Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cách nào kiểm soát phế thải xây dựng?

Phóng viên - 18/03/2021 | 6:15 (GTM + 7)

Trung bình mỗi ngày tại Hà Nội và TP.HCM phát sinh khoảng 2.500 - 3.000 tấn phế thải xây dựng, nhưng chỉ một số lượng ít được đưa vào các bãi chôn lấp, còn lại đa phần đổ trộm ra vệ đường, các bãi đất trống… Cần làm gì để kiểm soát tốt hơn việc thu gom và

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những đống phế thải xây dựng tự phát xuất hiện bên vệ đường, trên các khu đất trống, ven sông hồ là thực trạng thường thấy tại các khu dân cư trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Đơn cử như bãi phế thải xây dựng tự phát ở cuối ngõ 76 An Dương và dọc bờ sông Hồng đoạn qua các phường Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội...

Một người dân phản ánh:

"Thỉnh thoảng bắt gặp người dân đổ vật liệu xây dựng sang bên cạnh đường hay đổ ở những bãi trống như ở ngõ 76 An Dương đổ đấy rất nhiều. Một việc làm của người dân không có ý thức đã gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, bụi bặm và làm mất cảnh quan đô thị".

Nhiều hộ dân khi thực hiện tháo dỡ, sửa chữa các công trình xây dựng đã đổ lẫn phế thải xây dựng với rác sinh hoạt hàng ngày hoặc thuê đội ngũ đồng nát, ve chai vận chuyển mà không quan tâm đến việc phế thải xây dựng sẽ được bỏ đi đâu. Điều này gây khó khăn cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải của các đơn vị môi trường đô thị.

Đại diện Hợp tác xã môi trường Thành Công phản ánh:

"Chúng tôi thường xuyên gặp những bao tải, bao trạc của rất nhiều hộ gia đình khi họ thu dọn xong. Một là chính hộ gia đình hai là họ thường xuyên đi thuê những người đi dọn dạng đồng nát, vận chuyển với giá mấy chục nghìn.Nếu thu gom thì không đúng quy định, không thu gom nhếch nhác trên vỉa hè".

Thời gian qua, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm và thiếu sự giám sát công tác thu gom, xử lý phế thải xây dựng (Ảnh: Báo Lao Động)
Thời gian qua, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm và thiếu sự giám sát công tác thu gom, xử lý phế thải xây dựng (Ảnh: Báo Lao Động)

Theo một khảo sát của Viện môi trường quốc gia Nhật Bản kết hợp với các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam tại 15 công trình xây dựng và phá dỡ tại Hà Nội cho thấy, 22% tổng lượng phế thải xây dựng được đổ tại các bãi thải không chính thống và xấp xỉ 7% không rõ địa điểm đổ. 

Ông Nguyễn Thế Đồng- Nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục môi trường, cho biết, trong các văn bản pháp luật như Luật Xây dựng năm 2014, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định các nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm về quản lý phế thải xây dựng và phế thải xây dựng phải được thu thập xử lý đầy đủ; chính quyền địa phương có trách nhiệm giám sát việc thực thi.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm và thiếu sự giám sát công tác thu gom, xử lý phế thải xây dựng:

"Vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý môi trường được quy định rõ ràng. Trên thực tế thì tôi thấy các địa phương hầu như là vẫn chưa có các quy hoạch cụ thể về các khu để mà chôn lấp. Hai là các khu xử lý về chất thải rắn. Cái này là hiện nay thì nó đang là một tồn tại".

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến- Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng – Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn xây dựng đã khá đầy đủ. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 08 năm 2017 hướng dẫn về quản lý chất thải xây dựng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các chủ thầu xây dựng, chủ đầu tư, chủ thể thu gom và vận chuyển chất thải rắn xây dựng.

Mặc dù trong Thông tư có yêu cầu hàng năm các địa phương thực hiện báo cáo về tình hình quản lý chất thải rắn xây dựng nhưng đến nay, sau hơn 4 năm có hiệu lực, hiện chưa có cơ sở dữ liệu về lĩnh vực này:

"Cơ sở dữ liệu hiện liên quan đến quản lý chất thải rắn xây dựng hầu như không có, rất khó khăn cho công tác quản lý. Tôi nghĩ rằng, Bộ xây dựng cũng nên thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 08. Từ đó thể sửa đổi, bổ sung để cho nó phù hợp".

Một số ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng đổ phế thải xây dựng tự phát, chính quyền các địa phương cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa khi cấp phép các công trình xây dựng, yêu cầu các nhà thầu chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định về xử lý phế thải xây dựng, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm về đổ phế thải.

Đại diện nhóm Vietnam Waste Management Network (Mạng lưới chia sẻ và quản lý chất thải của Việt Nam) cho biết, hiện nay tỷ lệ tái chế/ tái sử dụng phế thải xây dựng ở Hà Nội hiện duy trì ở mức thấp, khoảng 10%.

Hoạt động tái chế/ tái sử dụng phế thải xây dựng hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của đội ngũ thu gom phế liệu, với sự điều phối rất hạn chế của cơ quan chức năng.

Trong khi đó, phế thải xây dựng có nhiều nguyên vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng cao như kim loại, gạch, bê tông … Bởi vậy, để tránh lãng phí, rất cần các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm hơn đến thị trường cho phế thải xây dựng tái chế. Đồng thời có những giải pháp hiệu quản hơn trong công tác quản lý, thu gom và xử lý phế thải xây dựng.

Chỉ khi, chủ thầu xây dựng, chủ đầu tư, các doanh nghiệp thu gom thấy được lợi ích kinh tế từ phế thải xây dựng, coi phế thải xây dựng là nguồn tài nguyên thì tình trạng đổ phế thải xây dựng tự phát mới được ngăn chặn (Ảnh: Báo HNM)
Chỉ khi, chủ thầu xây dựng, chủ đầu tư, các doanh nghiệp thu gom thấy được lợi ích kinh tế từ phế thải xây dựng, coi phế thải xây dựng là nguồn tài nguyên thì tình trạng đổ phế thải xây dựng tự phát mới được ngăn chặn (Ảnh: Báo HNM)

Ngành xây dựng là ngành tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đồng thời phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Để giảm thiểu phát sinh phế thải xây dựng và hạn chế những tác động tiêu thì giải pháp tái chế, tái sử dụng phế thải xây dựng là một giải pháp lâu dài và bền vững.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Phế thải xây dựng - Đừng chỉ coi là rác

Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011 về quản lý chất thải rắn, Tổng lượng chất thải rắn đô thị phát sinh tại Việt Nam trung bình khoảng 60.000 tấn/ ngày, trong đó phế thải xây dựng chiếm khoảng 10-12% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Chỉ riêng TP.HCM và Hà Nội, mỗi ngày phát sinh trên 3.000 tấn phế thải xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tái chế/ tái sử dụng phế thải xây dựng mới đang duy trì ở mức trên dưới 10%. 

Năm 2021, Hà Nội dự kiến khởi công 3 công trình giao thông trọng điểm và hoàn thành 9 dự án khác, trong khi Tp.HCM đề xuất đầu tư 15 dự án công trình giao thông trọng điểm, cấp bách và hoàn thành 45 dự án khác.

Đó là chưa kể, còn trăm các dự án xây mới, cải tạo và phá dỡ các tòa nhà đang và sắp triển khai ở các đô thị lớn. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có thêm hàng chục nghìn tấn phế thải xây dựng bị thải bỏ ra môi trường.

Nếu không nhanh chóng có những biện pháp quản lý việc thu gom, xử lý phế thải xây dựng, các đô thị có thể trở thành những bãi phế thải xây dựng “khổng lồ”, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, đe dọa đến sức khỏe người dân đô thị.

Tối đa hóa tái chế /tái sử dụng các phế thải xây dựng là một giải pháp hữu hiệu vừa có thể hạn chế lượng chất thải ra môi trường, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vừa có thể tận dụng những giá trị tài nguyên sẵn có.

Trước hết, cần phải coi phế thải xây dựng như là một nguồn tài nguyên thay vì rác thải. Chỉ khi, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà thầu, đơn vị thu gom coi phế thải xây dựng là nguồn tài nguyên sẽ tìm kiếm và đưa ra những giải pháp để tái sử dụng hoặc tái chế nó thành những sản phẩm có giá trị kinh tế và lợi ích cho môi trường.

Để tạo điều kiện cho hoạt động tái chế, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những quy định tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải rắn, xây dựng và phát triển thị trường và kinh doanh chất thải.

Chính phủ sớm xây dựng và ban hành những chính sách ưu tiên cho hoạt động đầu tư, nghiên cứu, sản xuất các vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng, nhằm làm thúc đẩy năng lực chế tạo các vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế tại Việt Nam.

Cùng với đó, có những cơ chế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hoạt động tái chế và quản lý phế thải xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tái chế. Việc tái chế phế thải xây dựng cần được xây dựng chặt chẽ ngay từ các khâu phá dỡ, thu gom, vận chuyển và xử lý.

Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm vật liệu tái chế và những hướng dẫn kỹ thuật trong sử dụng vật liệu xây dựng tái chế, là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy thị trường phế thải xây dựng tái chế phát triển. 

Song song với đó, cần phát huy vai trò giám sát của chính quyền các địa phương trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý phế thải xây dựng để giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những chiến lược, chính sách phù hợp. 

Với tốc độ đô thị hóa trên 30% hiện nay và mỗi ngày vẫn có hàng nghìn tấn phế thải xây dựng bị loại bỏ, để hạn chế và kiểm soát lượng phế thải xây dựng trên thị trường. Ngoài việc giám sát chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng, chính quyền địa phương cũng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, về các điểm tập kết, thu gom, nâng cao nhận thức của các chủ nguồn thải về giá trị và những lợi ích tiềm năng từ phế thải xây dựng.

Chỉ khi, chủ thầu xây dựng, chủ đầu tư, các doanh nghiệp thu gom thấy được lợi ích kinh tế từ phế thải xây dựng, coi phế thải xây dựng là nguồn tài nguyên thì tình trạng đổ phế thải xây dựng tự phát mới được ngăn chặn.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

Ngay sau phản ánh của VOV Giao thông về hộ kinh doanh Thái Khá hoạt động sản xuất bao bì đóng trú tại hẻm 688 đường Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Chính quyền địa phương đã có chỉ đạo kiểm tra và giải quyết những nội dung phản ánh.

// //