Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phòng tránh tai nạn giao thông đường thủy mùa lễ hội

Phóng viên - 10/02/2018 | 12:31 (GTM + 7)

VOVGT-Nguy cơ lớn nhất đối với giao thông đường thủy nội địa trong dịp Tết là vận tải hành khách ngang sông phục vụ nhu cầu đi lại, du xuân, đặc biệt là lễ hội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nguy cơ tai nạn từ sự phát triển quá nóng của phương tiện thủy nội địa. Ảnh: Báo Giao thông

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, đối với giao thông vận tải thủy nội địa thì dịp cuối năm, nguy cơ lớn nhất là vận tải hành khách ngang sông phục vụ bà con đi lại, mua sắm chuẩn bị Tết và lễ hội đầu xuân.

Theo thống kê, trên cả nước có 86 lễ hội diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 âm lịch. Đây là những điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT rất cao: "Ngày Tết người dân tập trung đi lại với lưu lượng lớn và các doanh nghiệp thì cố gắng phục vụ người dân nhiều nhất có thể, nên dẫn tới những bất cẩn, những nguy cơ rất lớn về vận tải hàng khách ngang sông."

Dẫn chứng về điều này, ông Hoàng Hồng Giang cho biết, những năm gần đây vẫn xảy ra một số vụ TNGT liên quan đến hoạt động lễ hội diễn ra trong những tháng đầu năm. Cụ thể, vào đầu tháng 4/2017, một chiếc thuyền chở 39 người tham gia lễ hội nghinh Ông do tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp sóng lớn đạ bị chìm cách cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải khoảng 2km khiến 2 nữ sinh tử vong và 14 người bị thương. Theo ông Giang, những lễ hội xuân có gắn với hoạt động sông nước đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạ giao thông đường thủy.

Ông Giang cho biết thêm: "Đối với lễ hội xuân, những năm gần đây, nhu cầu du xuân, nhu cầu tâm linh của người dân tăng lên. Phần lớn những lễ hội tâm linh đều diễn ra các đền chùa có liên quan đến hoạt động sông nước và tập trung lượng người rất lớn. Do đó các lễ hội này có nguy cơ mất ATGT, mất ANTT xảy ra trên đường thủy rất lớn."

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Công Minh, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cũng cho biết, trong phạm vi của Chi cục quản lý có rất nhiều bến khách ngang sông và có tới hơn 30 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội thu hút rất đông du khách tham quan. Cụ thể, ngay sau Tết Nguyên đán có lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội xã Phú Cường, Phú Thịnh huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, lễ hội Đền Và, (Sơn Tây, Hà Nội)…

>>>Vì sao ít phương tiện đường thủy thực hiện đăng kiểm?

Tăng cường kiểm tra giao thông đường thủy dịp cuối năm. Ảnh: VGP

Theo ông Minh, những lễ hội này tập trung rất đông du khách, mặc dù huy động toàn bộ lực lượng của Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cùng với lực lượng CSGT đường bộ, đường thủy của địa phương cũng không quản lý xuể. Theo ông Minh, nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì không thể đảm bảo an ninh, an toàn cho lễ hội.

Ông Nguyễn Công Minh nói: "Hội Đền Và, Sơn Tây ban đầu tổ chức rất tốt, nhưng người dân đến quá đông cũng vỡ trận, người dân tràn hết xuống phương tiện tàu bè, không cản nổi. Cục đã có văn bản gửi Ban tổ chức lễ hội rồi, tuy nhiên, Ban tổ chức lễ hội cũng cố gắng thôi, nhưng dân đến xem rất đông. Đó là vấn đề rất khó."

Từ thực tế nêu trên, Lãnh đạo Cục Đường thủy Việt Nam cho biết, sau Tết Nguyên đán là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội Xuân nên đơn vị này sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra tại các lễ hội đầu xuấn 2018, làm việc với Ban an toàn giao thông, ban tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Thác Bờ (Hòa Bình), lễ hội chùa Hương (Hà Nội), khu du lịch Tràng An (Ninh bình)… Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng cho rằng, đối với lễ hội có đông người tham gia, đơn vị quản lý đường thủy trên địa bàn cần có biện pháp phối hợp và đề nghị sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Bởi nếu không may xảy ra một vụ TNGT đường thủy, tác động xã hội sẽ rất lớn.

Đi lễ hội đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của nhiều người dân Việt Nam. Nhiều lễ hội gắn với hoạt động sông nước cũng diễn ra. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra TNGT đường thủy, do sự tập trung quá đông người và phương tiện, trong khi công tác quản lý rất dễ bị buông lỏng. Đặc biệt, với những lễ hội có lượng người tham gia quá đông, nếu chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, tai nạn đáng tiếc rất dễ xảy ra.

>>>Đề xuất thành lập Đội ứng phó sự cố tai nạn đường thủy

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //