Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Viên chức với rượu bia: Sếp phải biết đỏ mặt nếu để nhân viên say xỉn

Phóng viên - 19/12/2020 | 6:25 (GTM + 7)

Như VOVGT đã đề cập, tình trạng cán bộ, công chức viên chức uống bia rượu trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa dù đã giảm, nhưng vẫn còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để thực thi NĐ 117 của Chính phủ?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Có lý do từ môi trường làm việc và cả bản thân viên chức, tìm đến bia rượu như một cách giải tỏa tâm trạng, cảm xúc buồn vui.

"Với những đối tác mà họ bắt buộc uống rượu thì có khi cả tuần liền đều uống nhưng có những người họ không uống rượu thì cả tháng trời mình cũng không phải uống".

"Sinh nhật một đồng nghiệp trong cơ quan, hay ai đó có việc mừng, hoặc có thể liên quan tới công việc hoặc để kết nối những người bạn với nhau".

"Những dịp như 8/3; 20/10 hay dịp Lễ Tết thì có khi cả cơ quan cùng đi liên hoan với nhau. Tiếp khách hay làm việc với đối tác mà họ ở xa đến thì buổi trưa mình mời cơm họ".

Đó là lý giải từ những người trong cuộc, về lý do bia rượu trong giờ làm việc hoặc nghỉ trưa. Từ góc nhìn văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho rằng, một phần do sự chi phối của tập quán chén rượu chén trà là đầu câu chuyện, nhưng đã bị lạm dụng quá mức. PGS.TS xã hội học Trịnh Hòa Bình nhìn nhận, có lý do từ môi trường làm việc và cả bản thân viên chức, tìm đến bia rượu như một cách giải tỏa tâm trạng, cảm xúc buồn vui.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội cho hay, một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn nam giới buộc phải uống rượu bìa vì sợ mất quan hệ, sợ khó bàn công việc, sợ ảnh hưởng không khí chung.Và còn do sợ sếp: "Trong nghiên cứu của chúng tôi, họ nói rằng lãnh đạo uống rượu thì họ cũng phải uống. Thậm chí lãnh đạo còn chỉ đạo là cậu phải tiếp rượu cho anh này, anh kia".

Đa số viên chức được hỏi đều thừa nhận, nếu bị CSGT phát hiện lái xe trong trạng thái có men, họ sẽ cố “xin” không thông báo về cơ quan. Điều này cũng một phần lý giải vì sao, khâu xử phạt thường chỉ dừng lại ngoài đường.

Vì thế, để thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, NĐ 100 cũng như NĐ 117 vừa ban hành, PGS TS Phạm Ngọc Trung cho rằng, không thể chỉ nói chuyện bằng tình cảm: "Phải có những biện pháp ngăn chặn và xử lý rất là kịp thời, trực tiếp chứ không chỉ là tuyên truyền, vận động nữa. Cần kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nhiều lần quy định này , không để cho làm việc ở những vị trí tiếp dân, không cho vị trí quan trọng để làm giấy tờ, hồ sơ, biên bản. Phải có lực lượng giám sát, giải quyết vi phạm ở mỗi cơ quan đơn vị, nếu muốn quy định đi vào cuộc sống".

Theo Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, cần phải đánh và danh dự, vào kinh tế, và phải xử lý công bằng với tất cả mọi vị trí từ thấp đến cao, không thể có chuyện nhân viên vi phạm thì xử lý còn sếp vi phạm thì “rung đùi”.

Còn theo PGS Trịnh Hòa Bình, muốn quy định không nằm trên giấy, thì phải nắm “người có tóc”: "Người đứng đầu mỗi cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm để CCVC uống rượu bia trong ngày làm việc. Câu chuyện lúc này có tính chất ràng buộc cụ thể. Trên hết, mỗi CCVC phải ý thức sâu sắc để vận dụng văn bản luật, quy tắc ứng xử".

Đa số viên chức được hỏi đều thừa nhận, nếu bị CSGT phát hiện lái xe trong trạng thái có men, họ sẽ cố “xin” không thông báo về cơ quan.

Đồng tình với biện pháp gắn trách nhiệm người đứng đầu, TS Ngô Thành Can nhấn mạnh thêm: "Ngoài trách nhiệm của người đứng đầu là tất nhiên, cũng phải xem xét cả trách nhiệm những người liên đới. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện quy định về việc giám sát thực thi, về xử lý ở cơ quan đơn vị đối với CBCCVC vi phạm bia rượu".

Bên cạnh trách nhiệm giám sát, xử lý và nêu gương của người đứng đầu cơ quan đơn vị, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa ngành Công an, ngành Y tế với các cơ quan đơn vị quản lý CBCNVC.

Và, để không còn những tấm gương “lem nhem” từ nhân viên công vụ chỉ vì rượu bia.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Đã khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi nút giao Mai Dịch thông xe sau khi hoàn thành dự án cầu vượt bằng thép. Giao thông qua khu vực này đã cải thiện ra sao, phát sinh bất cập nào?

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Dự án Vải vụn ra đời nhằm tái sử dụng những đồ thừa là mảnh vải vụn sau mỗi lần may vá. Nhưng điều đáng quý hơn, những vải vụn sau khi “hoá thân” thành những sản phẩm thời trang mới lại có thể giúp đỡ các bệnh nhi ung thư.

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2023, cả nước có khoảng 7,8% số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông.

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh thành sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Hiện không chỉ người dân còn nhiều bỡ ngỡ mà một số đơn vị thu gom, vận chuyển cũng gặp vướng mắc trong công tác chuẩn bị.

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tuổi thơ của chúng dần hạn hẹp trong bức tường vị kỷ, ánh sáng công nghệ rọi vào đôi mắt mơ màng, bé dại mà thiếu đi nền tảng cảm xúc, tiếng cười hồn nhiên.

Sài Gòn sống và yêu: Con trai người chiến sỹ biệt động và “món nợ” với những di tích lịch sử

Sài Gòn sống và yêu: Con trai người chiến sỹ biệt động và “món nợ” với những di tích lịch sử

Hơn 30 năm là quãng thời gian anh Trần Vũ Bình đã bỏ ra để sưu tầm, phục dựng và lưu giữ những hiện vật, di tích về hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

// //