Để phụ huynh không còn lý do
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đáng nói, tại đây thường xuyên có tình trạng đốt rác, tạo ra những cột khói đen kịt, bốc cao và lan rộng ra xung quanh, khiến người dân không thể sống yên ổn. Cơ quan chức năng trả lời thế nào về vấn đề này?
“Đây là họ đốt xong rồi thì bọn chị thấy cột khói đen, xong có anh trưởng tòa gọi cho bên công an thì công an cũng ra ngay, nhưng cũng không xử lý được. Tại vì người ta đốt xong thì người ta cũng không ở đây nữa, nên công an lại đi luôn, không ở lại xử lý được, người ta đến xem xong không có người đốt, người ta lại đi thôi, người ta cũng không hỏi lại cư dân gì cả.”
“Bọn anh về đây cũng 5 năm rồi, chỗ này là chỗ trống thì người ta hay đổ rác. Tần suất đốt có những tuần dày thì một vài lần, còn có những lần thì một, hai tuần đốt một lần, nhưng mà nó là liên tục chứ không không phải dừng lại. Trước thì là nó hay đốt đêm để không ai phát hiện ra được nhưng mà khoảng tầm một, hai tuần gần đây thì là đốt ban ngày, cũng chưa thấy giải quyết được triệt để vấn đề này, tình trạng đốt vẫn tái diễn, không khắc phục được”.
Đó là những chia sẻ đầy bức xúc của cư dân sinh sống tại chung cư Florence, số 28 đường Trần Hữu Dực (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về bãi rác nằm “chình ình” ngay trước mặt chính của toà nhà.
Theo người dân, đó là bãi đất trống khá lớn (không rõ thuộc quản lý của đơn vị hay cá nhân nào) và đang bị biến thành nơi đổ trộm rác thải, phế liệu xây dựng. Điều đáng nói hơn là rác tập kết tại bãi đất này thường xuyên bị đốt, có lúc đốt ban đêm, có lần ngang nhiên đốt ban ngày, tần suất đốt liên tục trong nhiều tháng qua:
“Khi mà họ đốt thì không phải là mỗi cái trục họ đốt bị khói mà xung quanh tất cả các vùng liên quan trong khoảng bán kính 1 km đổ lại là bầu trời tối đen và mùi rất khó chịu, và chị phải đóng hết tất cả các cửa lại, mặc dù cái trục nhà của chị là trục phía sau tòa nhà, được phía trước che chắn rồi”.
Người dân sinh sống xung quanh phải ra dập lửa mỗi lần phát hiện đốt rác. Clip do người dân cung cấp
Theo khảo sát của PV, những thứ còn sót lại sau lần đốt rác gần đây nhất (ngày 16/11/2024) là cao su, lốp xe, đệm mút của ghế sopha, và nhiều vật liệu dễ cháy, độc hại khác. Dù đã qua vài ngày nhưng khi đứng gần vẫn ngửi thấy mùi khét khó chịu. Người dân tiếp tục nói với PV:
“Rác đây là rất là nhiều. Toàn những rác độc hại như là mút, cao su nói chung là độc, rất là độc hại.”
“Có những hôm mà đêm họ đốt và chị ngửi mà chị thấy mùi khét, chị lại tưởng trong nhà chị là cháy, mở cửa thì ở bên này đang đốt mùi nhức đầu luôn, cái mùi cao su không thể chịu được. Còn khói thì ở đây thì là cứ mỗi lần đốt là khói đen kịt thì là phải là đốt những gì độc.”
“Cái cây ở ban công nhà chị nhiều khi mà cứ nhìn thấy những cái bám muội đen bắt vào lá cây, nó còn nhớt nhớt nữa cơ, thì tưởng là do tưới cây, nhưng không phải, hóa ra là do khói nó tát vào, khói dầu bắt vào lá cây cảnh của mình, mà chị ở tận tầng 11.”
Không chỉ người dân khổ sở, các dịch vụ xung quanh khu vực cũng “chịu vạ lây”. Ngay chân đế toà nhà là điểm tiêm chủng khá có tiếng, nơi mỗi ngày đón tiếp không ít trẻ em và phụ huynh đưa con đến tiêm chủng. Sự khó chịu lên cao tới nỗi các nhân viên chỉ biết lắc đầu, không muốn chia sẻ nhiều vì việc đốt rác, đổ trộm rác đã quá quen thuộc:
“Họ đốt khói mùi, chỗ em làm thấy độc hại lắm, phụ huynh đưa con đi tiêm cũng nói là sao đốt kinh thế.”
“Tối là xe nó đến nó đổ, chả có ai nhắc, xong đổ nhiều nhiều là ra đốt trộm.”
“Thứ nhất là sự sát sao của chính quyền địa phương, phải có biện pháp thứ nhất là có thể cắm biển cấm đốt hay là cấm xả rác. Thứ hai cũng phải có tác động đến người quản lý đất đai, tức là đất này thuộc ai quản lý, đất của họ thì họ không cho người khác mang những cái hành động sai đến đất của mình.
Ví dụ như xả rác ra đây, xử lý rác không đúng cách, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân rồi là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng là hành động sai trái. Chính vì thế có đất mà để cho người ngoài mang hành động không đúng vào trên cái đất của mình để thực hiện thì đấy cũng là một cái cái mà mà người quản lý đất đai ở đây hay là chủ đất này cũng cần phải lưu ý.”
Trao đổi với VOV Giao thông về vấn đề này, ông Trần Văn Diên, phó chủ tịch UBND phường Cầu Diễn cho biết:
“Vị trí đốt rác thuộc một phần của dự án xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội, mặt đường Trần Hữu Dực thì UBND phường cũng đã giao Công an phường chuyển Barrie của lực lượng Công an thành phố rào ngăn. Tuy nhiên, đối tượng vẫn cố tình đổ rác ban đêm, sau đó đốt.
Vị trí này xa khu dân cư, không kết nối được điểm mắt camera để ghi hình, không có chứng cứ xử phạt. Ngày 21/6/2024, UBND phường đã có văn bản số 598 gửi các đơn vị về việc lập phương án rào tôn các khu đất trống và các khu đất được giao đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để chống lấn chiếm, đổ trộm phế thải, rác thải.
Tuy nhiên, cho đến nay các đơn vị chưa triển khai. Trước mắt, UBND phường đã giao Công an phường, Dân phòng, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ triển khai thực hiện dập tắt kịp thời đám cháy. Đồng thời giao Công an phường, tổ dân phố tuyên truyền. Đối với Công an phường tăng cường tuần tra, mai phục, xử lý đối với hành vi đổ trộm rác và đốt rác. Bên cạnh đó, đề nghị Công ty Urenco 7 hỗ trợ khắc phục, thu dọn điểm đổ trộm rác, lập phương án rào tôn các khu đất trống để chống lấn chiếm, đổ trộm phế thải, đồng thời sớm triển khai thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt. Và lắp đặt hệ thống camera theo dõi và ghi lại những hình ảnh của những đối tượng đổ trộm rác và đốt rác”.
Hi vọng những phương án của chính quyền sẽ sớm đem lại hiệu quả một cách bền vững, bởi người dân không thể cứ liên tục sống trong cảnh thấp thỏm vì ô nhiễm, độc hại, và cũng không thể thường trực canh chừng, giám sát, bắt quả tang những người đổ trộm rác, đốt rác.
Điều mà họ cần là được yên tâm hít thở bầu không khí an toàn, và tránh làm mất mỹ quan đô thị.
Giải thích về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, hầu hết phụ huynh đều đưa ra lý do như nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe máy để con chủ động hơn trong việc đi lại.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm, UBND TP.HCM vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành liên quan cùng UBND các quận, huyện, yêu cầu đẩy mạnh thực hiện đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Giấy xác nhận về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe hai bánh, hay cách gọi khác là “thẻ hành nghề” dành cho xe ôm, shipper – Đây là nội dung đề xuất được UBND TP. Hà Nội đang xây dựng nhằm quản lý hoạt động này. Những tài xế xe ôm, shipper phản ứng thế nào về đề xuất này?
Theo thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 28 vụ tai nạn đường sắt, làm 10 người chết, 17 người bị thương. Dù số vụ giảm, nhưng số người chết tăng 25% so với cùng kỳ.
Tình trạng vượt đèn đỏ vẫn còn phổ biến tại nhiều nút giao của thủ đô, CSGT nhận định hành vi trên thuộc về lỗi ý thức người tham gia giao thông, việc vi phạm chủ yếu diễn ra vào các khung giờ cao điểm.
Theo thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình tại TP.HCM thời gian gần đây đã tăng lên 30,4 tuổi, trong khi mức sinh tại địa phương dừng ở mức 1,32 con/gia đình, thấp nhất cả nước.
Hiện nay có quá nhiều chất gây ô nhiễm nhưng bụi mịn PM 2.5 là chất nguy hiểm nhất vì gây tác hại đến sức khỏe, hệ hô hấp, tuần hoàn và nó được ghi nhận là tác nhân gây ung thư.