Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vì sao giá vé máy bay hiện nay cao ngất ngưởng?

Hoàng Anh - 19/06/2022 | 17:04 (GTM + 7)

Giờ đây khi đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, người dân có thể đi du lịch tự do trở lại, vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người lúc này chính là giá vé máy bay đắt đỏ. Các chuyên gia dự đoán, vào mùa hè này, giá vé có thể cao hơn 30% so với mức trước đại dịch.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Thời điểm này, người người nhà nhà đổ xô mua vé máy bay để du lịch. Đối với một số người, đó là chuyến bay đầu tiên trong nhiều năm. Các tìm kiếm trên internet cho thấy giá vé máy bay cao ngất ngưởng, thế nhưng những người thích du lịch vẫn sẵn lòng chịu chi sau một thời gian dài bị “giam cầm” dưới mặt đất.

Ông Ed Bastian – Giám đốc điều hành của Delta Air Lines Inc lưu ý rằng giá vé vào mùa hè này có thể cao hơn 30% so với mức trước đại dịch.

Nhu cầu “thèm được bay” đang là xu hướng toàn cầu, ngay cả khi nhiều quốc gia vẫn áp dụng các quy định chống dịch nghiêm ngặt. Giá vé khứ hồi Hong Kong - London của hãng Cathay Pacific Airways Ltd., bay vào cuối tháng 6, đã ở mức 42.501 HKD (tương đương 5.360 USD), tăng gấp 5 lần so với trước đại dịch.

Trong khi đó, giá vé bay thẳng New York - London hạng phổ thông cùng thời gian này cũng đắt hơn 2.000 USD.

Hành khách xếp hàng đợi bên ngoài sân bay Schiphol ở Amsterdam vào ngày 3/6. Ảnh: Robin van Lonkhuijsen/ANP/AFP/Getty Images

Hành khách xếp hàng đợi bên ngoài sân bay Schiphol ở Amsterdam vào ngày 3/6. Ảnh: Robin van Lonkhuijsen/ANP/AFP/Getty Images

Scott Keys, sở hữu trang Chuyến bay giá rẻ cho biết: “Giá vé đang ở mức cao kỷ lục, tăng vọt một cách nhanh chóng. Chắc chắn sẽ có nhiều người bị sốc khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hè hay các chuyến công tác”.

Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Mastercard cho thấy, giá vé bay từ Singapore trung bình cao hơn 27% so với hồi tháng 4/2019, còn giá vé bay từ Australia tăng hơn 20%.

David Mann, chuyên gia kinh tế về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi tại viện cho biết ngày càng có nhiều người đặt vé máy bay trước nhiều tháng vì họ lo lắng về chi phí mua vé vào phút chót.

Hiện các hãng bay thận trọng hơn trong việc đưa những chiếc máy bay đang nằm không trở lại. Ảnh: Lionel Bonaventure/AFP/Getty Images

Hiện các hãng bay thận trọng hơn trong việc đưa những chiếc máy bay đang nằm không trở lại. Ảnh: Lionel Bonaventure/AFP/Getty Images

Có một số lý do khiến giá vé tăng cao, không phải tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của các hãng hàng không.

Một trong số đó là hiện các hãng bay thận trọng hơn trong việc đưa những chiếc máy bay đang nằm không trở lại, nhất là các máy bay khổng lồ như A380 của Airbus SE và 747-8 của Boeing Co, thay vào đó, chuyển sang sử dụng những dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn như A350 và 787 Dreamliners.

Theo ông Subhas Menon, Tổng giám đốc Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương, những chính sách đối phó với dịch bệnh liên tục thay đổi trên khắp thế giới trong 2 năm qua. Do đó, sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bay do nhiều hạn chế chỉ mới được nới lỏng vào tháng 5.

Bà Hayley Berg của trang du lịch Hopper cho biết: "Việc xây dựng lại đội ngũ đó cần có thời gian. Cần có quy hoạch mạng lưới; chúng ta sẽ cho hoạt động những chuyến bay nào từ sân bay nào với phi hành đoàn trên máy bay nào?".

Các hãng bay cũng thu hẹp mạng lưới trong suốt thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành. Đơn cử như Cathay, bị ràng buộc bởi những yêu cầu cách ly và giãn cách gắt gao tại Hong Kong. Điều đó khiến mọi người cân nhắc những chuyến bay dài với một hoặc nhiều điểm dừng, trong khi trước kia họ có thể bay thẳng. British Airways thậm chí không bay đến Hồng Kông vào lúc này.

Với ít máy bay được sử dụng hơn, đồng nghĩa với ít chỗ ngồi cho hành khách, các hãng bay không thể đủ nhu cầu đang phục hồi, điều này đẩy giá lên cao.

Bên cạnh đó, cuộc chiến Nga - Ukraine làm giá nhiên liệu tăng cao. Nhiên liệu máy bay hiện chiếm tới 38% chi phí của một hãng hàng không, tăng từ mức 27% trước năm 2019. Đối với một số hãng bay giá rẻ, tỷ lệ này có thể lên tới 50%.

Tại New York, giá nhiên liệu máy bay giao ngay tăng hơn 80% trong năm nay. Để trang trải phí nhiên liệu tăng cao, các hãng hàng không Mỹ chỉ còn cách để hành khách cùng gánh thông qua việc tăng giá vé máy bay.

Tuy nhiên, giá vé cao hơn dường như không thể ngăn mọi người đặt vé máy bay. Theo Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế Willie Walsh, nhiều người đã tăng ngân sách dành cho những kỳ nghỉ, nâng cấp lên hạng vé đắt tiền trong các chuyến du lịch. Xu hướng này có tên là "du lịch phục thù".

Hayley Berg của trang du lịch Hopper cho biết thêm: “Khách du lịch vẫn sẵn sàng trả tiền nhiều hơn trước đây cho những chuyến đi bởi họ đã không được đến rất nhiều địa điểm trong hơn 2 năm qua rồi”.

Máy bay Airbus A350-1000. Ảnh: Lauryn Ishak/Bloomberg

Máy bay Airbus A350-1000. Ảnh: Lauryn Ishak/Bloomberg

Không những vậy, hàng trăm nghìn phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất và các nhân viên khác trong ngành hàng không đã mất việc trong vài năm qua; và không thể nhanh chóng lấp đầy khoảng trống nhân sự được.

Sân bay Changi của Singapore đang tuyển dụng 6.600 vị trí mới. Nhiều người đã chuyển sang nghề khác và không sẵn sàng quay lại.

Scott Keys chủ trang Chuyến bay giá rẻ cho biết: “Ngay cả khi các hãng đã có máy bay, thế nhưng như bạn thấy đấy nhiều hãng vẫn phải cắt giảm lịch trình bởi không có đủ phi công và không có đủ quân số mặt đất”.

Tại Mỹ, các hãng hàng không nhỏ thậm chí không thể bay hết công suất, vì những hãng lớn hơn đã thuê quá nhiều phi công.

Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy ở Anh, làm xáo trộn các kế hoạch nghỉ lễ và dẫn đến cảnh hành khách phải ngủ lại sân bay.

Ở châu Âu, các sân bay lớn đã phải đối mặt với tình trạng hoãn và hủy chuyến sau khi không tuyển được nhân viên. Điều đó làm gián đoạn lịch trình của các hãng hàng không và tăng thêm chi phí.

Về việc giá vé tăng cao sẽ kéo dài trong bao lâu, ông Goh Choon Phong, Giám đốc điều hành của Singapore Airlines nêu quan điểm: “Giá cả vẫn cạnh tranh trong 3 tháng trở lại đây. Đương nhiên vẫn luôn có những thời điểm giá vé tăng cao do nghỉ lễ, như tháng 6 này. Còn lại thì giá vẻ vẫn rất cạnh tranh cho khách hàng”.

Các chuyên gia cũng dự báo giá vé máy bay sẽ bắt đầu giảm vào tháng 9 và tháng 10, khi mùa du lịch hè kết thúc và mọi người quay trở lại làm việc và đi học.

Còn tại Việt Nam, hiện giá vé máy bay đến các điểm du lịch nội địa nổi tiếng từ khoảng giữa tháng 6 – cuối tháng 8 tiếp tục ghi nhận giá vé cao lập đỉnh và vẫn đang nhích tăng từng ngày.

Theo khảo sát, riêng với chặng đi Phú Quốc, các chuyến bay của cả ba hãng Vietnam Airlines; Vietjet Air và Bamboo Airways các ngày trong tháng 6 đều đã hết chỗ trên hệ thống.

Nếu đi vào giữa tháng 7, chặng bay từ Hà Nội và TP.HCM đến Phú Quốc của Vietjet Air ghi nhận giá vé rẻ nhất ở mức 5 triệu đồng và đắt nhất ở mức 8 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí, cao gấp gần 4 lần giai đoạn thấp điểm. Tương tự với hành trình này, Bamboo Airways có giá vé rẻ nhất khoảng 5 triệu đồng và Vietnam Airlines với giá vé rẻ nhất khoảng 7 triệu đồng.

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao, các hãng hàng không đều đã lên kế hoạch tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa và quốc tế giai đoạn cao điểm hè.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //