Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Triều cường và nỗi lo ngập rác

Phóng viên - 21/11/2021 | 13:35 (GTM + 7)

Triều cường dâng cao gây không ít khó khăn trong việc đi lại cũng như đời sống của người dân. Đồng thời, triều cường cũng cuốn theo những loại rác thải gây nên tình trạng ô nhiễm và cảm giác khó chịu...

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Rác trôi dạt khắp nơi theo nước triều cường trên đường Mậu Thân, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
​​​​Ảnh minh họa: Thanh Duy

Là một bác tài thường có lộ trình di chuyển nhiều nơi, anh Nguyễn Hoàng Nguyên, đang sinh sống tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã đi qua nhiều tuyến đường ngập nước trong những ngày triều cường dâng cao. Nước ngập gây khó khăn cho việc đi lại đã đành, anh Nguyên còn bắt gặp hình ảnh những túi rác theo nước trôi trên đường, nhất là những đoạn đường bờ kè gần sát mé sông. 

'Ở những tuyến đường của Cần Thơ mà giáp mé sông, giống như Huỳnh Cương, Mạc Thiên Tích, bờ kè hẻm 51, khi triều cường lên thì rác cũng lên theo. Nhưng khi nước rút xuống thì rác rất nhiều, khó khăn cho mọi người. Nên là cũng muốn yêu cầu mọi người giữ vệ sinh chung cho đỡ ô nhiễm', anh Nguyên nói.

Triều cường dâng cao mang theo rác nổi trên mặt đường và khi triều cường rút xuống thì rác nằm vương vãi ở lại. Cũng theo anh Nguyên, điều này có thể xuất phát từ thói quen vứt rác bừa bãi, để rác không đúng nơi quy định,… Triều cường như “trả lại” cho con người những loại rác đã bị vứt ra môi trường. 

Xung quanh nhà năm nào tới đợt triều cường cũng ngập nước, nên anh Lê Văn Tốp, ngụ xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã quá quen với cảnh này. Chỉ có điều nước chảy quanh nhà cuốn theo nhiều loại rác, phế phẩm nông nghiệp nên mỗi khi nước rút, nhìn ra khoảnh sân thì anh chỉ biết lắc đầu ngao ngán bởi… chỉ toàn rác là rác. 

Anh Tốp cho biết: 'Mình ở dưới quê thì rác trôi lềnh bềnh tùm lum. Phải khó chịu chứ, mấy cái đó phân hủy ra ô nhiễm môi trường mình chứ. Đa số bây giờ mình dùng bếp ga chứ hồi đó thì đâu còn dừa mỏ đâu, mình lượm hết. Bây giờ thì dừa mỏ dư… Nước dâng thì phải chịu; nhưng mà ý thức thì mình cũng bỏ dừa mỏ vào bao hoặc rác thì mình cũng gom bỏ đống hoặc chỗ nào đó thì từ từ cũng giảm, hạn chế rác'.

Việc thu gom rác từ những đợt triều cường vô cùng cực nhọc hơn vì rác ngấm nước nặng gấp 2-3 ngày thường. Ảnh: Thanh Duy

Chưa kể, tại nhiều khu vực nông thôn thuộc vùng sâu vùng xa hiện nay, hệ thống thu gom và xử lý rác chưa được hoàn thiện. Không ít gia đình vẫn theo thói quen dùng “mương độn” làm nơi chứa rác, hễ có rác sinh hoạt là tiện tay đổ thẳng xuống một mé ao cố định. Lâu dần, rác tích tụ, phân hủy và chỉ chực chờ theo con nước lớn là trôi lan ra khắp nơi.

Chia sẻ về tình trạng này, bà Lư Thị Diện, một người dân miền Tây cho biết: 'Mấy bữa trước, hôm nước rồi, nước ngập hết trơn. Nước ngoài đường lộ tràn sà vào hết. Rác là ở trong vũng rồi người ta bỏ rác, uống sữa rồi vứt chai tùm lum, rồi dừa mỏ nữa trôi hết biết luôn'.

Đó là chưa kể, với những ai có dịp đi ngang qua những khu vực chăn nuôi vào ngày nước lên, cảm giác lội qua đoạn đường ngập nước mà hai bên là trại chăn nuôi heo, bò, gà,.. không được xử lý chất thải đúng cách thì cảm giác sẽ vô cùng khó tả. Nhiều người sau khi lội nước về đến nhà, chân sẽ dễ bị ngứa nên phải rửa ngay lại với nước sạch. 

Nói về định hướng trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng do thủy triều gây ra, ông Nguyễn Văn Liêm, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: 'Để giải quyết tình trạng ngập thì trước tiên thì chúng ta cần triển khai nhanh các biện pháp công trình theo các dự án đã quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị.

Hoặc chúng ta đã quy hoạch chống ngập như dự án phát triển đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu đang được thực hiện ở trong tỉnh như TP. Vĩnh Long đang triển khai dự án do WB tài trợ. Kèm theo các biện pháp công trình là các biện pháp phi công trình như chúng ta tuyên truyền thông tin việc trồng cây xanh vệ sinh môi trường, khai thông ống cống  hoặc chúng ta có thông tin dự báo ngập để người dân biết để ứng phó.

Trong khi chờ đợi tính hiệu quả từ những dự án công trình và phi công trình để hạn chế ngập do triều cường thì mỗi người trong chúng ta hãy ý thức hơn trong việc xử lý rác thải đúng cách. Đơn giản với việc bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra môi trường thì sẽ hạn chế một cách tối đa việc triều cường “mang trả lại rác” mỗi độ con nước lên.

Ảnh minh họa: Báo Người đưa tin

Thu gom và xử lý hiệu quả lượng rác thải đang tồn đọng trong môi trường sông rạch

Tại nước ta hiện nay, bên cạnh phương pháp thủ công thì hoạt động thu gom rác trên sông rạch dần được cơ giới hóa. Đơn cử như tại TP.HCM, nhiều tuyến kênh trên địa bàn thành phố mỗi ngày có thể được vớt lên từ 10 – 40 tấn rác thải.

Với lượng rác khổng lồ này, thành phố đã đầu tư thuê hệ thống máy móc hiện đại với tàu băng tải lớn, tàu xúc nhỏ chuyên dụng, thí điểm vớt rác trên tuyến sông Vàm Thuật.

Tuy nhiên, vấn đề chi phí thuê lên đến hơn chục tỉ đồng cho khoảng 10 tháng cũng là một vấn đề mà nhiều địa phương phải cân nhắc khi quyết định thực hiện, bởi sẽ còn tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm tại mỗi khu vực và ngân sách của mỗi địa phương. 

Tại ĐBSCL, TP Cần Thơ là một trong những địa phương đi đầu với các dự án, sáng kiến bảo vệ môi trường. Liên quan đến việc thu gom rác nổi trên sông, thời gian qua, một hệ thống tự động được Cần Thơ đưa vào thí điểm đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhiều tổ chức.

Cụ thể, đây là hệ thống thu gom tự động rác nổi (Interceptor) trên sông do Tổ chức Làm sạch biển (TOC) của Hà Lan nghiên cứu và sáng chế. Hình sáng bên ngoài, hệ thống trông giống một chiếc phà nhỏ có chiều ngang 8,1m, dài 24,7m và cao khoảng 4,4m; lưới chắn rác có chiều dài 100m.

Công nghệ thu gom của hệ thống này chủ yếu nhờ vào sức đẩy của dòng chảy, đưa rác men theo lưới chắn rác đến băng chuyền bên trong hệ thống, sau đó được đưa đến 6 thùng chứa rác đặt trên sà lan. Mục tiêu của dự án nhằm ngăn chặn tình trạng rác trôi nổi xuất hiện trên sông Cần Thơ. Tổng vốn dự án hơn 19,8 tỉ đồng. 

Ảnh: WWF

Một kỳ vọng khác về việc làm sạch môi trường được mở ra khi hiện nay, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do Tổng cục Biển và Hải đảo phối hợp triển khai cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tiến hành thực hiện Nghiên cứu đánh giá các giải pháp ngăn chặn thất thoát rác trên sông, biển.

Trong đó, TP Rạch Giá (Kiên Giang) cũng là một trong những khu vực được Dự án tiến hành phân tích về các thông tin kỹ thuật, đặc điểm sông ngòi để sớm đưa ra phương án tiếp theo phù hợp với mỗi khu vực. 

Xét cho cùng, rác có thể thu gom bằng nhiều cách nhưng nếu ý thức của cộng đồng không được thay đổi thì rác sinh hoạt hàng hàng vẫn cứ bị vứt ra môi trường. T

hế nên, xử lý rác đúng cách, bỏ rác đúng nơi quy định vẫn là “việc làm nhỏ - lợi ích to” mà mỗi người trong chúng ta không thể quên. Để rồi mỗi khi triều cường có dâng cao thì cũng sẽ không còn cảnh chai, lon, túi lớn túi nhỏ trôi dập dìu theo con nước…

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //