Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt

Phóng viên - 25/04/2018 | 7:25 (GTM + 7)

Lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm - Ảnh: Báo Ninh Bình

Tối 24/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, diễn ra lễ kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư 2018 với chủ đề “Rực sáng thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt”.

Tới dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đại biểu các Bộ, Ban ngành ở trung ương, tỉnh Ninh Bình, cùng hàng ngàn người dân địa phương. 

Vào mùa Xuân năm 968, cách đây 1050 năm, trên mảnh đất Hoa Lư “Địa linh nhân kiệt”, Vạn Thắng Vương - Đinh Bộ Lĩnh, người con ưu tú của quê hương Ninh Bình, sau khi hoàn thành sứ mệnh đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại cồ Việt, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc sau hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. Đó là kết tinh, hội tụ của ý chí tự lực tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, của hồn thiêng sông núi và tình yêu quê hương, đất nước cháy bỏng ngàn đời.

Qua bao thăng trầm của đất nước, mảnh đất cố đô Hoa Lư ngày nay còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa của nhà nước Đại cồ Việt, đã trở thành tài sản vô cùng quý báu, nguồn lực vật chất, tinh thần quan trọng của tỉnh, của quốc gia. Cố đô Hoa Lư đã được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt, là một trong 3 khu vực hợp thành Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên ở Đông Nam Á.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu tại Lễ kỷ niệm - Ảnh: Báo Ninh Bình

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, hiện nay, Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có nhiều thuận lợi, cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Là tỉnh có vị trí chiến lược, giàu truyền thống anh hùng cách mạng, bề dầy lịch sử văn hóa, Ninh Bình còn có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị, tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ và sức mạnh tổng hợp; khai thác tiềm năng lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phấn đấu kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Chương trình nghệ thuật với 500 diễn viên tham gia - Ảnh: Báo Ninh Bình

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vững, phát triểnn du lịch, sớm xây dựng Ninh Bình thành một trung tâm du lịch trọng diểm của vùng và cả nước, có tầm quốc tế, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất, con người Cố đô:

“Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chính sách người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu, Ninh Bình đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp; phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

Đặc biệt,  tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội, kịp thời giải quyết những bức xúc, khiếu nại tố cáo của công dân; quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã thưởng thức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, trong đó đặc biệt khắc họa vai trò của Đinh Bộ Lĩnh, người con ưu tú của quê hương Ninh Bình và chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong thời gian 15 phút. 

Lễ hội Hoa Lư 2018 diễn ra đến ngày 27/4.

Tags:
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

// //