Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trời rét, bệnh nhân nhập viện tăng mạnh

Phóng viên - 19/01/2021 | 5:44 (GTM + 7)

Liên tiếp những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trải qua đợt rét đậm rét hại, với nhiều thời điểm nền nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Do yếu tố thời tiết, nên số lượng bệnh nhân nhập viện đang có xu hướng tăng cao.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong 10 ngày gần đây, do thời tiết rét lạnh, lượng bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tăng cao. Qua thống kê, trung bình số bệnh nhân tới khám mỗi ngày tăng hơn 120 người so với ngày thường.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đắc Hanh - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ, những ngày qua, đội ngũ bác sĩ đã phải làm việc rất vất vả do người vào viện tăng liên tục: “Từ mùng 7/1 đến nay, số bệnh nhân đã tăng từ 15-20%, đặc biệt các nhóm bệnh liên quan đến hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phổi đều tăng rõ rệt. Bệnh tim mạch cũng gia tăng, bệnh nhân có nhiều cơn tăng huyết áp hơn, bệnh nhân có cơn đau thắt ngực, và một số bệnh nhân suy tim trở nên nặng hơn”.

Theo khảo sát của phóng viên VOV Giao thông, tình trạng này diễn ra ở hầu hết các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô. Điển hình tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân nội trú ở hầu hết các Trung tâm, như: Trung tâm Hô hấp, Trung tâm bệnh nhiệt đới, Trung tâm tim mạch… đều xấp xỉ 100% số giường thực kê, với tổng số bệnh nhi đến khám đạt hơn 1.400 trường hợp. 

Tương tự, Khoa Cấp cứu và Đột quỵ - bệnh viện Lão khoa Trung ương đã ghi nhận số ca cấp cứu mỗi ngày tăng gần 2 lần so với bình thường, với không ít trường hợp diễn tiến xấu. Còn tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, số bệnh nhân tới khám các bệnh thông thường không tăng, nhưng số bệnh nhân cấp cứu lại tăng đột biến.

Đáng chú ý, số ca do bệnh lý nền về hô hấp, tim mạch dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, gây tình trạng méo miệng, liệt mặt tăng từ 20-30%.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô lý giải:“Có thể là do cơ chế điều nhiệt suy yếu người già hoặc chưa hoàn chỉnh ở trẻ em. Mặt khác thì người già và trẻ em là có cơ địa cảm nhiễm đối với các loại vi rút. Các loại vi rút thì rất phát triển trong thời tiết lạnh như thế này, nên khi nhiễm vi rút thì người già và trẻ em rất dễ phát thành bệnh”.

Theo các bác sĩ, ngoài các nguyên nhân về bệnh lý nền như bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…, thì thói quen sinh hoạt không phù hợp cũng là lý do khiến nhiều người phải nhập viện những ngày trời lạnh. Như việc đi tập thể dục sớm, thức đêm, không chủ động giữ ấm, không uống đủ nước, sử dụng thuốc lá, rượu bia…

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm đề nghị, người dân cần điều chỉnh thói quen hàng ngày của bản thân và gia đình một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe: “Chúng ta nên hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ thấp, ví dụ như sáng sớm hoặc tối muộn. Trường hợp nhất thiết phải ra ngoài thì cần có những trang bị giữ ấm như khăn, mũ, khẩu trang. Với trẻ em thì cần tiêm phòng các loại vắc xin cúm, đặc biệt là trẻ có bệnh lý đường tai mũi họng mãn tính Mặt khác cũng phải chú ý chế độ ăn cân bằng về dinh dưỡng, vitamin”.

Được biết, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến Tết Nguyên đán 2021, miền Bắc vẫn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh dù cường độ không mạnh như nửa đầu tháng 1.

Vì vậy, để phòng bệnh trong thời tiết giá rét, các gia đình cần hết sức chú ý trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp người thân có biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở ý tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Hanh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang lưu ý người dân một số cách để phòng tránh mắc bệnh khi trời lạnh:

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động để nâng cao thể trạng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

- Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin, rau xanh, hoa quả tươi

- Tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ

- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch

- Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //