học sinh lúc nào cũng cho rằng việc đi học thì học kiến thức là quan trọng nhất.

Vấn đề khách quan là trong thời gian vừa qua, các bạn thấy là rất nhiều những chương trình giáo dục – đào tạo không có chức năng tổ chức hoặc tổ chức kém hiệu quả mà phụ huynh phải chi trả một khoản chi phí rất là lớn. Nên nó đã làm tổn thương đến niềm tin của phụ huynh đối với các chương trình ngoài trường học. Tôi cho rằng nó có cả vấn đề khách quan và chủ quan”.

Cao Hồng Hưng nói:

Để khắc phục thực trạng này, ông Cao Hồng Hưng cho rằng: “Theo tôi thì để mà các bậc phụ huynh phải an tâm, cũng như các em có thể tham gia các chương trình một cách chủ động nó liên quan rất nhiều yếu tố. Thứ nhất, về phía nhà trường, các tổ chức Đoàn – Hội của nhà trường phải thiết kế được các chương bên cạnh chương trình học chính, chuyên môn từ nhà trường để qua đó mình rèn luyện đào tạo, huấn luyện được kỹ năng mềm – kỹ năng sống cho các em. Vấn đề thứ 2 nữa là, khi tổ chức các chương trình này, nhà trường cũng nên chọn đơn vị tổ chức có chức năng để làm việc này, ví dụ như trung tâm CTXH của tổ chức Đoàn – Hội các cấp, hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng được nhà nước cấp phép, đã qua quá trình thẩm định…”

Ông Cao Hồng Hưng cho rằng:

Con trẻ là một niềm tự hào lớn lao mà chúng ta luôn yêu thương, chăm sóc từng chút một. Trong cuộc sống hiện đại, quá nhiều vấn đề khiến chúng ta bận tâm, lo lắng cho sự an toàn của trẻ. Ngay cả việc đến trường, các bậc phụ huynh cũng cố gắng đưa con đến tận nơi, đứng tận cổng để trông con vào lớp mới an tâm. Đi chơi, đi tiệc, đi bất cứ nơi đâu... trẻ đều được đưa đón cẩn thận. Bên cạnh đó, các trường học cũng nâng cao chất lượng giảng dạy song song với việc đảm bảo an toàn cho các em bằng việc trang bị xe phục vụ riêng.

Tuy nhiên, nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn phát sinh từ phương thức này không đảm bảo an toàn, từ đó, lại phải có đề xuất hoàn thiện quy chuẩn xe đưa đón học sinh. Song, tính khả thi của đề xuất này lại dấy lên những dư luận trái chiều bởi việc đón – trả các em học sinh tại những trạm xe nếu người nhà chưa đến kịp thì liệu sẽ xảy ra vấn đề gì. Chưa kể, với bản tính hiếu động, ai sẽ nhắc nhở các em phải giữ trật tự, đảm bảo các điều kiện an toàn trên xe. Liệu tiếp viên, thầy cô giáo có thể trông nom tốt mấy chục em, khi mỗi bé một tính, một thể trạng khác và nhận thức thì chưa đủ? Thế là, cha mẹ, người nhà vẫn đưa đón các em và luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng chất chồng...

Đó là những minh chứng cho vòng tay bảo bọc rắn chắc từ phía gia đình, tuy vậy, rời xa vòng tay ấy, trẻ dễ dàng khóc ré lên một cách bất lực khi đối mặt với các tình huống nguy cấp mang tính sinh tồn! Bởi lẽ, cả việc đơn giản là bình tĩnh tiếp xúc với cảnh sát, nói rõ tên tuổi mình, tên tuổi ba mẹ, địa chỉ nhà, khi thất lạc các bé cũng còn sợ sệt, lúng túng và không làm được. Chính bản thân của chúng ta vẫn đang ở trong một cái vòng lẩn quẩn tìm mọi cách để bảo vệ con, và vô tình cướp đi cơ hội để con học cách tự bảo vệ mình!

Trong khi chúng ta dùng tay bịt mắt con nhỏ và nhanh chóng đưa bé ra khu vực khác, không để bé chứng kiến các vụ tai nạn giao thông thì Nhật Bản, một quốc gia có nền giáo dục đáng mơ ước trên thế giới lại làm điều ngược lại. Trẻ em được tận mắt chứng kiến các vụ tai nạn được dàn dựng từ các tình huống thực tế, phổ biến trong cuộc sống thường nhật như: điểm mù của các loại xe, cách xử lý khi bị điều khiển xe đạp bị xe ô tô đâm vào, bị xe buýt suýt chèn lên, thậm chí các diễn viên còn diễn lại cảnh người đi bộ bị xe tải cuốn vào gầm... để cảnh báo các em về hậu quả của việc vi phạm Luật giao thông, cách xử trí cũng như ứng xử chuẩn mực có văn hóa, cúi đầu chào cảm ơn khi được nhường đường. Chính việc giáo dục tầm quan trọng của ATGT ngay khi còn nhỏ cho các bé đã giúp đất nước mặt trời mọc rất thành công trong việc hạn chế các vụ TNGT trong những năm qua.

Có như thế mới thấy, chúng ta rất cần tăng cường các biện pháp khả thi, đồng bộ giữa các bên có trách nhiệm, nhất là nhà trường và phụ huynh, mà trước hết, mỗi chúng ta phải chủ động bảo vệ con em mình bằng việc trang bị kỹ năng thiết yếu, giúp con sinh tồn trong những tình huống nguy cấp. Đừng để mỗi chuyến xe đón – đưa bé là những tràn thở dài não nề, những lần đưa tay xoa trán, vỗ đầu đầy chán chường.

Những vụ tai nạn thương tâm xảy ra là những cứ sốc tinh thần cho các bé bị tai nạn hoặc tận mắt chứng kiến tai nạn, cũng là sự đau đón, mất mát không gì bù đắp được cho gia đình nạn nhân, tổn thất to lớn cho đất nước. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ các em học sinh không chỉ ở dịp hè, và lập tức cần thực hiện để không xảy ra những sự cố đáng tiếc nào nữa... Trách nhiệm này thuộc không của riêng ai.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Tái diễn ùn ứ tại trung tâm đăng kiểm, xử lý ra sao?

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhu cầu kiểm định phương tiện xe cơ giới của người dân tại TP.HCM tăng cao. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm, cũng đã xảy ra tình trạng các phương tiện xếp hàng kéo dài chờ kiểm định.

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Cẩn trọng với đề xuất đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai

Người dân có thể đăng ký thường trú bằng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai – Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại tờ trình của Bộ Công an về Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú.

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh và tranh trong phố

Phố trong tranh, và tranh trong phố - Tôi chợt nhận ra sự tồn tại rất thú vị này trong một lần tình cờ dạo bước trên con phố Nguyễn Thái Học – một trong những con phố bán nhiều tranh chép nhất của Hà Nội.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

TP.HC: Bức xúc vì ảnh hưởng từ công trình giao thông tại Tỉnh lộ 10

Thời gian qua nhiều người dân sinh sống trên tuyến đường Tỉnh lộ 10 (Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân) bức xúc vì công trình cầu Bà Hom vẫn chưa thể hoàn thành. Đoạn đường mở rộng 2 bên phía đầu cầu thi công ì ạch, đất đá ngổn ngang, bụi bặm khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

‘Gã khổng lồ’ vận tải biển Maersk đối phó với biến động toàn cầu thế nào?

Chuyên chở khoảng 20% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, Công ty vận tải container quốc tế Maersk của Đan Mạch được xem là một trong những hãng tàu biển lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sau hơn 120 năm tồn tại, Maersk đang đối mặt không ít thách thức đến từ những biến động toàn cầu.

// //