Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe điện: Nỗi lo ô nhiễm từ nguồn cung ứng và hệ thống trạm sạc

Thái Sơn - 11/07/2022 | 10:13 (GTM + 7)

Được xem là phương tiện giao thông đường bộ thân thiện môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, nhưng tại Việt Nam, ô tô điện vẫn chưa phổ biến và số lượng người sử dụng không nhiều.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

“Trạm sạc ít quá. Đang đi trên cao tốc mà chẳng may hết pin thì chắc là chỉ biết ngồi khóc”.

“Thứ nhất, tôi không thích kiểu dáng của xe điện. Thứ hai là đến lúc không có nhu cầu nữa mà muốn sang nhượng lại sẽ khó hơn, vì để tìm một người có nhu cầu đi xe điện sẽ khó hơn là thanh khoản một ô tô chạy xăng”.

“Mới đầu tôi cũng cân nhắc là để bảo vệ môi trường, nhưng mà có một mình tôi bảo vệ môi trường so với 99% dân số còn lại dùng xe xăng thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì cả. Số người dùng xe điện bây giờ quá ít thì cũng không bảo vệ môi trường được mấy”.

Đó là chia sẻ của một số người đang đắn đo, suy nghĩ trước khi quyết định ‘xuống tiền’ để mua một chiếc ô tô điện hay xe chạy xăng truyền thống.

Số lượng trạm sạc chưa nhiều là vấn đề khiến người tiêu dùng còn băn khoăn khi mua xe điện - Ảnh minh họa Kia

Số lượng trạm sạc chưa nhiều là vấn đề khiến người tiêu dùng còn băn khoăn khi mua xe điện - Ảnh minh họa Kia

Dù biết ô tô điện thân thiện môi trường, không gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn nhưng chị Lê Thanh Thủy, quận Hà Đông (Hà Nội) gạt ngay suy nghĩ mua dòng xe này bởi cho rằng xe điện hiện vẫn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng ở Việt Nam.

Theo chị Thủy, bất tiện đầu tiên khi sử dụng xe điện là nỗi lo hết pin dọc đường. Bên cạnh đó, việc thiếu trạm sạc cũng khiến người dùng luôn phải cân nhắc, tính toán mỗi khi đi tỉnh hay những hành trình dài.

Ngoài ra, nếu mỗi lần đổ xăng thông thường chỉ mất 5-10 phút thì để sạc đầy pin cho xe điện sẽ phải tính theo giờ.

“Vấn đề lớn nhất là trạm sạc pin vẫn chưa có nhiều ở Việt Nam, mà cứ phải về nhà mới sạc được thì rất là rắc rối. Ngoài ra, nếu như đổ xăng chỉ mất 5 phút là lại chạy được tiếp, thì sạc điện nhanh nhất cũng phải mất nửa tiếng. Ngồi dầm mưa dãi nắng chờ ở giữa đường cũng rất bất tiện”, chị Thủy cho biết.

Chia sẻ quan điểm trên, anh Phan Sĩ Linh, một người đang sử dụng ô tô điện cho rằng, nếu ai mua xe với mục đích di chuyển quãng đường xa hay đến các khu vực hẻo lánh còn chưa có điểm sạc thì cũng cần cân nhắc kỹ: “Giả sử quê của bạn ở xa như Nam Định, Thanh Hóa hay Nghệ An, trên 300km, thì đấy là điều rất đáng cân nhắc. Cân nhắc tiếp theo là trong quá trình sử dụng, mình không chỉ về quê mà còn đi các tỉnh khác.

Với hạ tầng trạm sạc điện hiện tại cũng phải tính toán xem trên chặng đường đi liệu cần phải sạc mấy lần. Thực tế tôi thấy, nếu một chiếc xe điện đi được tối đa 240km thì đến khoảng 200km sẽ phải tìm xem gần đó có trạm sạc nào không để vào đó trước rồi mới đến điểm muốn tới sau”.

Tiết kiệm chi phí đi lại hàng ngày chính là ‘cái được’ khi chuyển từ xe xăng sang xe điện - Ảnh minh họa VinFast

Tiết kiệm chi phí đi lại hàng ngày chính là ‘cái được’ khi chuyển từ xe xăng sang xe điện - Ảnh minh họa VinFast

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng, dầu liên tiếp lập đỉnh từ đầu năm đến nay, theo anh Linh tiết kiệm chi phí đi lại hàng ngày chính là ‘cái được’ khi chuyển từ xe xăng sang xe điện: “Với xe điện đang dùng hiện tại, tôi đang đi 600-700 km mỗi tháng, chi phí khoảng 900 nghìn – 1,1 triệu/1 tháng.

Còn như xe xăng trước đây tôi đã từng sở hữu thì hết từ 1,8 triệu – 2,5 triệu/tháng. Do đó, tôi thấy đi xe điện rẻ hơn đáng kể”.

Còn theo anh Ngọc Sơn, quận Hà Đông, Hà Nội, hiện xe điện chưa có nhiều kiểu dáng đa dạng khi so sánh với xe xăng. Trong tương lai, ô tô điện sẽ hấp dẫn hơn nếu như có nhiều hãng đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là những thương hiệu lớn, bởi khi đó người tiêu dùng sẽ có thêm sự lựa chọn.

“Hiện tại thì người Việt đang có quá ít sự lựa chọn. Hãng KIA hiện có EV6, còn Hyundai có Ioniq 5 đã ra mắt nhưng chưa có chính sách giá để người tiêu dùng có thể mua được. Do đó, rất cần các hãng khác đẩy nhanh tiến độ đưa xe điện vào thị trường Việt Nam”, anh Sơn nói.

Dù ưu điểm lớn nhất của xe điện là không phát thải khí CO2, góp phần bảo vệ môi trường, tuy nhiên theo TS Phan Lê Bình, khi phát triển ô tô điện cũng cần đặt trong mối tương quan với hạ tầng lưới điện. Xây dựng cơ cấu nguồn điện tỷ trọng bao nhiên phần trăm từ năng lượng tái tạo thì mới có ý nghĩa thực sự để giảm phát thải khí nhà kính: 

“Mong muốn phổ biến xe ô tô chạy điện đối với môi trường của Việt Nam chưa hẳn là tốt. Xe điện đương nhiên là sử dụng điện và tiêu thụ nhiều điện. Trong khi nguồn sản xuất điện của chúng ta chưa hẳn là dồi dào. Vào mùa khô, mùa nóng vẫn còn khả năng thiếu điện.

Mặt khác nguồn điện của chúng ta thì vẫn khoảng một nửa là xuất phát từ nhiệt điện chứ không phải tất cả xuất phát từ nguồn năng lượng tái tạo ví dụ như điện gió điện mặt trời.

Vì thế, phổ biến được thật nhiều xe điện để rồi tiêu thụ điện mà nguồn điện ấy xuất phát từ nhiệt điện thì tôi nghĩ chưa hẳn là điều đáng khuyến khích”.

Chia sẻ quan điểm trên, chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng để cùng lúc thúc đẩy ô tô điện đồng thời giải quyết được nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng, Việt Nam cần xem xét, nghiên cứu xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong tương lai: 

“Chúng ta cần giảm bớt các nhà máy sản xuất điện bằng than đá và tăng các nhà máy sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo  như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Trong tương lai, Việt Nam sớm muộn gì cũng phải có nhà máy điện nguyên tử. Vì điện nguyên tử là một trong những yếu tố quan trọng để sản xuất năng lượng sạch và rẻ.

Nói chung, hệ thống sản xuất điện phải hoàn chỉnh, phải đảm bảo thì chúng ta mới từng bước hạn chế sử dụng xe xăng, từ đó giảm ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo năng lượng cho nhu cầu xã hội”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có thể nói, ô tô điện đang trở thành xu thế tất yếu của ngành công nghiệp thế giới, trong đó Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên, để phương tiện này phát triển bền vững và hấp dẫn hơn với người tiêu dùng cần xây dựng một mạng lưới hạ tầng đồng bộ, bên cạnh đó đảm bảo được nguồn cung ứng điện năng ngày càng tăng cao. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Nỗi lo khó tiếp cận điện của ô tô”.

Từng sinh sống và làm việc nhiều năm ở châu Âu, nên khi trở về nước hồi đầu năm 2022, Phương bạn tôi có ý định tìm mua một chiếc ô tô điện để sử dụng. Tuy nhiên, trái với dự tính ban đầu, anh nhanh chóng ‘nhụt trí’ bởi nhận thấy điều kiện hạ tầng cho xe điện ở Việt Nam còn nhiều bất cập.

Phương chia sẻ, băn khoăn lớn nhất của anh là nhà không có gara riêng để ô tô, nên việc sạc điện hết sức bất tiện. Trường hợp muốn sạc ‘nhờ’ ngoài bãi gửi xe sẽ phải đặt vấn đề và ‘nói khó’ với người quản lý.

Ngoài ra, số lượng trạm sạc công cộng còn chưa có nhiều lại bố trí phần lớn ở các trung tâm thương mại lớn, trong khi ở vùng ngoại ô dịch vụ này vẫn khó tiếp cận.

Thực tế, những băn khoăn của anh Phương cũng là tâm tư của không ít người tiêu dùng đang cân nhắc lựa chọn giữa mua một chiếc ô tô điện hay xe chạy xăng truyền thống.

Thời gian qua, ngoại trừ VinFast đầu tư cho sản xuất, láp ráp xe điện và hệ thống trạm sạc, các doanh nghiệp khác cũng đã đưa xe điện về giới thiệu, nhưng chủ yếu mới chỉ thăm dò thị trường chứ chưa hãng nào có kế hoạch sản xuất hay phân phối số lượng lớn ra thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng, để mở rộng và phát triển ngành công nghiệp xe điện, Việt Nam cần nhanh chóng lấp đầy khoảng trống thiếu hụt các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho trạm sạc xe điện.

Điều này để đảm bảo các trạm sạc nhanh có thể sử dụng được cho nhiều thương hiệu xe khác nhau, đáp ứng những dòng xe mà các hãng có thể cung cấp ra thị trường.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần quy định về hạ tầng trạm sạc trong các công trình công cộng, chung cư, bãi đỗ xe… Xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, phát triển nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện sạch cho các trạm sạc.

Trước đó, các kịch bản phát triển xe điện ở Việt Nam với nhu cầu tiêu thụ điện tăng tương ứng từ nay tới năm 2030 và 2050 cũng đã được đề ra.

Cụ thể, nếu năm 2030, xe máy điện chiếm 34% thị phần xe bán mới còn ôtô điện chiếm 30%, nhu cầu điện trong lĩnh vực giao thông là gần 4 tỷ kWh, tương đương nửa công suất nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Năm 2050, nhu cầu tiêu thụ điện là gần 17,6 tỷ kWh, tương đương 2 nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Tương tự, với kịch bản xe điện phát triển cao hơn, nhu cầu điện cho lĩnh vực giao thông gần 8,5 tỷ kWh vào năm 2030, tương đương công suất nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Ở kịch bản này, xe máy điện chiếm 72% xe bán mới vào năm 2030, 100% vào năm 2050. Ôtô điện chiếm 30% vào năm 2030.

Đến năm 2050, nếu ôtô điện chiếm 70% xe bán mới, nhu cầu điện sẽ tăng lên gần 72 tỷ kWh, tương đương 10 nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

Rõ ràng, với các kịch bản điện hoá giao thông như vậy, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian tới là rất lớn. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, đặc biệt là cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 tại Hội nghị tại COP26, việc đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, cân nhắc để phát triển điện hạt nhân cũng là vấn đề cần xem xét một cách toàn diện và kỹ lưỡng. 

Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //