Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cao tốc và các siêu dự án vành đai: Cần gỡ vướng ngay từ cách tính chỉ số giá và cơ chế bù giá

Hoàng Hà - 16/06/2022 | 10:59 (GTM + 7)

Liên quan đến giá nguyên nhiên vật liệu tăng tăng quá cao khiến nhà thầu bị thua lỗ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt câu hỏi: Vì sao đã có cơ chế điều chỉnh giá mà nhà thầu vẫn kêu khó và đề nghị Bộ trưởng làm rõ vấn đề này, tránh gây hiểu nhầm rằng Nhà nước đẩy khó cho nhà thầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Hàng loạt đơn vị cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cao tốc Bắc – Nam lại ngừng vận chuyển sau khi xăng dầu tiếp tục lập đỉnh mới ngày 13/6, đưa giá dầu lên sát ngưỡng 30 nghìn đồng/lít.

Đặc biệt, tại gói thầu số 10, dự án cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 các đơn vị đã đồng loạt ngừng vận chuyển từ hơn 10 ngày nay, trong khi hiện đang là cao điểm thi công lớp móng cấp phối đá dăm, K98, K95.

Thi công tại gói thầu số 10, Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Thi công tại gói thầu số 10, Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Ông Hà Quang Đức, nhà thầu Sơn Hải phụ trách gói thầu số 10 chia sẻ, trước đó giá thép tăng rất cao khiến việc thi công hầm Tam Điệp gặp nhiều khó khăn: "Giá dầu lên cao quá, các đơn vị cung ứng vật liệu đang đang yêu cầu tăng giá, mấy ngày hôm nay đang tạm dừng việc tập kết đá về công trình.

Các đơn vị vận chuyển cũng ý kiến giờ giá xăng dầu cao chở cũng lỗ, không chở thì không hoàn thành hợp đồng.

Hiện tại các đơn vị đang đề xuất giá so với giá tại thời điểm kí hợp đồng cao gấp từ 2,5-3 lần, họ muốn thanh toán bù trực tiếp. Mong cơ quan ban ngành cập nhật chỉ số giá sao cho phù hợp thực tế.

Đặc biệt, chỉ số giá thép không phản ánh không đúng thực tế, thời điểm thi công tháng 4,5,6,7,8/2021 giá thép đã tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm kí hợp đồng, nhưng chỉ số giá tăng có 5-6% không phản ánh đúng thực tế".

Gói thầu số 10, Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45

Tại gói thầu XL-02, dự án QL45 - Nghi Sơn nhiều đơn vị cung cấp nguyên vật liệu cũng ngừng vận chuyển. Ông Cao Văn Hóa, Chỉ huy trưởng gói thầu, Nhà thầu Định An cho biết, mặc dù đây là loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thế nhưng mức bù giá cũng chỉ dao động từ 3-4%: "Cách tính giá được tính theo công bố giá của địa phương ở thời điểm đó. Hiện tại giá dầu đã lên tới gần 30 nghìn đồng/lít, chênh hơn gấp đôi so với thời điểm làm giá dự thầu, ngoài ra giá thép, bê tông, xi măng đều tăng theo giá dầu.

Rủi ro tăng giá này chúng tôi đang xin ý kiến Bộ GTVT được điều chỉnh giá trực tiếp cho nhà thầu, giảm thiểu chênh lệch giá quá lớn so với giá dự thầu, để nhà thầu yên tâm thi công".

Tình trạng thi công cầm chừng cũng đang diễn ra tại các dự án thành phần khác, bởi mức tăng của nguyên nhiên liệu đã vượt xa sức chịu đựng và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Một số nhà thầu bày tỏ lo lắng:

"Càng làm công ty càng phá sản, đẩy doanh nghiệp vào thế rất khó, tháng 3 năm ngoái lúc dự thầu giá có 13,8 ngàn đồng/lít bây giờ xăng dầu tăng khủng khiếp quá và cái gì nó cũng tăng giá hết. Nhà thầu cao tốc Bắc Nam bây giờ chỉ có khóc ròng".

"Thực sự có những hợp đồng đã kí và đang làm rồi, với tình hình vật liệu, xăng dầu, sắt thép nó lên như thế này nếu cứ chiến đấu, cứ làm thì chắc chắn sẽ phá sản".

Với thực trạng này nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời nhà thầu sẽ không đủ lực triển khai các dự án tiếp theo. Trong khi đó, cuối năm nay đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 sẽ khởi công, 3 dự án cao tốc khác và 2 dự án vành đai cũng sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Vì lẽ đó, Chính phủ cần sớm có cơ chế tháo gỡ điểm nghẽn này.

Hầm Tam Điệp đã thi công được hơn 95%.

Hầm Tam Điệp đã thi công được hơn 95%.

PSG.TS Hoàng Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ nêu quan điểm: "Phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân, việc quản lý chống thất thoát vốn cho nhà nước là cần, nhưng thực tế xảy ra do khách quan mang lại thì các cơ quan chức năng phải nhanh chóng tìm ra cơ chế, làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích.

Thế giới cũng vậy, không có doanh nghiệp nào mà chỉ có làm để lỗ cả, bây giờ đấu thầu rồi, cái gì thuộc trách nhiệm của nhà thầu thì phải chịu rủi ro trong một giai đoạn nhất định.

Nhưng đây là rủi ro lớn do đại dịch và bất ổn chính trị không lường trước được, nhà thầu không có lỗi nên việc điều chỉnh là hoàn toàn hợp pháp".  

Đồng quan điểm này, ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đối với các loại nguyên nhiên liệu đầu phải nhập khẩu, giá cả phụ thuộc thị trường thế giới, việc điều chỉnh hợp đồng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu công tác dự báo nếu được thực hiện sớm hơn, doanh nghiệp sẽ chủ động chuẩn bị các nguồn nguyên nhiên liệu, tránh “ăn đong”, với giá cao ngất ngưởng như hiện nay.

Liên quan đến vấn đề chậm công bố giá và giá công bố chưa sát với giá thị trường, ông Đàm Đức Biên, Cục trưởng Cục Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ đã yêu cầu các địa phương tăng tần suất công bố từ hàng quý sang hàng tháng, đảm bảo sát giá thị trường. Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra về công tác quản lý chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng tại các địa phương có dự án cao tốc đi qua.

"Đối với hợp đồng điều chỉnh giá ở một số dự án tuyến cao tốc, cơ chế hoàn toàn cho phép điều chỉnh giá khi giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao.

Nhưng khi tổ chức thực hiện, do thỏa thuận giữa nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình xác lập hợp đồng chưa xác định được đầy đủ phạm vi, các công thức điều chỉnh giá. Việc Bộ GTVT đề nghị Bộ Xây dựng cho phép thay đổi công thức điều chỉnh giá, về nguyên tắc phải đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm và thẩm quyền của ai, lúc đó mới có cơ sở để Bộ Xây dựng hướng dẫn và kiến nghị Chính phủ", ông Đàm Đức Biên nói.

Hàng loạt máy móc ngừng thi công do các đơn vị vận chuyển vật liệu dừng cung cấp, đòi tăng giá, tại gói thầu XL02 Dự án QL45-Nghi Sơn.

Hàng loạt máy móc ngừng thi công do các đơn vị vận chuyển vật liệu dừng cung cấp, đòi tăng giá, tại gói thầu XL02 Dự án QL45-Nghi Sơn.

Trong khi các nhà thầu thi công cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 đang “oằn” mình vì giá nguyên nhiên liệu tăng đột biến, chỉ còn ít tháng nữa 12 dự án giai đoạn 2 sẽ tiếp tục khởi công, 3 dự án cao tốc khác và 2 siêu dự án vành đai cũng sẽ được thực hiện.

Đây là giai đoạn Chính phủ dốc toàn lực để phát triển hạ tầng giao thông, mặc dù cơ chế điều chỉnh giá đã có, Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự phù hợp, Chính phủ cần sớm gỡ vướng để nhà thầu yên tâm thi công.  Cùng đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan: “Cơ chế điều chỉnh giá: Cần hài hòa lợi ích, tránh đẩy nhà thầu vào thế phá sản”.

Trong xây dựng hiện có 2 loại hợp đồng, một là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định; hai là hợp đồng có điều chỉnh giá. Với hợp đồng trọn gói, đồng đơn giá cố định, theo quy định pháp luật hiện hành các hợp đồng này không được điều chỉnh giá, nhà thầu phải chập nhận “lời ăn lỗ chịu”.

Bởi trong quá trình xác lập hợp đồng các bên đã phải lường trước được các yếu tố rủi ro, nếu điều chỉnh sẽ không tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tuy nhiên, rủi ro về giá tăng đột biến thời gian vừa qua nhà thầu không lường trước được. Việc tăng giá đột biến do dịch bệnh, chiến tranh cần được xác định là yếu tố “bất khả kháng” trong hợp đồng xây dựng để chia sẻ khó khăn với nhà thầu.

Thế nhưng, hiện nay không có tiêu chí định lượng khi giá vật liệu xây dựng tăng bao nhiêu phần trăm thì được xem là bất khả kháng nên chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Để tháo gỡ khó khăn này, Bộ Xây dựng cũng đang vận dụng linh hoạt quy định tại điều 420, Bộ Luật Dân sự, đó là cho phép hợp đồng được điều chỉnh trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản và đưa nội dung này vào Dự thảo Nghị định 37 sửa đổi.

Đối với hợp đồng điều chỉnh giá, về nguyên tắc nhà thầu được phép đề nghị chủ đầu tư bù giá, trên cơ sở chỉ số giá mà địa phương công bố. Tuy nhiên, việc công bố giá và chỉ số giá xây dựng của hầu hết các địa phương hiện nay đều chậm và chênh lệch khá lớn so với diễn biến của thị trường, nhà thầu mong mỏi được bù giá trực tiếp.

Vì thế, Bộ Xây dựng cần sớm hướng dẫn các Sở Xây dựng bám sát tình hình để công bố giá vật liệu kịp thời và sát thực tế. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, biến động mạnh và chiếm tỉ trọng lớn cần công bố giá hàng tháng, thậm chí là hàng tuần; nâng cao chất lượng dự báo về cung cầu trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, sớm giải quyết các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm thời gian tới.

Việc điều chỉnh hợp đồng là cần thiết, nhưng trước mắt, Bộ GTVT cần xem xét cụ thể từng hợp đồng, từ đó đề xuất phương án xử lý, điều chỉnh; không thể đưa ra một quy định chung áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng.

Bởi như vậy sẽ làm thay đổi cả hệ thống pháp luật, phá vỡ nguyên tắc đấu thầu, vì thế việc điều chỉnh hợp đồng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tạo thành tiền lệ xấu, tiềm ẩn những rủi ro trục lợi, gây thiệt hại cho nhà nước.

Chất lượng và trách nhiệm của tư vấn cũng là vấn đề cần được quan tâm, lâu nay mắt xích này dường như bị lãng quên và thậm chí là vô can trong nhiều vụ án đầu tư xây dựng hạ tầng.

Trong khi đó khâu tư vấn có vai trò rất quan trọng trong việc dự báo, thậm chí ngay ở khâu lập dự toán, nhà thầu đã phải kí các hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung cấp trung hạn và dài hạn.

Để giảm thiểu rủi ro về biến động tăng giá, nhà thầu có thể chủ động sử dụng công cụ bảo hiểm giá qua hợp đồng phái sinh, bởi nhà nước không thể mãi đuổi theo doanh nghiệp và điều chỉnh như hiện nay.

Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Bộ Tài chính cho biết các khoản phí trong vé máy bay là giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, không phải các khoản phí nộp ngân sách.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Ở một siêu đô thị đông đúc trên 9 triệu phương tiện xe cá nhân lưu thông như TP.HCM, việc chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Sau gần 9 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014 và một số Nghị định cho thấy còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi. Trong khi đó, Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng, từ 1/7/2024.

Thủy cung trên cạn

Thủy cung trên cạn

Cây cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của người dân khi được ví như “thủy cung trên cạn” với vẻ lung linh, rực rỡ của mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội trên vòm cầu, khi thành phố lên đèn.

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Trong 4 phiên đấu thầu vàng gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì có đến 3 phiên bị hủy và 1 phiên “ế ẩm”. Trong bối cảnh thị trường vàng thiếu nguồn cung, vì sao các phiên đấu thầu vàng không thành công? Và liệu đây có phải là giải pháp khả thi?

// //