Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vào những ngày cuối tuần, Diên Vĩ, người sáng lập dự án Vải Vụn luôn bận rộn với các hoạt động cùng trẻ em. Những mảnh vải vụn được Vĩ cẩn thận phân loại, rồi lên ý tưởng thiết kế thành những chiếc nơ, bộ đầm xinh xắn. Trẻ em sẽ tham gia thực hiện một vài công đoạn nhỏ như xếp ly, khâu, đính.
Vĩ kiên nhẫn và cực kỳ tỉ mỉ, nên cô có sức hút đặc biệt.
Dù mới hơn 1 năm thành lập, nhưng Vải Vụn đã trở nên quen thuộc trên cộng đồng mạng. Từ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lâm Đồng.... các phụ huynh tìm đến Vĩ để đăng ký cho con tham gia các lớp học tái chế. Và quan trọng hơn, là để con nuôi dưỡng tình yêu với môi trường và học cách sẻ chia.
Chị Linh Trần có hai con nhỏ đều là tình nguyện viên đặc biệt của Vải Vụn. Từ đây, câu lạc bộ tiếng Anh Vải Vụn cũng ra đời, giúp tạo thêm không gian để các bé chia sẻ và phát huy khả năng của mình:
“Lần đầu tiên tôi đến đây với tư cách là phụ huynh và cùng các con được cô hướng dẫn biến vải vụn thành sản phẩm có giá trị, được nghe về môi trường, về trẻ em. Em bất giác nhận ra, có những thứ mình biết nhưng biết để đó, giống như việc mình không đến bệnh viện thì không biết có rất nhiều bệnh nhân. Trước đó, tôi cũng không hề quan tâm đến môi trường và vải vụn”.
Tại đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vừa diễn ra tại TP.HCM, hàng trăm các em nhỏ và phụ huynh ngồi chật khán phòng. Cô bé Chíp Chíp, tên thật là An An, 6 tuổi, xúng xính trong bộ đầm làm từ vải vụn và đôi cánh “tiên” làm từ các chai nhựa bỏ đi.
An An được chọn tham gia trong bộ ảnh Tiên Thuỷ Tinh nhằm gây quỹ ủng hộ cho 30 bệnh nhi ung thư và là diễn viên chính của đêm hội. “Con nghĩ con sẽ cố gắng để tiêu diệt “con quỷ” sau lưng bạn. Con đi chụp hình, biểu diễn để mọi người ủng hộ con mua thuốc cho những bạn bị ung thư” - An An nói về ước mơ trong sáng của mình.
Tiên Thủy Tinh hướng tấm lòng đến các bệnh nhi. Dù mỗi ngày phải đối diện với rất nhiều thử thách, và cơn đau luôn chực chờ nhưng em vẫn luôn mạnh mẽ đối diện, mạnh mẽ tiếp nhận điều trị phẫu thuật và luôn vững tin vào một ngày mai khỏe mạnh, như cách thủy tinh được hình thành dưới 1000 độ C.
“Ở nhà mình cũng chia sẻ với bé là có các bạn có hoàn cảnh khác, không được sướng như con, các bạn phải ở bệnh viện. Khi Chip gặp các bạn, Chip ôm các bạn. Mình rất cảm động. Con mình đã trưởng thành từ trong suy nghĩ. Từ đó về nhà, con cũng biết trân trọng hơn. Nhiều khi con ôm chầm lấy ba. À, con hiểu là mình may mắn” - anh Nghĩa, bố của An An nói về sự trưởng thành của con thông qua những hoạt động của Dự án Vải vụn.
Toàn bộ các trang phục của đêm hội Tiên Thuỷ Tinh được nhóm sinh viên của Trường đại học Hòa Bình (Hà Nội) thiết kế từ vải vụn và chai nhựa. Các bạn dành nhiều thời gian và công sức để tạo nên các trang phục vừa thân thiện với môi trường, vừa đảm bảo độ mềm mại, thời trang, tạo sự thoải mái cho các em nhỏ khi mặc.
Chị Vũ Ngọc Linh, Trưởng bộ môn Thiết kế tại Trường đại học Hòa Bình là người đã dẫn dắt nhóm sinh viên sáng tạo trang phục tái chế, cho biết một trong những điều mà người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thời trang trăn trở, đó là bên cạnh những mảnh vải nguyên vẹn được sử dụng để làm nên những sản phẩm bắt mắt, thì các mảnh vải vụn còn lại sẽ được xử lý thế nào.
“Tôi rất vui khi được đồng hành cùng dự án vải vụn. Đây là chiến dịch CLB thời trang vải vụn ra đời. Tôi hy vọng có thể truyền tải tinh thần nhân ái cho các bạn sinh viên”, chị Linh nói.
Diên Vĩ cũng mong muốn có nhiều đại sứ môi trường trong hiện tại và tương lai. Đó là những bạn trẻ Gen Z trực tiếp tham gia hướng dẫn và hoạt động trong dự án, trong các lớp học, hay các em nhỏ được phụ huynh đưa đến các lớp học của dự án.
Và đặc biệt chính là những phụ huynh, đã trở thành những đại sứ môi trường của Dự án vải vụn:
“Một mình mình, mình có lòng nhưng không làm được điều gì lớn lao. Mỗi người đều mong muốn làm điều đó cho người khác, cho gia đình, cho xã hội. Trong hành trình hướng đến cộng đồng mới thấy sức mình nhỏ bé. Mình có thể dùng một ngôn ngữ nào đó, kêu gọi thật nhiều người hành động với mình...”.
Dự Án Vải Vụn tin bên trong mỗi đứa trẻ luôn ngự trị một tiên sứ đầy tình yêu thương nhưng thường ngủ quên, và tiên sứ sẽ được đánh thức để chắp cánh gieo yêu thương đi muôn nơi nếu có sự hướng dẫn của người lớn, của cộng đồng.
Tiếp nối đêm hội Tiên thuỷ tinh gây quỹ hỗ trợ cho 30 bệnh nhi ung thư, vào 26/5 tới, các thành viên của Dự án Vải Vụn sẽ tới bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức, TP.HCM) để tạm ứng tiền viện phí cho các em.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.