Bộ Công thương yêu cầu Grab minh bạch các nguồn thu
PV - 16/08/2022 | 15:31 (GTM + 7)
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương khuyến nghị Grab phải thông báo rõ ràng cho đối tác tài xế về cơ chế phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí và thiết lập hệ thống đảm bảo tự động tách bạch và phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí đó trước khi áp dụng.
Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Grab đã thông báo áp dụng “phụ phí nắng nóng” với mức 5.000 đồng mỗi chuyến GrabBike, đơn hàng GrabFood, GrabMart và 3.000 đồng với dịch vụ GrabExpress tại TP Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số khu vực khác tại Việt Nam kể từ ngày 6/7/2022.
“Phụ phí nắng nóng” được áp dụng với điều kiện nhiệt độ ngoài trời trong khung giờ nhất định đạt từ 35oC trở lên.
Grab khẳng định, 100% nguồn thu (sau thuế) từ “phụ phí nắng nóng” được dành cho đối tác tài xế của Grab.
Tuy nhiên, do hạn về thiết lập hệ thống, đặc biệt là trong việc tự động tách bạch và phân chia doanh thu để có thể hạch toán 100% nguồn thu (sau thuế) từ phụ phí này cho đối tác tài xế nên Grab đã ngừng áp dụng “phụ phí nắng nóng” kể từ ngày 7/7/2022.
Tính đến hết ngày 29/7/2022, Grab đã hoàn tất việc chuyển toàn bộ nguồn thu từ “phụ phí nắng nóng” (sau khi đã trừ thuế giá trị gia tăng) cho các đối tác tài xế của mình.
Liên quan đến sự việc này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu Grab và các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, "Phụ phí nắng nóng" hoặc các loại phí, phụ phí khác do Grab áp dụng nếu được cộng trực tiếp vào giá cước sẽ làm thay đổi tổng cước phí mà người tiêu dùng phải trả, do đó phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng cho người tiêu dùng trước khi áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Do vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị Grab phải thông báo rõ ràng cho đối tác tài xế về cơ chế phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí và thiết lập hệ thống đảm bảo tự động tách bạch và phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí đó trước khi áp dụng.
Bên cạnh đó, Grab phải thông báo về việc áp dụng, điều chỉnh, hủy bỏ chính sách giá, phí, phụ phí và các điều kiện giao dịch chung khác cho người tiêu dùng trước khi thực hiện giao dịch.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng lưu ý Grab nội dung thông báo phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn hàng hóa, dịch vụ hoặc quyết định tham gia giao dịch.
Nhằm duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị Grab và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự. Chẳng hạn như dịch vụ của Grab rà soát chính sách, hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.
Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.
Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.
Tối 26/12/2024, chuyến tàu mang số hiệu 1700 xuất phát từ ga Bến xe Suối Tiên đi về ga Bến Thành, lúc 18g30 tàu dừng tại ga Ba Son. Trong lúc kiểm tra bộ phận điều khiển tàu nhận thấy có một vài chi tiết trong tín hiệu chưa đúng theo quy trình vận hành và chỉ dẫn kỹ thuật.
Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.