Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hạn chế tai nạn đường thủy: Cần thay đổi từ nhận thức người dân

Phóng viên - 13/06/2017 | 11:25 (GTM + 7)

VOVGT – Nhiều chủ tàu và hành khách còn thiếu ý thức trong việc chấp hành quy định an toàn đường thủy khi tham gia đi lại, du lịch trên sông, biển…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người chưa ý thức đến việc đảm bảo an toàn khi lưu thông đường thủy - Ảnh minh họa

Với lợi thế là quốc gia có nhiều sông ngòi, thời gian trở lại đây, du lịch đường thủy ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều người cũng không tránh khỏi những lo ngại về vấn đề đảm bảo an toàn khi tham gia các phương tiện đường thủy, nhất là khi chủ tàu, hành khách còn thiếu ý thức tự giác trong việc chấp hành các quy định về an toàn đường thủy khi tham gia các hoạt động đi lại, du lịch trên sông, biển.

Sau những sự cố về tàu du lịch xảy ra trong năm 2016 và đầu năm 2017, Cảng vụ hàng không tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh và siết chặt công tác quản lý hành khách và công tác đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Theo các chủ tàu, quy trình để giám sát số người trên tàu được thực hiện chặt chẽ. Số lượng người có mặt trên tàu được lên danh sách cụ thể. Danh sách này sau khi được người phụ trách cảng Tuần Châu xác nhận, sẽ được chuyển qua Cảng vụ tỉnh Quảng Ninh xác nhận một lần nữa, rồi mới cấp lệnh xuất bến.

Trong trường hợp, các chủ tàu kê khai tên hành khách không đúng như trong danh sách sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 10 ngày đến vài tháng. Về công tác đảm bảo an toàn trên tàu, các chủ tàu, lái tàu đã có sự chuẩn bị đầy đủ về phao và các dụng cụ cứu sinh dành cho hành khách.

Một nhân viên trên tàu VS16036XXX cho biết: “Chúng tôi có đầy đủ 48 phao người lớn cho 48 hành khách và chúng tôi có 10 áo phao trẻ con. Chúng tôi có hệ thống PCCC, có chuông báo động và mười mấy bình chữa cháy, có phao bè. Như con tàu sắt là chúng tôi hoàn toàn trang bị theo thiết kế mới cho nên đảm bảo an toàn cho hành khách”.

Nhân viên tàu VS16036XXX nói:

Ngoài ra, nhân viên này cũng khẳng định, việc giới thiệu các thiết bị an toàn chỉ là để phòng trừ vì các cơ quan cảng vụ liên tục cập nhật tình hình thời tiết, sẽ không cấp lệnh cho tàu được rời bến khi có bất cứ thông tin về diễn biến tình hình thời tiết xấu. Tuy nhiên, những sự cố khi tham gia giao thông trên đường thủy rất khó nói trước. Ngoài những sự cố liên quan đến thời tiết, những sự cố về va chạm giao thông đường thủy và sự bất cẩn của hành khách đều có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bởi vậy, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch cũng đã có sự quan tâm hơn đến vấn đề đảm bảo an toàn đi tham quan trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc chủ động hỏi chủ tàu và lái tàu về áo phao và dụng cụ phao cứu sinh ngay khi lên tàu. Thậm chí, một số ý kiến bày tỏ sẽ từ chối lên tàu nếu như tàu không cung cấp đủ các thiết bị về an toàn.

Chị Nguyễn Thị Lan Hương, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Em thấy các biện pháp đảm bảo an toàn cũng rất là đầy đủ. Ví dụ khi lên tàu, chủ tàu, người hướng dẫn đã hướng dẫn những vị trí để áo phao, có hướng dẫn những chỗ ngồi, và những vấn đề an toàn. Họ sẽ kiểm tra được những người nào đi trên chuyến tàu, rất đảm bảo”.

Chị Nguyễn Thị Lan Hương cho biết:

Tuy nhiên, chị Lan Hương cũng không tránh khỏi lo lắng trong vấn đề đảm bảo của trẻ em khi đi lại trên tàu. Mặc dù, đã được người hướng dẫn tàu nhắc nhở, nhưng nhiều phụ huynh vẫn để cho con em mình đi lại tự do trên tàu, thậm chí trèo lên tầng 2 của tàu mà thiếu sự giám sát của người lớn. Trong khi đó, theo thiết kế của tàu sắt 2 tầng, lan can ở khu vực tầng 2 khá thấp so với những trẻ em có độ cao từ 1,2 mét trở lên. Nếu các em chạy nhảy, đùa nghịch nếu không may bị rơi ra phía ngoài tàu rất nguy hiểm .

Đồng tình với quan điểm này, chị Phạm Thị Hường- một Việt kiều CH Séc cho biết, bản thân chị và gia đình chưa cảm thấy hài lòng và cảm thấy an tâm khi lưu thông bằng các phương tiện đường thủy của Việt Nam. Nguyên do là trên các tàu, thuyền của Việt Nam chưa trang bị những thiết bị phao bơi chuyên biệt dành cho các em bé dưới 4-5 tuổi và thiết kế của tàu chưa đảm bảo được sự an toàn cho trẻ em.

Chị Đinh Thị Hường nói: “Những người quản lý, các thiết bị an toàn chưa được ok cho lắm, khi mà tàu dốc như vậy, vẫn chưa phát cho các em phao bơi, các cửa sổ không có rào chắn, khi mà mở cửa kính ra, các em ngoi đầu ra ngoài rất nguy hiểm. Khi mà mình đi trên tàu có hệ thống rào chắn lưới rất an toàn cho các bé.(4p31s): Ở nước ngoài, thường thường khi mà lên tàu, mỗi em bé có 1 phao bơi hoặc người ta cho các em bé vào một khu có đồ chơi, có các cô, các chú trông cho nên bố mẹ cảm thấy rất là yên tâm”.

Chị Đinh Thị Hường nói:

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia giao thông, bên cạnh việc nhiều tàu, thuyền du lịch được thiết kế chưa đảm bảo an toàn thì có một thực trạng rất đáng quan ngại là người dân khá thờ ơ trong việc mặc áo phao khi tham gia giao thông bằng các phương tiện thủy nói chung và trên các tàu, thuyền du lịch nói riêng. Dù tham quan thắng cảnh trên ở vịnh Hạ Long vào ban ngày, đi hay đi thuyền nghe nhạc trên sông Hương, sông Hàn vào ban đêm, rất khó nhìn thấy hình ảnh hành khách mặc áo phao dự phòng. Đành rằng, nhiều trường hợp, chủ tàu, thuyền viên không làm tròn trách nhiệm trong việc hướng dẫn các điều kiện an toàn cho du khách, nhưng một bộ phận hành khách không mấy quan tâm tới vị trí để áo phao hay lối thoát hiểm trong trường hợp gặp sự cố ngay cả khi được chỉ dẫn.

Ông Trần Bá Trung- Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết về thực trạng này: “Hành khách khi đi tàu, thường có ý thích tham quan, thưởng ngoạn thường chú ý quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho bản thân. Mà thường yếu tố mất an toàn đường thủy thường xảy ra đối với những hành khách không tuân theo các quy định của thuyền trường, không mặc áo phao, tự động di chuyển, làm mất sự ổn định trên phương tiện. Đó là những yếu tố nguy hiểm, thường gây mất an toàn nếu tai nạn giao thông đường thủy xảy ra”.

Ông Trần Bá Trung cho biết:

Ông Trung cũng cho biết, trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động an toàn trên các thuyền du lịch trên sông Hương có thể nhận thấy, những du khách nước ngoài có ý thức tự bảo vệ an toàn cho bản thân tốt hơn người Việt Nam. Những du khách này thực hiện nghiêm túc theo sự hướng dẫn của các chủ thuyền, họ thực hiện mặc áo phao và đeo dụng cụ phao cứu sinh khi đi thuyền du lịch trên sông. Trong khi đó, một bộ phận người Việt Nam cố tình không chấp hành đầy đủ, làm ảnh hưởng chung tới các đoàn tham quan. Trước những đối tượng vi phạm này, lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế thường nhắc nhở nhưng cũng sẵn dàng từ chối phục vụ đối với những cá nhân, những đoàn không chấp hành.

Hiện Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ đuối nước cao nhất khu vực và cao gấp 8 lần so với các nước phát triển. Để hạn chế số lượng người tử vong do đuối nước, Chính phủ đã có nhiều chương trình, kế hoạch dạy bơi cho các em học sinh thuộc mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ngoài việc biết bơi, các em cũng cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông bằng các phương tiện đường thủy. Điều quan trọng là các em học sinh nói riêng và các bậc phụ huynh nói chung phải nhận thức được trách nhiệm tự bảo vệ bản thân thông qua việc nghiêm túc, tự giác chấp hành các quy định của Luật giao thông.

Một số ý kiến đề xuất: “Tôi nghĩ những người dân khi tham gia du lịch đường thủy, hãy tự phòng tránh cho mình khi thấy tàu không đạt chất lượng thì có quyền từ chối không tham gia. Khi đã lên tàu nên có các thiết bị bảo hộ là áo phao đạt chất lượng và phải mặc vào. Nếu số lượng áo phao trên tàu mà bị thiếu so với số người trên tàu, hành khách nên đề nghị hãng tàu cung cấp đủ trước khi tàu chạy”. Một người khác chia sẻ: “Tham gia phương tiện giao thông đường thủy cũng như tham gia phương tiện giao thông bộ cũng cần phải có ý thức và cũng cần phải hiểu luật. Theo tôi chúng ta nên có đào tạo vào những giờ ngoại khóa để cho học sinh, sinh viên hiểu được”.

Nghe các ý kiến tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //