Trông giữ ôtô 'tạm thời' trên vỉa hè (Kỳ 1): 'Cơn ác mộng' với vỉa hè, người đi bộ
Phóng viên - 16/02/2022 | 10:06 (GTM + 7)
Những bãi trông giữ ô tô tàn phá kết cấu vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường, 'dung dưỡng' việc chạy xe cá nhân, là cái cớ để đô thị tiếp tục lệ thuộc vào các bãi trông giữ xe tạm bợ, nhếch nhác… Song chúng vẫn tồn tại như một lẽ đương nhiên, dưới hì
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Loay hoay một hồi với sự hỗ trợ của nhân viên trông xe, anh Trần Hữu Chiến mới lùi được chiếc sedan an toàn lên vỉa hè phố Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Theo anh Chiến, do chênh lệch cao độ giữa lòng đường và vỉa hè, những xe gầm thấp có thể bị va quệt, dễ trượt bánh, xuất hiện điểm mù gây tai nạn, đặc biệt trong giờ cao điểm có thể gây ùn tắc giao thông.
Những lần buộc phải gửi xe tại đây, anh luôn ưu tiên chọn những vị trí vỉa hè đã bị bong tróc, kết cấu bị vỡ vụn, san bằng cùng với mặt đường, vừa dễ đi hơn, vừa không phá hỏng thêm những cục bê tông bó vỉa hiếm hoi còn lành lặn: "Cái gì làm ra cũng có mục đích dùng của nó. Mục đích của vỉa hè là cho người đi bộ có 70, 80 cân là cùng, xe máy có 1 tạ thôi. Nhưng ô tô trọng lượng hơn 1 tấn, gấp 10 lần thì đương nhiên nó gây hư hại, phá hỏng vỉa hè'.
Cách nơi anh Chiến đỗ xe vài chục mét, chị Đỗ Thu Hà cùng con gái dò dẫm từng bước dưới lòng đường để tới công viên Tuổi Trẻ. Dù biết nguy hiểm khi hòa vào dòng phương tiện đang lao vun vút, chốc chốc lại thót tim phải bế thốc con gái lên khi nghe còi xe, nhưng mẹ con chị cũng không còn lựa chọn khác:
"Đương nhiên đi xuống lòng đường như thế cũng nguy hiểm chứ, cũng không muốn một tí nào nhưng chẳng còn cách nào cả. Cái kia họ đỗ lâu rồi, chẳng còn vỉa hè ở đấy nữa nên là họ cũng chẳng quan tâm để lát lại vỉa hè cho tử tế. Nếu có vỉa hè thoáng cho dân đi bộ thì tốt hơn, vì nó là không gian công cộng chứ chẳng phải là nơi đỗ xe", chị Hà cho biết.
Những vỉa hè cũ bị ô tô giày xéo hư hỏng, biến dạng như trên phố Võ Thị Sáu thì đã đành. Nhưng những vỉa hè được thay “áo mới”, lát loại gạch được Hà Nội thông tin là “độ bền 70 năm” như phố Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Huy Liệu, Vạn Phúc, Giang Văn Minh, Cầu Giấy… cũng chịu chung số phận.
Những điểm này đều được cơ quan chức năng Hà Nội cấp phép trông giữ phương tiện trên vỉa hè, với hàng chục tới hàng trăm ô tô lên xuống hàng ngày.
Có nơi vừa lát đá xong, chưa kịp khô xi măng đã oằn mình đến hằn lún, nứt toác vì gồng gánh trước sức nặng của ô tô. Có nơi được nhà chức trách bố trí ghế ngồi công cộng như trước bệnh viện K cũng bị ô tô xâm chiếm.
Anh Nguyễn Công Chính, một cư dân trên phố Ngọc Khánh, bức xúc trước việc hợp thức hóa trông giữ xe trên vỉa hè, tạo một tiền lệ cho các bãi giữ xe tự phát “tát nước theo mưa”, mọc lên như nấm trên khắp hè phố Thủ đô. Tình trạng thật giả lẫn lộn khiến người dân không biết đâu mà lần. Anh đặt dấu hỏi về mục đích của việc sử dụng vỉa hè hiện nay của Hà Nội, vì người đi bộ, vì cộng đồng, hay để phục vụ các đối tượng trông xe.
'Thực ra vỉa hè này làm có chắc chắn đâu, chỉ làm chắp vá cho xong thôi. Nhưng xe cứ lên xuống như này chỉ một vài tháng lại bong tróc, vừa làm xong tháng trước tháng sau đã nảy hết lên rồi, dưới toàn cát chả có tí xi măng nào. Nó để phục vụ kinh doanh những người trông giữ xe người ta thu lợi nhuận thôi. Còn nếu hỏng, nhà nước lại phải sửa', anh Chính nói.
Một nghiên cứu được chuyên gia giao thông đô thị Nguyễn Ngọc Quang tổng hợp và phân tích cho thấy thống kê giật mình: Từ năm 1995 đến nay, cứ sau 10 năm, tổng thị phần giao thông phi cơ giới ở Hà Nội lại giảm đi một nửa. Cách đây 3 thập kỷ, Hà Nội từng là “kinh đô” xe đạp và đi bộ của thế giới, chúng đảm nhận 70% nhu cầu đi lại của người dân.
Còn hiện nay, theo khảo sát của ông Quang ở 36 tuyến phố trong 4 quận nội thành, chỉ khoảng 27% có bề rộng vỉa hè đủ lớn từ 4-6 mét và trên 6 mét, phù hợp để đi bộ nằm tại quận Hoàn Kiếm và các phường Điện Biên, Quán Thánh của quận Ba Đình, phường Nguyễn Du, Lê Đại Hành của quận Hai Bà Trưng.
Bi hài hơn, đây lại chính là những nơi vỉa hè được trưng dụng từ lâu để phục vụ trông giữ ô tô. Các đơn vị trông giữ xe thì thường xuyên phớt lờ quy định chừa lại tối thiểu 1,5 mét cho người đi bộ theo Quyết định số 17 năm 2015 của UBND TP Hà Nội.
Ông Quang nhấn mạnh, ngay cả khi thực hiện đúng quy định, đó vẫn là một quan điểm sai lầm: “Kể cả sau khi đỗ xe, không gian còn lại đến 2m cũng là việc không nên làm.
Vì đó là không gian tối thiểu để đi bộ chứ không khuyến khích người ta đi bộ. Không gian hè phố đủ rộng là 3-4m để người ta cảm giác đi lại thư thái, phải có bóng mát, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ an ninh tốt thì bố mẹ mới yên tâm để con em mình đi trên vỉa hè, có thể tự đi học được.
Chúng ta phải cấm tuyệt đối việc đỗ ô tô trên vỉa hè'.
Việc cho phép lấy một phần lòng đường, hè phố để trông giữ ô tô đã và đang tước đoạt quyền lợi của người đi xe đạp, người đi bộ.
Hà Nội quá ưu ái ô tô, phương tiện có hiệu quả chuyên chở hành khách thuộc loại kém nhất, ngang đi bộ, đi xe đạp, kém hơn xe máy và xe buýt, đang tạo ra những hệ lụy lớn, gây xung đột chủ trương phát triển giao thông đô thị.
--
Đón xem Kỳ 2: “Con tin” vỉa hè và độ vênh giữa các chính sách”.
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12
Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.
Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.
Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.
Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.
Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.