Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trả lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội

Phóng viên - 28/04/2021 | 13:37 (GTM + 7)

Từ đầu tháng 3/2021, sau khi các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán cà phê... được phép hoạt động trở lại, vỉa hè lại rơi vào trạng thái nhốn nháo, mất trật tự.

Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Trong bối cảnh dịch COVID-19, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm COVID-19, chính quyền thành phố đã tạm dừng hoạt động các hàng quán vỉa hè, tạo điều kiện cho người dân Thủ đô chứng kiến cảnh “đường thông, hè thoáng”, vỉa hè gọn gàng, sạch sẽ.

Thế nhưng, từ đầu tháng 3/2021, sau khi các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn, uống, quán cà phê... được phép hoạt động trở lại, vỉa hè lại rơi vào trạng thái nhốn nháo, mất trật tự.

Theo khảo sát của phóng viên, rất nhiều tuyến đường trên địa bàn có vỉa hè bị lấn chiếm vào mục đích riêng như: Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn (quận Hoàn Kiếm), Đào Tấn (quận Ba Đình)... Hầu hết các trường hợp vi phạm là các cửa hàng trà chanh, trà đá, quán lẩu, bia... Chủ quán và nhân viên thản nhiên kê thêm bàn, ghế ra ngoài vỉa hè khi lượng khách bên trong quá tải. Thậm chí một số nơi trong quán rất vắng nhưng phần vỉa hè trước quán vẫn đông đúc do tâm lí khách hàng thích “ngồi ngoài thoáng”.

Bên cạnh đó, một số tuyến đường gọn gàng vào ban ngày nhưng ban đêm các quán nước vỉa hè lại mọc lên như nấm sau mưa. Người đi đường không khó để bắt gặp những quán nước di động không bàn, không đèn điện thắp sáng, chỉ một chiếc xe kéo cùng cả trăm chiếc ghế nhựa rải kín khắp vỉa hè, kéo dài hàng mét.

Dù có khách ngồi hay không thì những chiếc ghế luôn ở trong tình trạng chờ sẵn. Một số người còn để cả xe đẩy xuống lòng đường, bán các loại đồ ăn nhanh như xôi, ngô, xúc xích... phục vụ tại chỗ và mang về. Những quán cóc vỉa hè dẹp trước, tái phạm sau, lúc ẩn lúc hiện gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lí trật tự. Điển hình là ở đoạn đường Tôn Thất Tùng, Trường Chinh hay các tuyến vỉa hè xung quanh Hồ Tây.

Tại tuyến đường Trần Cung (quận Cầu Giấy), Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) người dân còn sử dụng vỉa hè để kinh doanh cửa hàng tạp hóa, đồ gia dụng, hoa quả, thức ăn. Hiện tượng này diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm, tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết.

Không chỉ kinh doanh, việc tranh thủ chiếm vỉa hè còn diễn ra với nhiều hình thức khác: đặt biển hiệu, mái che chiếm không gian, thậm chí là đậu cả ô tô lên vỉa hè...Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn cản trở giao thông. Người đi bộ không còn cách nào khác đành đi xuống lòng đường, dẫn đến những rủi ro liên quan đến tai nạn.

Bác Nguyễn Kim Tuấn ở quận Hoàn Kiếm bày tỏ, người dân luôn có nhu cầu mua bán, đặc biệt là các hàng trà đá vỉa hè nhưng nếu kinh doanh thì phải theo quy định của chính quyền. Mục đích chính của vỉa hè là để cho người đi bộ nên nếu kinh doanh thì phải đảm bảo hài hòa, sử dụng một phần nhỏ chứ không được kinh doanh tràn lan, tuỳ tiện ảnh hưởng vệ sinh môi trường.

Tại quận Hoàn Kiếm mới đây, UBND quận đã đề xuất thí điểm sử dụng vỉa hè 5 tuyến phố để tổ chức kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông) và Lê Phụng Hiểu. Thời gian hoạt động từ 6-2 giờ sáng, riêng phố Phùng Hưng từ 6 giờ đến 22 giờ.

Tuy nhiên, đề xuất trên của quận Hoàn Kiếm đã bị Sở Giao thông Vận tải bác do chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là quy định về việc sử dụng hè phố không vào mục đích giao thông.

Trên thực tế, các tuyến phố được nêu trong đề án là trục chính giao thông của khu vực, có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, nhất là vào khung giờ cao điểm. Nếu tổ chức kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè sẽ tạo điều kiện cho phương tiện dừng đỗ trái quy định, dẫn đến nguy cơ gây ùn tắc giao thông tại khu vực này và ảnh hưởng tới các khu vực lân cận.

Mặt khác, việc cấp phép sử dụng hè phố để kinh doanh, buôn bán gây bất bình đẳng giữa các hộ dân kinh doanh được cấp phép và hộ kinh doanh trong nhà; tranh chấp giữa các hộ trong cùng một số nhà có nhiều hộ sinh sống, gây bất bình giữa các hộ kinh doanh.

Theo ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, nếu thực sự có nhu cầu kinh doanh, UBND quận Hoàn Kiếm cần kiến nghị UBND thành phố xem xét chủ trương giải quyết đơn lẻ việc sử dụng tạm thời hè phố với những trường hợp đủ điều kiện phần hè nằm trong khuôn viên tòa nhà; có diện tích hạn chế như đã thực hiện tại vỉa hè trước khách sạn Metropol và tại số 94 Lý Thường Kiệt.

Thời gian tới, các lực lượng liên ngành tiếp tục tổ chức các đoàn đi kiểm tra đột xuất tại các quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn trong việc triển khai xử lý vi phạm an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự xây dựng; trong đó, tập trung chủ yếu trong việc lập lại trật tự đô thị trên lòng đường, hè phố; xử lý nghiêm hành vi chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép, thu giá trông giữ xe sai quy định; vi phạm về dừng đỗ dưới lòng đường, trên vỉa hè./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //