Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tránh chống dịch cực đoan, thái quá

Phóng viên - 04/07/2021 | 7:37 (GTM + 7)

Trong chiến lược phòng chống dịch COVID-19, chủ trương của Chính phủ rất rõ cần thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở một số địa phương lại có cách chống dịch cứng nhắc, có phần cực đoan theo kiểu “ngăn sôn

Hiện tượng này vừa gây hoang mang cho người dân, vừa gây khó khăn cho các hoạt động giao thương, kinh tế.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trước khi ban hành các quyết sách phòng chống dịch, các địa phương cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người dân, vốn dĩ rất khó khăn trong mùa dịch

Mới đây, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Khánh Hòa đã có thay đổi trong hướng dẫn các tiệm thuốc về việc tiếp tục bán thuốc hạ sốt cho người dân.

Trước đó, dư luận bày tỏ băn khoăn về văn bản của tỉnh này đề nghị cấm bán thuốc hạ sốt nhằm phục vụ công tác tuy vết khẩn cấp những người có dấu hiệu sốt, ho trên địa bàn tỉnh.

Nhiều người cho rằng, chỉ đạo này bất hợp lý vì còn nhiều dạng bệnh khác có biểu hiện sốt, không riêng gì Covid-19, khi mua chỉ cần khai báo y tế theo hướng dẫn là được.

Một địa phương khác cũng phải thu hồi văn bản chỉ đạo là Đồng Nai, khi địa phương này từng buộc người đến từ TP.HCM cách ly 21 ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình sinh hoạt, lao động của hàng trăm nghìn người. Trước đó, nhiều doanh nghiệp ở Hải Dương đã phải kêu cứu vì bị cấm lưu thông vận chuyển hàng hóa sang các tỉnh lân cận.

Bày tỏ quan điểm với VOV Giao thông, anh Văn Toàn, quê Nam Định cho rằng, trước khi ban hành các quyết sách phòng chống dịch, các địa phương cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người dân, vốn dĩ rất khó khăn trong mùa dịch. Đặc biệt phải rút kinh nghiệm từ câu chuyện “ngăn sông, cấm chợ” như đã xảy ra ở Hải Dương cách đây vài tháng:

“Thời gian trước người ta làm thế là hơi tiêu cực. Lái xe, người nông dân qua Hải Dương mà một số mặt hàng xuất sang Trung Quốc thì mình thấy là làm ảnh hưởng người dân rất nhiều. Mãi về sau mới thay đổi là hơi chậm, hàng hóa ùn ứ nhiều quá. Rút kinh nghiệm những chuyện đó là đúng, nhưng quan trọng nhất là chỉ đạo từ trên. Chứ mình nghĩ rằng giao cho các địa phương tự làm thì hơi khó, cục bố lắm”.

Ở góc nhìn khác, anh Đỗ Thế Linh, quê Hưng Yên cho biết, cần thông cảm với những quyết định này, bởi nó được đưa ra trong lúc “nước sôi lửa bỏng” về chống dịch, rất khó tránh khỏi sai sót, bất cập. Quan trọng là động thái thay đổi nhanh hay chậm để thích ứng với tình hình mới.

“Khắt khe quá thì tất nhiên là cũng có cái hay và cái dở. Địa phương nào dịch đang trầm trọng thì mình phải chấp nhận thôi. Khi quyết sách ra rồi thì thực tế mới nảy sinh bất cập. Người ta sửa đổi ngay thì không sao, chứ để lâu quá là thành bất cập. Đến khi bất cập quá là làm dân thấy bất tiện, khó chịu”.

Ông Bùi Danh Liên (Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội) nhận định, hoạt động vận tải hàng hóa là huyết mạch kinh tế cả nước, liên quan tới tiêu thụ thị trường nội địa và cả xuất khẩu.

Do đó, việc phân luồng vận tải hàng hóa cần sự khoa học, thống nhất toàn quốc, không thể bị ảnh hưởng bởi quyết định cục bộ từ một vài địa phương. Dĩ nhiên, ở những vùng có dịch, vẫn phải có phương án để lưu thông được đảm bảo an toàn.

“Đành rằng phải giao cho các địa phương chịu trách nhiệm chống dịch, nhưng khi liên quan đến quyết sách cả nước thì phải có tổng chỉ huy. Bộ GTVT, các bộ liên quan phải phân luồng giao thông vận tải để vận chuyển người, hàng hóa được tốt, không bị đứt gãy, như thế hoạt động xã hội mới phát triển được”.

Ở góc nhìn truyền thông, chuyên gia Lê Quốc Vinh tin rằng, mỗi văn bản chỉ đạo chống dịch gửi tới các cơ quan chức năng địa phương và người dân đều phải đầy đủ thông tin, thông điệp rõ ràng, bao phủ được đến đúng đối tượng cần thiết. Muốn vậy, cần tìm hiểu thông tin, hiểu đúng chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đánh giá tác động trước khi ban hành văn bản.

“Dưới góc độ truyền thông, việc ban hành văn bản sai thì phải thu hồi và sửa, nhưng việc này sẽ gây ra sự mất uy tín cho cơ quan ban hành văn bản, gây hỗn loạn thông tin, làm cho người dân hoảng loạn. Vì vậy, việc ban hành văn bản phải hết sức thận trọng, bộ máy tham mưu phải tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ về những tác động tiêu cực của việc ban hành chính sách đó, phải đặt mình trong hoàn cảnh của người bị tác động”.

Trong khi đó, chuyên gia chính sách Ngô Dương phân tích: Có những thời điểm, một văn bản chỉ đạo điều hành cần ưu tiên nhiệm vụ cấp bách và có thể ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm người, nhưng buộc phải ban hành vì lợi ích lớn nhất cho công tác chống dịch của địa phương. Vấn đề là văn bản có hiệu lực trong bao lâu, và tác động với đối tượng bị ảnh hưởng ra sao. 

Theo ông Ngô Dương, việc ban hành văn bản và thu hồi khi nhận ra có sai sót là khá bình thường trong các hoạt động hành chính. Điều đặc biệt cần lưu ý là người ra văn bản phải nắm vững được toàn bộ nội dung liên quan, đòi hỏi đội ngũ tham mưu, giúp việc làm việc kỹ lưỡng.

“Một văn bản có tác dụng trong việc điều hành chủ yếu là phải đánh giá toàn diện pháp lý, đối tượng của nó là ai. Văn bản ra thì đối tượng có là người nghèo, người được pháp luật bảo vệ không. Nó có đúng là vấn đề không hay chỉ là một biểu hiện của vấn đề khác”.  

Các chuyên gia đều cho rằng, để hạn chế vấn đề sai sót trong ban hành văn bản chống dịch, các văn bản hành chính phải phù hợp với pháp luật, phù hợp với yêu cầu của quản lý. Giải pháp an toàn nhất thường là sự tham gia đóng góp ý kiến của đối tượng bị tác động, các chuyên gia trong lĩnh vực cần tham vấn.

Nhưng đây chỉ là nguyên tắc không bắt buộc, vì đôi khi trong tình huống khẩn cấp, việc lấy ý kiến có thể gây hậu quả cực đoan hơn.

Do đó, người ban hành văn bản nhất thiết phải hiểu được nội dung văn bản, mục tiêu của quyết định hành chính ban hành và lường được những tác động đến các đối tượng chịu ảnh hưởng.

Một số địa phương phong tỏa khu vực quá rộng, xác định thiếu chính xác quy mô cần phong tỏa dẫn đến các hoạt động kinh tế xã hội đảo lộn, công tác tìm ca, dập dịch cũng không được như mong muốn (Ảnh: Thanh Niên)

Phía sau những văn bản vô hiệu

Từng có thời điểm, các chuyên gia dịch tễ phải lên tiếng về hiện tượng một số trường học có biện pháp phòng dịch Covid-19 một cách cứng nhắc, máy móc. Điển hình như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà.

Việc áp dụng này kéo dài từ mùa đông sang mùa hè, gây phản tác dụng đến sức khỏe các em học sinh.

Một câu chuyện bi hài khác ở Quảng Trị, khi một chủ quán ăn bị đưa đi cách ly nhầm vì F0 nhớ sai địa chỉ quán. Lực lượng hữu trách đã không rà soát, kiểm tra lại mà lập tức ra quyết định cách ly tập trung. Tương tự, ở Nghệ An, nhà chức trách đã đề nghị các trung tâm y tế huyện phối hợp ban chỉ đạo chống dịch địa phương chấn chỉnh lại tình trạng xác định nhầm F1.

Nguyên nhân do một số nơi quá “mạnh tay” khi xác định tất cả ngươi đến các địa điểm liên quan Covid-19 trong thông báo khẩn của Sở Y tế đều thuộc diện F1.

Việc hiểu sai chỉ đạo của cấp trên, thực thi biện pháp chống dịch máy móc, cực đoan cũng thể hiện ở các cuộc gọi phản ánh về đường dây nóng VOV Giao thông trong thời điểm đợt dịch thứ hai bùng phát ở Hà Nội. Nhiều thính giả phản ánh không thể từ Hà Nội di chuyển về các tỉnh lân cận, đến chốt giáp ranh buộc phải quay đầu xe, mất thời gian, lỡ dở công việc.

Một số địa phương phong tỏa khu vực quá rộng, xác định thiếu chính xác quy mô cần phong tỏa dẫn đến các hoạt động kinh tế xã hội đảo lộn, công tác tìm ca, dập dịch cũng không được như mong muốn.

Rõ ràng, đây là những văn bản chỉ đạo vô hiệu trên thực tiễn. Nó chỉ tồn tại trên giấy và không thể áp dụng vào cuộc sống, nếu có chỉ làm tình hình thêm tồi tệ.

Có những trường hợp do năng lực chỉ đạo điều hành yếu, chưa hiểu vấn đề, nắm bắt đúng tinh thần chỉ đạo của ban chỉ đạo quốc gia. Một số nơi đã thay người đứng đầu cơ quan phụ trách chống dịch khi nhận diện được vấn đề, giao đúng người đúng việc để đạt hiệu quả tối đa.

Song cũng có những trường hợp không hẳn do yếu tố năng lực, mà xuất phát từ tư tưởng chống dịch cục bộ, sợ trách nhiệm. Khi nhận thấy tỉnh láng giềng bùng phát dịch, lập tức “đóng cửa”, “ngăn sông cấm chợ” để khỏi ảnh hưởng.

Thay vì tìm những giải pháp ở quy mô nhỏ nhất, chi tiết nhất, lên phương án cho những tình huống khó xảy ra nhất, kịch bản xấu nhất, tương ứng với các cấp độ phòng dịch, họ chọn cách dễ nhất và triệt để nhất, nhưng có thể gây hậu quả lớn về kinh tế cho không chỉ địa phương đó mà cả khu vực.

Đó là những quyết sách vô hiệu, nếu không muốn nói tai hại trong mùa dịch, là những văn bản vô tình đối với những người thuộc đối tượng bị tác động.

Những văn bản đó hoặc bị thu hồi, sửa đổi, hoặc chìm nghỉm trong loạt chính sách được ban hành sau đó. Còn người ký ban hành, hiếm khi bị quy trách nhiệm về hậu quả của một chính sách sai lầm.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

 "Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.

Nhà vườn Chợ Lách 'phập phồng' cúc Tết

Nhà vườn Chợ Lách "phập phồng" cúc Tết

Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.

Hậu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Hậu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.

// //