Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bỏ bình chữa cháy, bỏ trống thiết bị cứu nạn trên xe hơi?

Phóng viên - 25/05/2021 | 6:24 (GTM + 7)

Sau hơn 5 năm bắt buộc xe dưới 9 chỗ phải có bình cứu hỏa, từ 10/1/2021, quy định này được bãi bỏ. Vì sao? Thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên xe còn những gì? Bài học nào từ việc ban hành quy định nhưng không thể thực thi? Cần làm gì để cải thiện tình trạng nà

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Là một lái xe lâu năm, anh Đỗ Ngọc, Trung tâm Đào tạo lái xe VOV chia sẻ, việc quy định phải trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi là không cần thiết, bởi nếu điểm đặt bình cứu hỏa không hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển chân ga, phanh và gây thương tích cho người ngồi trên xe khi chạy ở địa hình xấu.

Hơn nữa, vào mùa hè, khi xe để ngoài trời nắng, nhiệt độ trong xe tăng cao, những chiếc bình chữa cháy trong xe không khác “bom nổ chậm”:

"Xe dưới 9 chỗ ít cháy nổ, trừ trường hợp xăng không bảo đảm. Hiện tượng cháy nổ hầu như chỉ xảy ra khi họ chở những đồ dễ cháy nổ, hoặc độ thêm nhiều, đèn, còi. Riêng xe con, hãy để nguyên như thế, vì nhà sản xuất đã thiết kế thế rồi".

Chia sẻ của anh Đỗ Ngọc cũng là băn khoăn của nhiều tài xế khi buộc phải trang bị bình cứu hỏa trên xe, dù không mấy tác dụng:

"Mình rất lo ngại! Bình cứu hỏa đấy rất là mỏng manh, mùa hè nóng nực để trên xe mà nó nổ thì rất nguy hiểm. Khi mà xe đã cháy thì cái bình nhỏ như thế không thể cứu được".

"Cái bình đấy bọn em phải để sau xe, đặt một tấm giẻ ở trên thì nó sẽ tránh được nóng nhiều hơn. Chứ không bao giờ để cạnh người, nó sẽ không an toàn".

"Trước khi đưa ra một cái gì phải cân nhắc kỹ. Năm nay thì thay đổi thế này, sang năm lại thay đổi thế khác, bọn tôi không biết đằng nào mà lần!"

Việc bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên ô tô con không chỉ gây bất tiện đến những tài xế, gia đình, mà với những doanh nghiệp vận tải, mức độ tác động còn nặng nề hơn.

Việc trang bị thiết bị cứu hộ, cứu nạn chỉ nên thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất phương tiện

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho hay, khi Thông tư số 57/2015 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy cho xe ô tô chính thức có hiệu lực, hơn 300 xe taxi của doanh nghiệp bắt buộc phải mua trang bị bình chữa cháy.

Tuy vậy, theo ông Hải, việc trang bị hầu như chỉ để… cho có, rất lãng phí:

"Trang bị hết, nhưng về sau cũng bỏ hết, vì cũng có sử dụng đến bao giờ đâu. Ngoài ra, chất lượng bình cũng chả biết đâu mà lần vì sợ nóng, nổ, để trong xe, anh em thấy nguy hiểm nên bỏ hết ra ngoài".

Nói về đề xuất bỏ quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe con theo thông tư 57/2015, đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an cho rằng, sau thời gian nghiên cứu, đơn vị nhận thấy quy định này tồn tại nhiều bất cập.

Để phù hợp với Nghị định quy định chi tiết về Luật Phòng cháy chữa cháy, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ động tham mưu, đề xuất Bộ Công an ban hành Thông tư 148/2020, bỏ quy định bắt buộc trang bị bình cứu hỏa trên ô tô từ 9 chỗ trở xuống. 

Ông Nguyễn Anh Quân, Tổng giám đốc G7 taxi cho rằng, khi có Thông tư 57, đương nhiên các doanh nghiệp phải chấp hành. Tuy vậy, theo ông Quân, nếu xảy ra cháy xe, ai cũng tìm đường thoát thân, không kịp sử dụng đến bình chữa cháy. Hơn nữa, ô tô con có khoang xe nhỏ, không thiết kế chỗ để bình chữa cháy, rất khó tìm chỗ đặt bình để thuận tay, dễ lấy.

Đặc biệt, khi cháy, bình chữa cháy mini rất khó phát huy tác dụng. Do vậy, việc trang bị thiết bị cứu hộ, cứu nạn chỉ nên thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất phương tiện.

"Về phía doanh nghiệp rất mong muốn làm sao các Thông tư, Nghị định, các chính sách phải có tầm nhìn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống để tránh cho việc luôn luôn thay đổi, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý hoạt động của doanh nghiệp cũng như định hướng điều hành, quản lý của doanh nghiệp".

TS Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế công cộng cũng cho rằng, về mặt công dụng, việc trang bị bình chữa cháy trên xe con không thực sự hiệu quả.

Dẫn chứng kinh nghiệp ở một số nước, TS Phạm Việt Cường cho rằng, một số nước chỉ quy định bắt buộc đối với xe kinh doanh vận tải và bình chữa cháy phải đủ lớn. Đây cũng là bài học cho việc ban hành văn bản pháp luật nhưng không đi vào cuộc sống:

"Kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai thì mình phả tìm hiểu kỹ về sự chấp nhận của cộng đồng, tính hiệu quả của việc đó thông qua các nghiên cứu hoặc các bằng chứng khoa học, chứ không nên chỉ dựa vào yêu cầu từ luật này hoặc thấy nó cần thì đưa vào mà không có những đánh giá rộng khắp thì khi đưa ra thực sự bị phản ứng và người ta nhìn thấy không hiệu quả thì phải rút".

An toàn cháy nổ, trước hết là trách nhiệm của chủ phương tiện, người sử dụng phương tiện

Văn bản pháp luật có thể ban hành rồi bãi bỏ nhẹ tênh nếu không đi vào cuộc sống, nhưng tác động xã hội thì không hề như vậy. Và trách nhiệm của cơ quan ban hành, tất nhiên cũng không thể nhẹ tênh, như sự ngẫu hứng.

Hãy đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận với nhan đề: Quy định ngẫu hứng

Việc ban hành một quy định rồi bãi bỏ khi không thật sự cần thiết, hoặc không còn phù hợp, là điều hết sức bình thường trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Điều đó cũng thể hiện sự cập nhật tình hình thực tế và tinh thần trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với hành trình văn bản mà họ đã ban hành.

Hiểu theo tinh thần này, việc bãi bỏ quy định bắt buộc trang bị dụng cụ PCCC trên xe ô tô dưới 9 chỗ không có gì đáng nói, nếu cơ quan chức năng đưa ra lý do chứng minh nó không còn cần thiết. Chẳng hạn, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, nguy cơ cháy nổ đã giảm thiểu, ý thức của chủ phương tiện ngày càng tốt hơn, v.v. Nhưng thực tế, liệu có đúng như vậy?

Trong 5 năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của lượng xe ô tô dưới 9 chỗ, số vụ cháy xe được ghi nhận trên các địa phương trong cả nước cũng không ngừng tăng.

Xe bị cháy bất kể loại gì, dù hạng phổ thông hay dòng xe đắt đỏ. Xe cháy ở bất cứ đâu, dù đường phố hay đường trường. Mà trong phần lớn các trường hợp, chủ phương tiện/ người lái xe chỉ kịp thoát thân, bất lực nhìn chiếc xe cháy rụi.

Loại trừ các nguyên nhân chủ quan (như việc tự ý can thiệp vào hệ thống điện trên xe; không kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật phương tiện; sơ suất trong quá trình sử dụng), thì cũng có rất nhiều tác nhân làm gia tăng nguy cơ cháy nổ từ ngoại cảnh.

Không chủ động phương tiện chữa cháy trong xe, nhiều tình huống hỏa hoạn hoàn toàn có thể chặn được, nhưng vẫn xảy ra thiệt hại nặng nề về tài sản, đe dọa mất an toàn cho những người trên xe và cả người tham gia giao thông khác.

Nếu lấy lý do cá nhân phải chịu trách nhiệm cao nhất cho an toàn của mình nên không bắt buộc trang bị bình cứu hỏa, thì ai bảo vệ an toàn cho hành khách sử dụng xe dịch vụ dưới 9 chỗ ngồi? Trong khi, số phương tiện nhiệm nhóm này vẫn đang không ngừng tăng lên, khi Nghị định số 10/2020 đã tạo một sân chơi chính thức cho các ứng dụng gọi xe bằng công nghệ.

Các lý giải về sự không cần thiết phải bắt buộc xe dưới 9 chỗ có thiết bị PCCC xem ra không thỏa đáng đối với xe kinh doanh. Nguy cơ cháy nổ thực tế không hề giảm. Điều đó khiến người ta buộc phải nghĩ đến một nguyên nhân khác, đó là do quy định trước kia không thể thực thi.

Trong gần 5 năm bắt buộc lắp bình cứu hỏa với ô tô dưới 9 chỗ, không có thống kê nào về số phương tiện đã trang bị/chưa trang bị. Chủ xe người lắp người không. Lắp ở đâu, vị trí nào, họ tự tìm hiểu, tự tham khảo. Sự giám sát thực hiện được áp dụng như với một quy định mang tính khuyến cáo nhiều hơn là bắt buộc.

Với những người, những doanh nghiệp đã từng đổ xô đi mua bình cứu hỏa để đối phó, trong khi bản thân họ không thấy cần thiết, rõ ràng là một sự ấm ức vì lãng phí. Với ai đó chẳng may bị xử phạt do chưa kịp lắp thiết bị này, cũng thấy bất công vì nhiều người khác không chấp hành cũng chẳng sao. 

Đồng ý rằng, an toàn cháy nổ, trước hết là trách nhiệm của chủ phương tiện, người sử dụng phương tiện. Nhưng một văn bản khi ban hành đã thiếu cân nhắc tính khả thi, khi tổ chức thực hiện thì đánh trống bỏ dùi, khi thu hồi bãi bỏ thì không cân nhắc đến yêu cầu mới của tình hình thực tế, thì đó không chỉ dừng lại ở một sự ngẫu hứng đơn thuần.

Đằng sau còn là câu chuyện về trách nhiệm ban hành văn bản, về những tác động mà nó có thể gây ra và thực tế đã gây ra.

Trách nhiệm, tất nhiên không thể nhẹ tênh như phút ngẫu hứng làm cho một quy định ra đời.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

30/4, những điều chỉ thấy ở Sài Gòn

Sài Gòn ngày thường luôn vội, ngày Tết Độc Lập như một khoảnh khắc đẹp, chứng tỏ vùng đất anh hùng dù có hội nhập, phát triển tốc độ cao đến mấy vẫn luôn có không gian để giữ gìn, trân trọng, biết ơn những hy sinh của các anh hùng, chiến sĩ đã giải phóng dân tộc.

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen ngày nghỉ lễ

Phố quen mà lạ - điều mà không ít người ở Hà Nội đã nhận ra trong những ngày nghỉ lễ dài. Phố phường có thể có một chút mới lạ, đôi chút xáo trộn khác với thường nhật, cùng nhiều cảm xúc khác nhau trong cảm nhận của mỗi người, nhưng đúng là bước chân qua phố những ngày này thấy thật khác.

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Đi chơi dịp Lễ bằng xe buýt, tàu điện có gì thú vị?

Dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết Hà Nội và phần lớn các địa phương đều nắng nóng với nền nhiệt lên tới 39-40 độ C. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã lựa chọn đi chơi, du ngoạn bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Để phạt nguội xe máy, cần nhiều thay đổi quyết liệt

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị phạt nguội với xe máy nhằm cải thiện hành vi của người đi xe máy, từ đó góp phần kéo giảm tai nạn giao thông. Việc này thể hiện quyết tâm rất cao của ngành GTVT trước khối lượng xe máy khổng lồ tại Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Thủ đô Hà Nội rực rỡ sắc đỏ chào mừng 30/4

Hà Nội những ngày này như được khoác lên mình một màu áo mới, mang một hơi thở mới, một sức sống mới hòa đón chào kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và 138 năm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

Hà Nội sống và yêu: Bắc - Nam nối liền một dải

49 đã đi qua, một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Bắc Nam vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt. Xen lẫn với ngỡ ngàng, ngây ngất của niềm vui chung… là những mong chờ khắc khoải của các gia đình có con, có chồng, có người thân đi chiến trường.

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

TP.HCM: Chợ tự phát ở ngã tư Bốn Xã nhiều năm lấn chiếm lòng đường

Thời gian qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường, lề đường để “họp chợ” ở ngã tư Bốn Xã (thuộc quận Bình Tân và quận Tân Phú).

// //