Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bỏ quy định vượt phải, có làm khó lái xe?

Phóng viên - 11/08/2020 | 15:17 (GTM + 7)

Quy định cấm vượt phải là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn. Tuy vậy, nếu quy định cứng nhắc cấm vượt phải trong điều kiện các quy định khác chưa được thực hiện triệt để, sẽ không chỉ đánh đố tài xế, mà còn gây khó cho lực lượng

Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT
Thực tế hiện nay, xe đi sau bật tín hiệu xin vượt nhưng xe chạy trước vẫn cố tình đi làn trái và không nhường đường. Khi đó, tài xế xe đi sau buộc phải chuyển sang phải để đi nhanh hơn (Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo quy định mới tại Quy chuẩn số 41:2019 các xe phảivượt về bên trái. Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an soạn thảo cũng quyđịnh tương tự. Tuy vậy, với thực tế giao thông hiện nay (đặc biệt là trên cao tốc), sẽ xuất hiện 2 khả năng: hoặc quy định không khả thi, hoặc rất nhiều tài xế sẽ bị xử phạt lỗi này.

Thường xuyên phải lưu thông trên hệ thống cao tốc, tài xế Nguyễn Văn Nguyên (ở Thanh Xuân, Hà Nội) thường xuyên gặp phải tình trạng xe tải bám sát làn trái, khiến các phương tiện đi sau rất khó vượt. Rất nhiều trường hợp, anh Nguyên phải chọn hình thức vượt phải để đi được nhanh hơn, dù biết quy định không được vượt phải:

"Vượt phải cũng phải xử lý như thế nào để cho đúng trường hợp vượt phải. Vi dụ vượt phải phải có xi nhan chẳng hạn, các anh không thể xử lý được. Người ta đang cần nhưng bên trái nháy đèn mà họ không cho đi thì mình phải sang bên phải  rồi vượt lên".

Nhiều tài xế cũng tỏ ra bức xúc trước việc quy định tốc độ của từng làn xe trên các tuyến đường có nhiều làn xe cùng chiều, nhưng nhiều người không chấp hành:

"Có những đoạn đường rất là rộng, nhưng có những lái xe chạy quá chậm, cin vượt người ta cũng không chịu thì bắt buộc mình phải sang làn phải để vượt. Những lỗi như thế không thể tránh hết được".

"Đường hẹp có thể áp dụng được, nhưng đường rộng không nên áp dụng, vì đường hẹp khi vượt phải nó rất nguy hiểm, còn đường trên 5m thì nên để người ta vượt để tránh ách tắc giao thông đằng sau".

"Có những con đường rộng đến 3 làn, 4 làn, thế thì phải tạo điểu kiện cho người ta rẽ phải đi để tránh ùn tắc giao thông".

Tuy vậy, theo quy chuẩn 41:2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 và dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an soạn thảo, các phương tiện đều bị cấm vượt phải.

Giải thích điều này, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, khi xe lưu thông trên đường có nhiều làn xe chạy cùng chiều thì xe đi chậm hơn phải đi về bên phải.

Tuy nhiên, ông Lăng cũng thừa nhận, thực tế khá phổ biến hiện nay là xe đi sau bật tín hiệu xin vượt nhưng xe chạy trước vẫn cố tình đi làn trái và không nhường đường. Khi đó, tài xế xe đi sau buộc phải chuyển sang phải để đi nhanh hơn.

Theo ông Lăng, xét theo luật pháp, xe chạy trước nếu đủ điều kiện an toàn vẫn không cho vượt sẽ vi phạm quy tắc giao thông và sẽ bị xử phạt:

"Việc này đúng là tương đối phổ biến và đi đường cũng rất khó đi. Thì cái này một là phải đồng bộ, từ công tác tuyên truyền, đào tạo, xử lý thì dần dần mới thành nếp quen".

Ông Lăng cũng cho biết, thời gian tới, Tổng cục Đường bộ VN sẽ cắm thêm các biển báo tốc độ trên các cao tốc, đồng thời phối hợp với Cục CSGT mở chuyên đề xử phạt các xe chạy không đúng làn, đúng tốc độ.

Tuy vậy, từ kết quả giám sát qua hệ thống camera cao tốc,ông Trịnh Quang Mộng, Phó trưởng phòng Quản lý vận hành cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết: tình trạng xe đi chậm vẫn bám sát làn trái rất phổ biến, nhưng không dễ xử phạt

"Xe tải hoặc xe công mà ông đi tốc độ khoảng 80-90 thì nên đi vào làn số 3, nhưng thay vào việc đó ông cứ bám vào làn số 1 hoặc số 2, cứ chình ình thế, cứ đi thế, khi mà nói thì bảo không, tôi đi đúng tốc độ, đúng quy định, nhưng để xử phạt thì rất là khó".

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cũng cho rằng, việc cấm vượt phải cũng phù hợp với thống lệ quốc tế. Song, trong điều kiện thực tế giao thông ở Việt Nam, nếu áp dụng cứng nhắc cấm vượt phải mà không xử lý được các hành vi cản trở xe xin vượt, thì sẽ gây nhiều khó khăn, bất cập:

"Nếu bỏ quy định cũ đi và áp dụng quy định mới thì về mặt lý cũng có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tiễn ở Việt Nam cũng bị cản trở nhiều thứ, cản trở hoạt động giao thông và thêm khó cho hoạt động vận tải".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần quy định rõ các trường hợp đang đi trên làn phải hoặc buộc phải chuyển làn để vượt phải khi phương tiện đi trước không chạy với tốc độ tối đa cho phép và không nhường đường khi có xe xin vượt thì có thể không bị coi là vượt phải và không bị xử phạt, để tạo điều kiện cho phương tiện lưu thông tốt hơn.

Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT
Với Quy chuẩn 41:2019, khi bỏ quy định về hành vi vượt phải, cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể cho người tham gia giao thông nắm rõ hành vi nào bị coi là vượt phải, để tài xế nắm được và chấp hành một cách thuận lợi (Ảnh: Quang Hùng/Kênh VOVGT)

Việc quy định cấm vượt phải là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tuy vậy, với thực tế và tâm lý tham gia giao thông tại VN, nếu quy định cứng nhắc cấm vượt phải trong điều kiện các quy định khác chưa được thực hiện triệt để, sẽ không chỉ đánh đố tài xế, mà còn gây khó cho lực lượng thực thi.

Mời quý vị đến với góc nhìn  của VOVGT qua bình luận nhan đề: "Đừng đánh đố tài xế"

Cuối tuần qua, khi cùng gia đình đi taxi trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tài xế luôn di chuyển ở làn số 2 và nhiều lúc vượt lên các phương tiện chạy cùng chiều ở làn số 1. Tài xế cho hay, nếu đi trên làn 2 có thể nhanh hơn, vì ở làn 1 luôn có nhiều phương tiện hơn và di chuyển với tốc độ thấp hơn.

Nghịch lý ở chỗ, tài xế taxi có thể đi nhanh và vượt ở làn 2 sẽ không bị coi là vượt phải và không bị xử phạt. Nhưng nếu đang cùng làn số 1 và muốn vượt thì gặp phải 2 tình huống: hoặc xe chạy phía trước không nhường đường, hoặc phải bật xi-nhan chuyển làn để vượt.

Việc “đảo làn” liên tục trên cao tốc để vượt xe cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mất an toàn trên cao tốc. Quy chuẩn 41:2016 chỉ xác định lỗi vượt phải với các tuyến đường có 1 làn đường xe cơ giới mỗi chiều, còn đối với cao tốc hay quốc lộ có hai làn xe trở lên mỗi chiều thì việc vượt phải không bị coi là vi phạm. 

Tuy vậy, Quy chuẩn 41:2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 đã bỏ khái niệm vượt phải và cũng không quy định rõ thế nào là vượt phải như trước. Thay vào đó, quy chuẩn này quy định: phương tiện trên các làn khác nhau có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường và khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, ngay trong quy chuẩn cũng đã thiếu rõ ràng, dễ dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong quy định vượt xe, mà tài xế nếu vượt thì thấp thỏm, còn lực lượng chức năng xử phạt cũng đúng, không phạt cũng chẳng sai. Mà có xử phạt, cũng phạt không xuể.

Tài xế, doanh nghiệp vận tải bỏ tiền để được lưu thông với tốc độ nhanh hơn trên các tuyến đường an toàn hơn, nhưng với quy định cấm vượt phải như quy chuẩn đặt ra, sẽ rất khó đạt mục tiêu giảm thời gian chuyến đi trên cao tốc hoặc đường nhiều làn xe, thậm chí còn gây cản trở hoạt động giao thông, gây ức chế cho tài xế, và dễ tạo kẽ hở dẫn đến tiêu cực trong quá trình thực thi pháp luật.

Do vậy, với Quy chuẩn 41:2019, khi bỏ quy định về hành vi vượt phải, cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể cho người tham gia giao thông nắm rõ hành vi nào bị coi là vượt phải, để tài xế nắm được và chấp hành một cách thuận lợi.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần sớm bổ sung hệ thống biển báo tốc độ làn xe chạy, kết hợp với việc xử lý, xử phạt các trường hợp đi không đúng tốc độ cho phép trên làn trái, không nhường đường khi có xe xin vượt trong điều kiện đủ an toàn mà không cho vượt, để tạo tiền đề đảm bảo cho quy định cấm vượt phải được thực thi.

Xa hơn, với dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an soạn thảo, khi đã quy định cấm vượt phải, cũng cần định nghĩa rõ những trường hợp nào được vượt, trường hợp nào là vi phạm. Nếu không, ngay cả lực lượng thực thi công vụ cũng lúng túng, chưa nói đến người tham gia giao thông.

Tài xế có thể có nhiều cách lái xe, tùy thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông, nhưng văn bản pháp quy thì tuyệt đối không thể có nhiều cách hiểu. Bởi, trên cả làm khó cho các bên, những quy định như vậy sẽ làm gia tăng tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật, và pháp luật rất dễ bị khinh nhờn khi ban hành mà không thể thực thi./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //