Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Theo người dân, tình trạng hàng loạt tấm đan bê tông, cốt thép bị phá hoại trên tuyến quốc lộ 1 đã xuất hiện từ nhiều tháng qua. Ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến QL 1 đoạn từ Khu du lịch Suối Tiên đến hầm chui nút giao thông Đại học Quốc gia TP.HCM (giáp ranh giữa TP. Thủ Đức TP.HCM và TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương), hàng trăm tấm đan bê tông, cốt thép thuộc hạng mục công trình cống rãnh thoát nước bị kẻ gian đập phá.
Những tấm đan có kích thước dài 60cm, rộng 40cm và dày khoảng 7cm, có chức năng che đậy cống thoát nước để chắn rác, bảo đảm an toàn giao thông nhưng đã bị kẻ xấu đập nát vụn phần bê tông, lấy đi toàn bộ phần thép bên trong. Điều đáng nói là cách đây không lâu, những tấm đan này đã được đơn vị quản lý thay mới, tuy nhiên đến nay tiếp tục bị đập phá. Anh Danh (1 người dân địa phương) bức xúc.
“Khả năng là nó lấy vào lúc rạng sáng, thực ra thì không biết có đáng tiền gì không nhưng làm vậy thì vô tâm quá. Lấy cái gì chứ lấy cái này thì không đáng bao nhiêu hết.”.
Cũng trên xa lộ Hà Nội đoạn từ chân cầu Rạch Chiếc đến nút giao thông Cát Lái, hàng chục tấm đan đậy rãnh thoát nước đã “không cánh mà bay”. Do không có nắp đậy nên phần rác, bùn thải phía dưới rãnh thoát nước gây mùi hôi thối, mất mỹ quan đô thị và vô tình trở thành những hố sâu, bẫy người đi đường. Theo người dân địa phương, tình trạng này đã xảy ra từ vài tháng nay và các đối tượng chủ yếu thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm.
"Phụ nữ tay lái yếu, mình chạy mình sợ, lỡ sụp xuống đó không biết làm sao?"
"Để vậy gây nguy hiểm giao thông cho người ta, cái thứ 2 là phải gắn nắp cống lại cho nó đàng hoàng để tránh gây tai nạn giao thông."
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nam - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng xa lộ Hà Nội cho biết, vụ việc này đã xảy ra nhiều lần. Đa phần các đối tượng lợi dụng đêm khuya, các đoạn đường chỉ có ô tô qua lại, vắng người dân để hành động. Hiện đơn vị đã cho tiến hành lắp đặt lại các tấm đan bị đập phá, hư hỏng.
Ngoài ra, phía đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương thường xuyên kiểm tra. Tuy nhiên, theo ông Nam vị trí bị đập phá trên QL 1 là nơi tiếp giáp giữa TP.HCM với tỉnh Bình Dương, nên công tác quản lý còn nhiều khó khăn.
“Trước mắt, thì đại điện cho chủ đầu, quản lý duy tu thì đã báo cho địa phương để hỗ trợ để bắt được cái đối tượng. Cái thứ 2, nữa là mình phải lấy kinh phí bảo trì ra để đúc và lắp đặt lại những tấm đan để đảm bảo an toàn.”Bây giờ giải pháp lâu dài phải nhờ địa phương hỗ trợ, tại vì khu vực này giáp ranh giữa TP. Thủ Đức và Dĩ An”, ông Nguyễn Thanh Nam cho biết.
Ngoài 2 khu vực trên, thời gian qua, nhiều công trình hạ tầng giao thông đô thị, công trình dân sinh ở TP.HCM thời gian qua cũng liên tục bị mất cắp. Mới đây nhất, hàng loạt nắp che cột đèn chiếu sáng trên đường Bùi Thiện Ngộ, phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (thuộc khu đô thị Thủ Thiêm) bị mất trộm. Đáng nói, một số cột đèn bị cắt luôn dây điện, tháo cầu dao. Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay hơn đối với hành vi trộm cắp, hủy hoại công trình để tạo sự răn đe, ngăn chặn “tệ nạn” này.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.