Trà truyền thống Việt chinh phục thị trường trong nước
Phóng viên - 25/04/2019 | 7:36 (GTM + 7)
Giữa dòng chảy của xã hội hiện đại, trước sự cạnh tranh của muôn vàn loại đồ uống khác nhau, trà vẫn có được chỗ đứng rất riêng và trở thành thứ nước uống thiết yếu trong mỗi gia đình người Việt.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Có thể nói, phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng và mang nét đặc trưng không lẫn với bất cứ quốc gia nào khác. Thói quen uống trà của người Việt giản đơn, mộc mạc nhưng chan chứa nghĩa tình.
Vào những dịp tết đến xuân về, ấm trà dường như không thể thiếu trong mỗi cuộc truyện trò. Thưởng thức chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt. Trong văn hóa ứng xử của người Việt, người nhỏ pha trà mời người lớn, gia chủ pha trà khi khách đến chơi.
Trà được người Việt dùng quanh năm, cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, từ quán nước bên hè đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Pha một ấm trà nóng, người ta có thể ngồi trà đàm, suy ngẫm bàn luận mọi chuyện về thế sự.
Việt Nam có rất nhiều loại trà khác nhau, từ trà xanh, trà khô, trà sen… cho tới những loại trà được cách tân theo nhu cầu và cải tiến xã hội như trà gừng, trà hoa cúc, trà linh chi… Tuy nhiên, trà Việt thường được chia làm ba loại là trà hương, trà mạn và trà tươi.
Anh Nguyễn Quốc Bình, một người có kinh nghiệm uống trà lâu năm chia sẻ: “Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước giải khát nhưng thưởng thức một chén trà mạn luôn mang lại cảm giác thư thái và dễ chịu vô cùng. Ngoài ra, uống trà còn rất tốt cho sức khỏe, có lợi cho hô hấp và tim mạch”.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, hàng loạt thương hiệu trà Việt Nam liên tục được ra mắt và đưa vào các kênh phân phối. Có thể nói, thị trường trà Việt đang bước vào giai đoạn “trăm hoa đua nở” với rất nhiều nhà đầu tư ở các cấp độ, phân khúc và kênh phân phối khác nhau.
Với lợi thế là một trong những doanh nghiệp sản xuất chè hàng đầu Việt Nam, những năm qua, Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) liên tục đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm khẳng định vị trí trên thị trường nội địa.
Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập từ năm 1958, đến nay Vinatea đã có hơn 60 năm hình thành và phát triển. Bằng lợi thế vượt trội từ vùng nguyên liệu rộng lớn lên đến 4.700 hecta trải dài trên những vùng trồng trà ưu việt nhất trung du – miền núi Bắc Bộ từ Mộc Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Nghĩa lộ, Liên Sơn, Hà Tĩnh. Vinatea đã triển khai cải tạo một cách sâu rộng vùng nguyên liệu này và thiết lập chuẩn mực mới trong canh tác trà.
Nói về các sản phẩm trà, ông Cao Đức Cường, phụ trách kênh bán hàng trực tiếp Khu vực phía Bắc của Vinatea chia sẻ: “Sản phẩm của Vinatea bao gồm rất nhiều loại, trong đó có nhiều phân khúc khác nhau như sản phẩm cao cấp hay những dòng trà túi lọc phổ biến trên thị trường Việt Nam. Vinatea có khoảng trên dưới 10 loại trà túi lọc. Bên cạnh đó là các loại trà Thái Nguyên đang được phân phối tại khắp các siêu thị trên toàn quốc”.
Nhờ sự đầu tư bài bản và áp dụng công nghệ tiên tiến, cùng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, Vinatea đã tạo ra các dòng sản phẩm chủ lực được khách hàng trong nước tin dùng. Mục tiêu mà Vinatea hướng tới là đem đến cho khách hàng những sản phẩm chè sạch, mang thương hiệu Việt và tốt cho sức khỏe người dùng.
Nhận định thị trường nội địa đang thay đổi rất nhiều về khẩu vị và thị hiếu, người tiêu dùng có yêu cầu ngày càng cao hơn, Vinatea hứa hẹn sẽ có một cuộc thay đổi toàn diện.
Ông Cao Đức Cường bày tỏ: “Để chinh phục thị trường trong nước, Vinatea đang cố gắng phong phú thêm sản phẩm, tiếp tục quảng bá để làm sao người tiêu dùng biết được nhiều hơn về sản phẩm của Vinatea. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng tới trà sạch, trà an tooàn cho sức khỏe cũng là tiêu chí hàng đầu của chúng tôi”.
Có thể nói, trước sự cạnh tranh gay gắt của muôn vàn sản phẩm đồ uống khác nhau, trà vẫn tìm được chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, để phát triển mạnh, các thương hiệu trà Việt cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chú trọng hơn nữa vào thị trường trong nước - Đây chính là hướng đi bền vững để các doanh nghiệp trà phát triển trong thời gian tới.
Tròn một tháng sau khi VOV Giao thông đăng tải loạt bài phản ánh về chất lượng bữa ăn bán trú bất ổn và trường học mơ hồ về sự nhân văn và pháp luật tại ngôi trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức. Đến nay, phụ huynh vẫn mong mỏi cần có sự thay đổi thực chất từ ngôi trường này.
Mỗi khi đến nhận phòng khách sạn, hoặc các cơ sở lưu trú nói chung, chúng ta đều được yêu cầu chụp lại căn cước. Không đồng ý với việc này, chúng ta sẽ bị coi là khó tính, gây khó dễ cho nhân viên lễ tân. Nhưng đồng ý với việc này, chúng ta sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư 47, quy định trình tự, thủ tục kiểm định khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
TP.HCM vừa quyết định nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên quốc lộ 13 và cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1 lên mức 7 mét theo Quy hoạch kế cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa. Đây được xem là quyết định táo bạo, đột phá nhưng cũng nhiều thách thức.
Hôm nay (03/12) Công an TP.HCM cung cấp thông tin về việc ra Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Giáp Thị Sông Hương và bà Trang Mỹ Nhanh là bảo mẫu tại mái ấm Hoa Hồng về tội “Hành hạ người khác”.
Chỉ với 1,44 con/phụ nữ, Cần Thơ là địa phương có mức sinh thấp đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TP.HCM. Điều này gây ra hệ lụy không nhỏ cho tương lai, nhất là khi thành phố cần phát triển nguồn nhân lực trẻ để thay thế lớp dân số già hóa, “cáng đáng” các mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội.
Sau một năm nhiều biến động, thị trường bất động sản được dự báo bước vào nhịp nghỉ. Đây cũng là thời điểm cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp phát triển thị trường bền vững hơn.