Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đi bộ đúng làn: Quy tắc... không dành cho người Việt

Phóng viên - 10/07/2019 | 17:38 (GTM + 7)

Rất nhiều người hiện nay không ý thức được rằng việc đi bộ không đúng phần đường dành cho mình là đang vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…

Có một điều khá "kỳ lạ" khi quan sát người Việt tham gia giao thông trên đường, đó là gần như họ bỏ qua tất cả các quy định, quy tắc an toàn giao thông đường bộ. Phương tiện cơ giới thì lấn làn, vượt đèn đỏ, dừng đỗ không đúng vạch quy định... Và đặc biệt, với nhiều người đi bộ, việc tham gia giao thông rất tùy tiện, gần như rất ít người tuân thủ những quy tắc giao thông dành cho người đi bộ. Cụ thể như việc đi đúng vạch dành cho người đi bộ khi sang đường - hầu như không mấy người thực hiện, dù vạch kẻ đường chỉ cách vị trí sang đường của họ vài mét, hay vài chục centimet...

Cùng nhìn những hình ảnh người đi bộ tham gia giao thông ở Thủ đô hằng ngày để thấy rằng, có rất ít người hiểu việc đi bộ đúng phần đường dành cho mình là một phần đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bản thân họ:

1E9A6076
Dù phần vạch kẻ dành cho người đi bộ sang đường chỉ cách chưa đầy 10m, tuy nhiên bất chấp nguy hiểm, giữa rừng xe cộ dày đặc, 2 người phụ nữ này vẫn quyết định chạy sang đường
1E9A5912
Rất nhiều người Việt không có thói quen đi bộ đúng làn đường dành cho mình. Không có bất kỳ lời bào chữa nào cho 2 người phụ nữ này khi phần vạch kẻ dành cho họ rất gần vị trí đang đứng nhưng họ vẫn quyết định "vi phạm"
1E9A5923
Việc đi bộ sang đường không đúng điểm rất phổ biến với người Việt
1E9A5925
Trong khi đó, với những du khách nước ngoài, sang đường đúng nơi quy định là điều đương nhiên để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính họ
1E9A5928
Đặc biệt tại những tuyến đường trong phố cổ, việc vi phạm là khá phổ biến
1E9A6001
Bất chấp các ngã tư, ngã ba luôn có vạch kẻ dành cho người đi bộ, nhưng hầu như không mấy ai quan tâm khi có nhu cầu sang đường
1E9A6026
Thậm chí chỉ cách chưa đầy 2m, nhưng nhiều người vẫn "thích" sang đường ở nơi không có vạch dành cho họ
1E9A6031
Rất khó hiểu cho hành động này...
1E9A6035
Rất khó khăn cho những người điều khiển các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông phải luôn căng mắt cảnh giác trước những trường hợp đi bộ sang đường sai nơi quy định
1E9A6037
Tai nạn là điều khó tránh khỏi, khi người đi bộ đi không đúng phần đường cho mình
1E9A6045
Vô tư sang đường dù chỉ cách ngã tư chưa đầy 50 bước chân
1E9A6048
---
1E9A6054
Người phụ nữ sợ hãi níu chặt tay chồng khi qua đường trước 1 rừng xe cộ, tuy nhiên sẽ an toàn hơn nếu họ đi đúng phần đường dành cho mình cách họ chưa đầy 10m
1E9A6055
---
1E9A6063
Mặc dù Nghị định 46 quy định rất rõ mức phạt, nhưng hầu hết những trường hợp người đi bộ tham gia giao thông vi phạm quy định đều rất hiếm khi bị xử phạt có lẽ là 1 trong những nguyên khiến tình trạng này khá phổ biến
1E9A6066
2 cô gái vi phạm luật GT ngay "trước mũi" CSGT nhưng những trường hợp này đều không bị xử phạt
1E9A6069
Sợ hãi khi sang đường không đúng nơi quy định, nhưng không mấy người tuân thủ luật GT
1E9A6070
Theo quan sát, những trường hợp vi phạm khá phổ biến ở người lớn tuổi, còn với những người trẻ tuổi, họ nhận thức được việc tuân thủ quy định tham gia giao thông nên nhiều người chấp hành khá nghiêm chỉnh...

Tại Điều 9, Chương II, Nghị định 46/NĐ-CP ban hành năm 2016 đã có quy định rõ về hình thức xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

// //