Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Xây dựng “y tế thông minh” để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân

Trọng Điển - Phan Nhơn - Diễm Thúy: Thứ sáu 11/11/2022, 11:15 (GMT+7)

Tháng 7/2021, UBND TP. HCM phê duyệt đề án “Y tế thông minh” giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 với nguồn kinh phí lên đến 4.850 tỷ đồng. Đề án với mục tiêu triển khai chuyển đổi số hướng đến xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế; cải tiến nâng cao chất lượng quản lý và chăm sóc sức khỏe người dân.

Đặc biệt, “Y tế thông minh” được kỳ vọng mang lại nhiều hiệu quả hơn trong việc điều trị các ca bệnh phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân.... Đến nay, các bệnh viện đã triển khai đề án này ra sao? Những vướng mắc cần tháo gỡ là gì để tiến đến xây dựng toàn diện hệ thống “Y tế thông minh”?

Trong thời gian qua, ngành Y tế TP đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Đơn cử, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM đã bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh cách đây 30 năm – trước khi đề án xây dựng “Y tế thông minh” của Sở Y Tế TP được ban hành.

Cụ thể, trong khâu quản lý bệnh nhân, để giảm nguy cơ sai sót nhầm người bệnh, nhầm bộ phận phẫu thuật, bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bảng kiểm (Checklist) “an toàn phẫu thuật”; xây dựng “Phần mềm quản lý giường bệnh” nhằm quản lý số lượng máy thở, giường bệnh để điều chuyển bệnh nhân một cách an toàn...

Ở khu vực điều trị nội trú, bệnh viện Nhi Đồng 1 số hóa hầu hết các chứng từ để tinh gọn bộ máy, giảm tải được sức người, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Hơn 10 năm qua, chúng tôi ứng dụng CNTT số hóa hầu hết các chứng từ, các giấy tờ chuyên môn, các giấy tờ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chứng từ chuyên môn, hồ sơ bệnh án. Và hơn 1 năm gần đây là số hóa giấy tờ điều trị và hiện giờ đã thí điểm thí điểm bệnh án điện tử 4 khoa và dự kiến hai năm tới triển khai toàn viện. Hiện giờ chữ ký số chúng tôi đã trang bị hết cho các bác sĩ của viện".

Ngoài ra, Bệnh viện Nhi đồng 1 là một trong những bệnh viện đầu tiên trong cả nước tự xây dựng phần mềm đấu thầu thuốc thông minh, số hóa toàn bộ công đoạn của quy trình đấu thầu thuốc, xây dựng các phần mềm duyệt thuốc online, quản l‎ý sử dụng kháng sinh...

Bệnh viện cũng triển khai các ứng dụng tiện ích cho người bệnh: như thẻ khám bệnh thông minh, thanh toán điện tử qua thẻ, app, QR Code, POS... Việc áp dụng CNTT trong công tác quản lý, khám chữa bệnh ở bệnh viện thời gian qua đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân và bác sỹ

"Mình áp dụng những công nghệ vào trong bệnh viện như này để rút ngắn thời gian, rút ngắn quy trình để dành thời gian chăm non cho người bệnh".

"Áp dụng công nghệ này nó giúp mình thanh toán tiền nó tiện lợi hơn, nó nhanh hơn".

"Trước đây theo quy định của Bộ Y tế, một số thuốc muốn sử dụng phải thông qua phê duyệt thuốc. phải trình ký các giấy tờ rất mắc công, nhân viên y tế, người bệnh phải chờ đợi thì bây giờ các bác sỹ có thể vào phần mềm xem và phê duyệt thuốc. Cái này giúp cho công tác quản lý rất hiệu quả".

Trong thời gian qua, ngành Y tế TP đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân (Ảnh: PLVN)

Trong thời gian qua, ngành Y tế TP đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh, nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân (Ảnh: PLVN)

Tương tự, trong giai đoạn thực hiện đề án “Y tế thông minh”, bệnh viện Nhân dân 115 cũng đã triển khai nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị ngoại trú và nội trú. Bác sĩ Trần Văn Sóng - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết:

“Bệnh viện chính thức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022 để bệnh nhân có thể tra cứu nội dung chi phí khám chữa bệnh. Chúng tôi cũng triển khai phần mềm chuyên biệt – ANQ cho khối khám bệnh ngoại trú giúp cho các bác sĩ tiện lợi trong việc tra cứu lịch sử khám bệnh, xem kết quả lâm sàng ngay, lịch sử đơn thuốc, chi phí khám bệnh của bệnh nhân ngay tại thời điểm đó. Đây là một cái rất là tiện lợi rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh…”

Đặc biệt, bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đột quỵ (qua phần mềm Rapid của Đại học Standford, Mỹ).

Ngoài ra, các bệnh viện khác trên địa bàn TPHCM cũng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân như: BV Bình Dân triển khai Robot phẫu thuật Da Vinci; phần mềm “IBM Watson for Oncology” trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu….

Bên cạnh những thành quả đạt được, thì trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống “y tế thông minh” các bệnh viện gặp rất nhiều thách thức như thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin do mức lương thấp; cơ sở hạ tầng (thiết bị, hệ thống phần mềm) phát triển riêng rẽ chưa đồng bộ; khó khăn trong công tác duy tu, bảo trì; công tác mua sắm thiết bị.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, Bác sĩ Trần Văn Sóng - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 đề xuất: “Trong đề án y tế thông minh của TP, ngân sách cho đầu tư hạ tầng ứng dụng các phần mềm y tế thông minh cho các bệnh viện cần bổ sung cho các bệnh viện. Đối với lĩnh vực điều trị thì nên có 1 kinh phí cho đơn vị các bệnh viện để điều trị người bệnh. Về cơ quan quản lý cũng sớm ban hành, triển khai các chính sách đãi ngộ cho nhân lực chuyên trách về CNTT”.

Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong ứng dụng từng bước công nghệ thông tin, sử dựng sổ theo dõi sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử trong hoạt động hàng ngày

Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh đã tiên phong ứng dụng từng bước công nghệ thông tin, sử dựng sổ theo dõi sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử trong hoạt động hàng ngày

Cần phải khẳng định rằng, việc triển khai hiệu quả đề án “Y tế thông minh” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế TP, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, để ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh trong lĩnh vực y tế, hướng đến xây dựng “y tế thông minh - đô thị thông minh” thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương không chỉ của ngành y tế mà còn của cả chính quyền thành phố với sự hỗ trợ của Trung ương.

Đây cũng là nội dung bài bình luận:Y tế thông minh - Không chỉ nói mà phải làm thực chất.

Hiện TP. HCM có hơn 130 bệnh viện của Trung ương và địa phương đang hoạt động, bao gồm cả khu vực công và tư. Mỗi năm lượt khám chữa bệnh cũng đã vượt qua con số 50 triệu, chiếm 1/4 lượt khám của cả nước.

Điều dễ nhận thấy là ở hầu hết các bệnh viện của thành phố đều thấy quá tải; nhiều nơi người bệnh quá khổ vì khám và điều trị trong điều kiện cơ sở vật, chất xuống cấp; trang thiết bị lạc hậu. Nói điều này để thấy, xây dựng hệ thống y tế thông minh là xu hướng và yêu cầu bắt buộc nếu ngành y tế TP. HCM, Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung muốn cải thiện điều kiện khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đề án y tế thông minh của thành phố đến năm 2025 tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu; cả cơ hội và thách thức đặt ra cùng các giải pháp thiết thực, chi tiết. Vấn đề mấu chốt lúc  này là việc cụ thể hóa bằng việc làm ở mỗi đơn vị, địa phương của thành phố để đề án không chỉ là trên giấy, chung chung, ít giá trị thực thi.

Điểm đáng ghi nhận là thời gian qua, nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế dự phòng của TP. HCM đã tiên phong ứng dụng từng bước công nghệ thông tin, sử dựng sổ theo dõi sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử trong hoạt động hàng ngày.

Việc xếp hàng chờ đợi đến khám chữa bệnh ở nhiều nơi nhờ vậy được rút ngắn. Nhiều bệnh viện đã áp dụng trí tuệ nhân tạo, thiết bị tiên tiến vào điều trị các ca bệnh khó; được giới chuyên môn đánh giá cao. Thủ tục xuất nhập viện, thanh toán viện phí; cho toa, kê thuốc cũng nhanh gọn, bớt rờm rà; người tỏ rõ sự hài lòng.

Tuy nhiên, các thủ tục hành chính trong cấp phép, nhập trang thiết bị; kể cả quản trị nhân sự nhiều lúc làm thủ công; vấn đề máy móc xuống cấp không được thay mới; mạng nội bộ thường xuyên bị ngẽn… đang là những rào cản lớn trong phát triển y tế thông minh.

Đặc biệt, trước làn sóng nghỉ việc hàng loạt ở các bệnh viện thì khâu tuyển dụng những người có trình độ công nghệ thông tin vào làm việc trong ngành y càng trở nên khó khăn. Bản thân đội ngũ y, bác sĩ,người trong ngành có khi cũng ngại thay đổi;không mặn mà với cách quản lý, điều hành thông qua dấu vân tay, hay bằng các công cụ tiến tiến, hiện đại, khoa học, rành mạch.

Đề án y tế thông minh muốn thành công không chỉ nỗ lực của ngành y tế mà cần sự vào cuộc của mỗi cấp mỗi ngành trong việc tham gia hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, kể cả kinh phí và không chỉ nói mà phải làm thực chất (Ảnh: FPT Digital)

Đề án y tế thông minh muốn thành công không chỉ nỗ lực của ngành y tế mà cần sự vào cuộc của mỗi cấp mỗi ngành trong việc tham gia hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, kể cả kinh phí và không chỉ nói mà phải làm thực chất (Ảnh: FPT Digital)

Về hiệu quả, y tế thông minh đã khẳng định rõ và là đòi hỏi bắt buộc. Do vậy khâu đầu tiên, mang tính quyết định chính là yếu tố con người. Mỗi bệnh viện, cơ sở y tế của thành phố phải thực sự bắt tay vào áp dụng, trong đó đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực của mình nắm vững kiến thức và vận hành được hệ thống trang thiết bị máy móc và sử dụng công nghệ thông tin trong thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân là rất cần thiết.

Khi đội ngũ nhân viên đã sử dụng được các kỹ năng này trong chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ phát huy được khả năng sáng tạo để cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh hàng ngày; đưa y tế thông minh thực sự là chỗ dựa để nâng cao uy tín và thương hiệu cho  đơn vị.

Để làm được điều này, bản thân lãnh đạo bệnh viện cũng phải tiên phong, đi đầu trong quản lý, điều hành và áp dụng; làm gương để nhân viên làm theo.

Xây dựng y tế thông minh cũng phải thể hiện sự liên thông, kết nối các tuyến trong từng bệnh viện đến cả ngành y tế thành phố; tránh cát cứ hoặc hình thành các điểm nghẽn gây lãng phí; khiến người sử dụng thêm bực mình.

Việc đầu tư vì thế cũng cần cân nhắc, tính đúng tính đủ, không làm theo phong trào; chống thất thoát. Một yêu cầu nữa là sự tham gia của nhân dân, người bệnh cho sự thành công của đề án cũng rất quan trọng trong từng khâu khi thực hiện. Phải truyền thông, hướng dẫn để người bệnh tham gia tương tác, sử dụng thường xuyên.

Đề án y tế thông minh muốn thành công không chỉ nỗ lực của ngành y tế mà cần sự vào cuộc của mỗi cấp mỗi ngành trong việc tham gia hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, kể cả kinh phí và không chỉ nói mà phải làm thực chất.

Đã đến lúc tất cả cùng xắn tay cùng làm vì mục tiêu chung là nâng cao và cải thiện các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân mỗi ngày một tốt hơn.

Trọng Điển - Phan Nhơn - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.