Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao hàng loạt công trình trọng điểm ở TP.HCM bị 'đắp chiếu'?

Phóng viên - 16/06/2020 | 20:23 (GTM + 7)

Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm bị 'đắp chiếu', gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng và khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đâu là nguyên nhân của thực trạng này và ngành chức năng đã và đang làm gì để… 'tháo gỡ'?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Hiện dự án cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè, TP HCM) vẫn đang dang dở với vài trụ cầu đã xây. Ảnh: NLĐ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết, hiện đơn vị này quản lý 252 dự án giao thông, trong đó có 75 dự án đang tổ chức thi công, nhưng có tới 43 dự án có vướng mắc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư. 

Đơn cử như dự án Đầu tư xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (Quận 2). Hiện dự án đang thực hiện ở giai đoạn 2 với 3 hạng mục chính gồm: cầu Mỹ Thủy 3, cầu vượt rẽ trái từ cảng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ và cầu Kỳ Hà 4. Mặc dù đã có kế hoạch và phương án xây dựng nhưng đến nay, tiến độ của dự án này vẫn còn chậm khi điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 504 tỷ đồng lên 1.029 tỷ đồng.

Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng (Phó chủ tịch UBND quận 2) cho biết, hiện phát sinh thêm diện tích đất ở cần giải phóng mặt bằng là hơn 7.800 mét vuông nữa: "Sở Tài nguyên Môi trường đã có văn bản thống nhất đề xuất chủ trương đầu tư đối với việc điều chỉnh là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế nữa. Sau đó thì chủ đầu tư cũng có trình lại cho.”

2 dự án khác là cầu Nam Lý và cầu Tăng Long ở quận 9 hiện vẫn dang dở, ngổn ngang sắt thép gần 4 năm vì nhà thầu không có mặt bằng để thi công. Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng, 2 dự án trên do địa phương chưa duyệt xong đơn giá đất bồi thường giá T2 (thời hạn sử dụng đất còn lại) nên tạm thời chưa có mặt bằng để triển khai. 

Bên cạnh đó, công tác bồi thường trong giai đoạn thay đổi chính sách Luật Đất đai cũng là một vướng mắc. Ông Đoàn Phú Đức (Phó Ban điều hành dự án đường bộ 2 - Ban Quản Lý Dự Án đầu tư xây dựng công trình giao thông) cho biết: “Nguyên nhân khó khăn trong công tác thẩm định đơn giá, bồi thường đất cho dự án để triển khai giải phóng mặt bằng. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án do quận 9 thực hiện đến nay vẫn chậm. Khi quận 9 hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chúng tôi thì 10 tháng sau chúng tôi sẽ hoàn thành công trình này.”

Dự án cầu Bưng trên đường Lê Trọng Tấn (tiếp giáp giữa quận Tân Phú và Bình Tân, TP HCM) ngưng trệ suốt thời gian qua. Ảnh: NLĐ

Một dự án khác là nút giao An Sương (Quận 12 và huyện Hóc Môn), nhà thầu cùng các đơn vị thi công đã ròng rã đợi mặt bằng trong vòng 1 năm mới thi công trở lại. Dự án Xây dựng cầu Long Kiểng ở huyện Nhà Bè đã triển khai gần 20 năm, đến nay vẫn chưa xong.

Dự án Mở rộng đường Lê Trọng Tấn, nối quận Tân Phú với quận Bình Tân đến nay đã chậm tiến độ 1 năm do UBND quận Bình Tân chưa giải tỏa xong mặt bằng dự án Vành đai 2.

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, một vướng mắc nữa của các dự án hiện nay liên quan đến những điểm mới của Luật đầu tư công 2019. Theo quy định, chuyển tiếp vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025 sẽ không quá 20%. Nếu vượt tỷ lệ này sẽ vi phạm luật. Bên cạnh đó, nếu điều chỉnh dự án, phải chuyển cho các cơ quan chuyên môn là các sở ngành lập và trình dự án, chứ các Ban quản lý dự án không được phép lập dự án như trước. 

Mới đây, tại buổi giám sát về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án giao thông trọng điểm, bà Nguyễn Thị Lệ (Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM) yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng đơn giá bồi thường cho phù hợp với tình hình thực tế, có lợi cho người dân. Các sở ngành liên quan như Sở Tài chính, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc cùng phối hợp giải quyết những vướng mắc còn tồn tại.

“Sở Tài nguyên Môi trường phải rà soát lại các quy định pháp luật, các hướng dẫn, các thông tư, các nghị định của chính phủ, của các bộ ngành; để báo cáo thật đầy đủ cho UBND thành phố, để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Bởi vì dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Trước khi có luật Đầu tư công mới, mình ký hợp đồng với người ta là khi người ta thi công thì mình bàn giao 6 mặt bằng cho người ta.', Bà Nguyễn Thị Lệ nói.

Bà Lệ cũng yêu cầu Sở Kế hoạch – Đầu tư lập kế hoạch đảm bảo vốn ngân sách thực hiện các dự án của chương trình giảm ùn tắc giao thông, tránh tình trạng công trình chậm triển khai thiếu vốn. Ngược lại cũng phải rà soát khả năng giải ngân vốn ở các dự án và có hướng dẫn, đề xuất xử lý đối với việc đăng ký vốn chưa sát nhu cầu. Bởi vì hiện vẫn còn tình trạng đề xuất, bố trí vốn vượt thực tế.

---

Mời các bạn nghe nội dung chi tiết, đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 16/6 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //