Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Ngập giữa mùa khô

Trọng Nghĩa: Thứ sáu 19/04/2024, 10:28 (GMT+7)

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Đầu đội nắng, chân đạp nước đi làm là những gì mà người dân sinh sống trên đường Trần Xuân Soạn, Quận 7 TP.HCM phải trải qua, những khi triều cường dâng cao cả tuyến đường không khác gì một dòng sông. Nước từ dòng Kênh Tẻ tràn vào phủ lên mặt đường, cuốn theo nó là những khó khăn, thách thức mà người dân nơi đây phải đối mặt hàng ngày.

Triều cường không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn là thách thức lớn đối với cuộc sống của người dân. Nước tràn vào nhà cửa, hàng quán, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và kinh doanh.

Cả tuyến đường Trần Xuân Soạn như chìm trong biển nước mỗi khi triều cường dâng cao

Cả tuyến đường Trần Xuân Soạn như chìm trong biển nước mỗi khi triều cường dâng cao

Vừa lau những giọt mồ hôi trên trán bởi nắng nóng, ông Nguyễn Hữu Đức vừa lay hoay kê lại cái tủ bán bánh kẹo của gia đình để tránh nước làm hư hỏng, ông Đức cho biết, thông thường vào những tháng sau tết khu vực không có tình trạng ngập úng, nhưng năm nay nước lại dâng cao bất thường, tràn vào nhà khiến ông “trở tay không kịp”.

“Thông thường thì tháng 7 hoặc tháng 8 mới ngập, thường lúc đó ngập cao. Mà nước mới mấy hôm nay là nước cao, ngập đường hết trơn luôn, thường thì tháng này, ăn tết xong rồi nước kém mà giờ nó đã ngập rồi. ngập mấy bữa nay rồi, hễ tới ngày rằm âm lịch là nó bị à, ngày 15 – 16 với mùng 1 mùng 2, mỗi tháng ngập 2 lần”

Sống trong con hẻm nhỏ 189 đã hơn 20 năm qua, chị Nguyễn Thị Thúy đã quen với cảnh ngập úng, vào mỗi dịp đầu tháng hoặc ngày rằm âm lịch là chị cùng với người thân chủ động kê cao đồ đạc để tránh hư hỏng do triều cường.

Hiện con hẻm đã được nâng cao hơn 60cm thế nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh ngập. Gia đình chị phải dùng bao cát chèn trước cửa để nước không tràn vào. Vừa dùng vải lau nước rỉ vào nền nhà chị Thúy vừa than thở:

“Nước ngoài sông nó tràn vào lẹ lắm, 5 phút là nó tràn đầy ở đây luôn nè nảy giờ chị ngồi nói chuyện là nước nó tràn vào tới chân luôn rồi. Con hẻm này là nâng 6 tấc mà bây giờ nó ngập lên tới mí nhà của người ta. Nhà này làm cao hơn mặt đường 8 tấc so với thềm ở dưới mà bây giờ ngập tới nền, năm ngoái là nước tràn vào luôn, dân ở đây là bơi không à”.

Tất cả đồ đạc trong nhà đều được kê cao để tránh trôi mất.

Tất cả đồ đạc trong nhà đều được kê cao để tránh trôi mất.

---

---

Dù đang là thời điểm nắng hạn gay gắt, nhiều nơi xảy ra cảnh thiếu nước nhưng với người dân sinh sống tại đường Trần Xuân Soạn thì chẳng cần nhưng nước vẫn tràn vào tận nhà. Chị Thúy chia sẻ thêm: “Khô hạn thì ở đâu không có nước nhưng mà không hiểu sao nước ở đây nhiều dữ vậy không biết”.

Triều cường dâng cao đã khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Việc mua bán của người dân cũng phải tạm ngưng hoặc hàng quán dọn ra những cũng không mấy ai dừng lại ghé mua. Cô Tăng Kim Ngọc bán cháo hơn 20 năm tại đây cho biết, mỗi khi nước lên cô phải thức dậy sớm hơn mọi khi để chuẩn bị. Thế nhưng khi mọi thứ như chìm vào trong nước thì cô cùng người cháu phụ bán cũng chỉ biết ngồi nhìn nhau chờ nước rút:

"Khuya dậy nấu cháo mà gặp nước ngập mà phải kê lên để cái lò, xong rồi nhúm lửa. mấy ngày nước ngập là cô phải dậy sớm 1 tiếng mà vẫn còn trễ. Dọn ra ngoải thì dọn nhưng mà nhiều người đi bộ thì người ta còn ghé mua chứ nhiều người đi xe nước ngập lên tới lóc máy nên họ đâu có dám ngừng, sợ tắt máy xe. Bữa nào nước ngập kiểu đó là 2 thím cháu nhìn nhau thôi".

Sau 4 lần nâng nền nhà cô Ngọc không thể nâng tiếp được nữa, chiều cao căn nhà chỉ còn khoảng 2m.

Sau 4 lần nâng nền nhà cô Ngọc không thể nâng tiếp được nữa, chiều cao căn nhà chỉ còn khoảng 2m.

Mặc dù người dân ở đây đã quen với việc hằng tháng sẽ có triều cường lên. Tuy nhiên họ chỉ chống ngập bằng các giải pháp tình thế như nâng nền, xây bờ bao hay kê cao đồ đạc trong nhà. Dẫu vậy thì đây cũng chỉ là những cách đối phó tạm thời bởi vì triều cường năm sau lại cao hơn năm trước.

Nhà cô Ngọc đã 4 lần nâng nền, chiều cao căn nhà giờ chỉ còn chừng 2m nên không thể nâng tiếp được, cô chỉ còn cách dùng gạch xây thành đê bao trước nhà để chặn nước, cô chia sẻ thêm:

"Nhà cô là bỏ 4 lớp gạch rồi, không phải ngập nó hư mình tiếc mà là nước ngập rồi mình phải nâng nền, mà giờ là nâng tới đụng nóc rồi nên không có nâng được nữa. Mỗi lần nâng là 6-7 tấc mà nâng 4 lần như vậy rồi nên không nâng được nữa, giờ thì phải chịu thôi".

Người dân phải dùng gạch xây thành đê bao trước nhà để tránh nước tràn vào.

Người dân phải dùng gạch xây thành đê bao trước nhà để tránh nước tràn vào.

: Những tấm ván được người dân chặn trước cửa tránh nước tràn vào nhà

: Những tấm ván được người dân chặn trước cửa tránh nước tràn vào nhà

Dù không trực tiếp sống tại tuyến đường này, nhưng anh Võ Tấn Tài chạy xe ôm công nghệ thường xuyên phải di chuyển tại khu vực cũng lắc đầu ngao ngán mỗi khi triều cường dâng cao.

“Triều cường nó lên rồi đi lại khó khăn lắm, nước nó vô bu- gi rồi phải thay nhớt nữa, ngày làm có trăm rưỡi mà thay bu-gi hết 30 nghìn rồi rồi nhớt hết chín chục nữa, nói chung khó khăn lắm”.

Có thể thấy cuộc sống bên cạnh "biển nước" triều cường là một thách thức về khả năng thích nghi của con người trước những biến đổi của tự nhiên. Khi mà đại công trình chống ngập nghìn tỉ vẫn còn ‘chết lâm sàn’ thì lúc này đây người dân sống đường Trần Xuân Soạn đã và đang chứng minh sự thích nghi đó mỗi ngày.

Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Trực tiếp] Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.