Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bớt một cọng rác, trồng thêm một cây xanh

Phóng viên - 29/01/2020 | 9:23 (GTM + 7)

Bác Hồ từng nói: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Mùa xuân chính là thời điểm thuận lợi nhất để trồng thêm những cây xanh, gieo thêm chồi non lộc biếc, phủ xanh những ngọn đồi trọc, làm hồi sinh những mảnh đất khô cằn.

Bớt một cọng rác, trồng thêm một cây xanh
Bớt một cọng rác, trồng thêm một cây xanh

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mở đầu câu chuyện chào xuân, Kênh VOVGT xin kể một câu chuyện nhỏ. Đó là câu chuyện trong một khu rừng nọ bị cháy, chúa sơn lâm dẫn các loài muôn thú vượt sông tránh hỏa hoạn, duy chỉ 1 có con chim ruồi vẫn ra sông, mang 1 giọt nước trong mỏ của mình và thả vào đám cháy. Những con thú khác thấy vậy bèn tỏ ý cười nhạo chim ruồi: “Làm thế thì dập được đám cháy à?”. Chim ruồi trả lời: “Không, tôi làm phần việc của mình”.

Có thể thấy trong những ngày cuối năm vừa qua cho đến tận lúc này, cả thế giới đều bày tỏ sự đau xót trước hỏa hoạn lớn nhất xảy ra trên những cánh rừng bạt ngàn của đất nước Australia. Sự việc đau xót này đã khiến tôi như hiểu hơn ý nghĩa sâu xa từ hành động của con chim ruồi bé nhỏ trong câu chuyện vừa rồi. 

Đúng là 1 giọt nước của con chim ruồi không cứu được khu rừng, nhưng hàng triệu triệu muông thú mang đến hàng triệu triệu giọt nước có thể làm cho tình hình khác hẳn.

Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Mùa xuân cũng chính là thời điểm thuận lợi nhất để trồng thêm những cây xanh, gieo thêm chồi non lộc biếc, phủ xanh những ngọn đồi trọc, làm hồi sinh những mảnh đất khô cằn. Nhà báo Minh Yến – trưởng ban Bạn đọc – báo Nông thôn ngày nay chia sẻ:

“Không biết các bạn đã từng đến Tây bắc vào mùa xuân hay chưa? Ở đó rất tuyệt vời. Mình đến Tây bắc cách đây hơn chục năm rồi, ấn tượng của mình về những cung đường Tây Bắc vào mùa xuân với lộc non đâm chồi, mầm cây mới được bà con gieo trồng trên các vạt nương vạt đồi đều đáng nhớ nên mình rất mong, trong mùa xuân năm nay sẽ có nhiều đơn vị, cá nhân khởi tạo nên những niềm vui đó bằng cách trồng cấy thêm nhiều mầm xanh trên khắp đất Việt. Mình tin rằng khi chúng ta nhìn thấy những mầm cây mùa xuân đâm chồi nảy lộc và nó lớn từng ngày thì đó cũng niềm hạnh phúc tuyệt vời trong cuộc đời này”.

Đúng là không khí mùa xuân như đang thôi thúc mỗi người góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc làm xanh không gian sống quanh ta thì phải. Tôi đã từng được nghe nhiều bạn bè, đồng nghiệp của mình hay rất nhiều bạn trẻ tôi mới được gặp lần đầu tại một chương trình “đổi giấy lấy cây”, hào hứng chia sẻ những việc làm đơn giản mà họ đang thực hiện để thay đổi ý thức, thói quen sinh hoạt sao cho không gây hại nhiều đến môi trường và đồng thời giúp cải thiện môi trường sống được xanh, sạch đẹp hơn:

“Tự nhiên bây giờ cũng thích cây, rồi cũng bảo mọi người tích giấy ở cty, tích hộp sữa chua hay pin mang ra đây đổi, thấy cũng ý nghĩa. Túi nilong mình cũng toàn để trong phòng rồi mang đi chợ để đỡ phải lấy túi của người ta hoặc cho các cô bán ngoài chợ để các cô dùng tiếp ấy, nhưng vẫn còn nhiều lắm”.

“Với mình hiện tại thì mình nói ko với túi nilong và đồ nhựa 1 lần, khi mọi người đi ăn thì cũng trực tiếp ra quán chứ không đặt đồ ăn với hộp đựng đồ 1 lần mang về, nói chung đó là những hoạt động đơn giản nhất, như mình có thể mang túi vải khi đi chợ hoặc sử dụng các sản phẩm xanh như bàn chải tre hoặc các loại xà bông thiên nhiên”.

“HIện tại gia đình mình đều cố gắng hạn chế sử dụng túi nilong, đến các siêu thị thì mang theo túi có thể tái sử dụng nhiều lần”.

“Mình hạn chế về cái việc từ đơn giản nhất như là hạn chế các loại túi đựng, đi mua đồ ăn thì mang hộp đựng từ nhà mang đi, pin piếc thì mình cứ gom để vào một góc rồi mang tới siêu thị có chỗ thu gom, vì pin là loại nguy hiểm, mình không thể vứt lung tung được. rác thải để đúng nơi đúng chỗ, hạn chế việc sử dụng bao nilong, tham gia các chương trình năm mới trồng cây, để phát động các phong trào bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp”.

Khi chúng ta có ý thức đúng đắn, nghĩ cho môi trường sống của tương lai được tốt đẹp hơn thì chính ngày hôm nay, mỗi việc làm nhỏ bé của chúng ta cũng góp phần tác động rất lớn rồi. khi đó, mỗi người chúng ta sẽ giống như chú chim ruồi bé nhỏ kia, tin rằng một giọt nước cũng quan trọng và làm hết sức mình để góp một giọt nước, một mầm cây rất quan trọng thì chúng ta sẽ góp sức trồng thêm một mầm xanh thì những điều kỳ diệu sẽ xảy ra, phải không các bạn?

Nhà báo Minh Yến – trưởng Ban bạn đọc Báo Nông thôn ngày nay – một trong những thành viên thực hiện dự án trao tặng cây giống cho các bản làng vùng cao trên đất nước ta, với tên gọi: “Mỗi mầm cây một mầm hy vọng”, chia sẻ những điều mà chị và ban tổ chức ấn tượng nhất trên hành trình thực hiện dự án này: 

“Chương trình Mỗi mầm cây một mầm hy vọng này bọn mình khi thực hiện rất vui, khi kêu gọi, mỗi cây giống thảo quả là 10k thì có nhiều người, nhiều cá nhân có thể ủng hộ, có bạn ủng hộ 50 nghìn nghĩa là dc 5 cây, rất mừng là có nhiều người hỗ trợ là các em nhỏ có thể tặng phần tiền từ tiền mừng tuổi, tiền sinh nhật của các em để gửi tặng cho các cô chú đồng bào ở vùng cao 1,2,3 cây giống. 

Gần như nó là 1 sự lan tỏa để mọi người thấy rằng khi bạn trồng 1 cây xanh xuống là bạn đã gieo 1 niềm hi vọng cho những người khác chứ không đơn giản là gửi 1 món quà nào đó mà bóc sẵn ra sử dụng được. Và mặt khác bọn mình nghĩ rằng với vấn đề môi trường như hiện nay thì mỗi người trồng 1 cây xanh hay tạo điều kiện cho người khác trồng 1 cây xanh cũng là 1 hoạt động ý nghĩa”.

Đầu xuân năm mới cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta thắp sáng không gian sống của mình với sắc màu tươi xanh của chồi biếc, chỉ với những hành động đơn giản như bớt một cọng rác, bớt sử dụng một chiếc túi nilong hay trồng thêm một cây xanh trong không gian sống của mình, hoặc ở nơi bạn xuất hiện.

Ông Đỗ Sáng Luyện thường xuyên vớt rác bên hồ B52 (Ảnh: Lao động)
Ông Đỗ Sáng Luyện thường xuyên vớt rác bên hồ B52 (Ảnh: Lao động)

Câu chuyện nhỏ về một cao niên đã ngoài 80 tuổi vẫn cần mẫn dọn rác, làm sạch môi trường sống quanh mình được chúng tôi chia sẻ trong phóng sự sau đây chắc chắn sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng ấn tượng mà chúng tôi muốn dành tặng thính giả nhân dịp đầu xuân năm mới trên làn sóng Fm91! 

Cựu chiến binh gần 30 năm vớt rác hồ B52

Men theo con đường nhỏ nằm cạnh hồ B52 dẫn đến ngõ 116, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, nếu hỏi nhà ông Đỗ Sáng Luyện thì ai cũng biết. Gần 30 năm nay, người dân sống tại đây đã quen với hình ảnh cụ ông râu tóc bạc phơ nhưng dáng người vẫn còn nhanh nhẹn, đều đặn hàng ngày cầm cây gậy tự chế để vớt rác. 

Xung quanh hồ B52 có nhiều trường học và dãy chợ dân sinh tự phát nên rác ở đây thường rất nhiều. Dù có biển "cấm đổ rác" đặt tại chỗ rất dễ nhìn thấy nhưng nhiều người vẫn vô tư xả rác như không nhìn thấy. Mùa mưa thì rác trôi lênh láng trên hồ, ngày nắng thì mùi rác, mùi bùn bốc lên rất khó chịu. 

Chứng kiến cảnh ô nhiễm đó, từ năm 1990, ông Luyện vốn là thanh niên xung phong chống Pháp phục viên, đã bắt đầu công việc không công - đó là dọn vệ sinh cho hồ B52. Ngày nhiều thì ông dọn từ 4-5 lần, ngày ít thì cũng phải từ 2-3 lần: 

“Đó là một di tích lịch sử, hàng ngày vẫn có du khách tới tham quan. Nếu không dọn rác thì rất là ô nhiễm . Nhà tôi gần đây, tôi dọn rác cũng là cách tập thể dục, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung. Mình cứ làm còn đâu người ta nhìn vào sẽ bớt vứt rác hơn. Tôi tự chế chiếc vợt cho riêng mình. Vừa nhẹ, vừa tiện. Mỗi ngày tôi vớt rác, váng bẩn gom vào bao rồi vứt lên xe chở rác. Ngày nào cũng như vậy, mãi cũng thành quen, không làm lại nhớ”.

Nhiều người hỏi đùa ông Luyện: “Ông ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng bao nhiêu năm như vậy mà không biết chán à?” Lúc đó, ông chỉ cười xuề xòa bởi chất “anh lính bộ đội cụ Hồ” đã ngấm vào máu, cái tính “miệng nói tay làm” đã thôi thúc ông. 

Công việc kéo dài suốt nhiều năm, thân thuộc như hơi thở tới mức ông còn đoán được cả hướng gió và lợi dụng sức gió để việc thu gom rác xung quanh hồ diễn ra thuận tiện hơn. Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh - ngõ 57 phố Ngọc Hà, nhiều năm nay, nhân dân trong phường đều bình bầu ông Luyện là tấm gương “người tốt việc tốt”:

“Ông Luyện là nhất rồi khó có người thứ hai lắm. Dân ở đây rất quý bởi một là ông lớn tuổi, hai là tận tụy, làm việc không màng danh lợi, tốt bụng, yêu nghề. Tôi có cảm giác nếu một ngày ông ấy không ra hồ là ông ấy cũng thấy thiếu thốn cái gì đấy hoặc không chịu nổi. Về ăn cơm xong rồi lại cầm dụng cụ ra hồ vớt rác”.

Hồ B52 giờ đã sạch đẹp hơn nhưng vẫn còn nhiều việc để ông Luyện lo toan. Tuổi cũng đã cao, trời cho mạnh khỏe ngày nào là mừng ngày đó. Hình ảnh cụ ông hơn 80 tuổi ngày nào cũng cặm cụi, tỉ mẩn vớt rác cũng đã phần nào làm thay đổi nhận thức của người dân sống xung quanh hồ. Chị Nguyễn Thị Ninh, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội - tiểu thương gần hồ B52 tâm sự: 

“Ông Luyện rất nhiệt tình, chu đáo trong công việc. Đi từ sáng đến trưa, suốt ngày dọn dẹp ngoài hồ sạch sẽ và các khu gần đó. Ông nhắc nhở mọi người bán xong phải để sạch sẽ, quét dọn gọn hàng hóa. Xong đâu đó ông lại đi một lượt lại để dọn, rất chu đáo, nhiệt tình. Thích lắm, ở chung quanh đây ai cũng quý ông”.

Không gì tuyệt vời hơn khi được chia sẻ với quý vị những câu chuyện nhẹ nhàng, đầy sắc xuân như trong chương trình hôm nay, đặc biệt, khi quý vị đang thư thái du xuân trên những cung đường thênh thang sạch sẽ, được hít thở bầu không khí của mùa xuân đầy tươi mới và trong lành

Hy vọng màu xanh của mùa xuân sẽ càng xanh hơn khi mỗi người chúng ta chung tay cùng nhau thực hiện những việc đơn giản nhất cho không gian sống: như bớt một cọng rác, trồng thêm một cây xanh.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //