Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg và Chương trình Mục tiêu Y tế-Dân số năm 2020, thời gian qua, Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương đã triển khai nhiều nội dung về phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
Cụ thể, đã hỗ trợ phát triển nhiều hệ thống phân phối thực phẩm an toàn trên phạm vi cả nước. Cùng với đó, hình thành xu hướng tiêu dùng, mua sắm tại các cơ sở phân phối theo phương thức hiện đại ngày càng phát triển, mạng lưới các cơ sở kinh doanh thực phẩm của nước ta cũng tăng dần hàng năm về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn chưa đồng đều và toàn diện. Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn và bền vững? Đây là nội dung được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại Tọa đàm Phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn do Tạp chí Công Thương tổ chức hôm 7/12, tại Hà Nội.
Chia sẻ tại tọa đàm, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương triển khai rất nhiều hoạt động về tập huấn, tuyên truyền phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương, nhất là các Sở Công Thương xây dựng hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng lồng ghép những hoạt động về an toàn thực phẩm vào những chương trình lớn về kinh tế-xã hội. Chẳng hạn như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối; lồng ghép vào chương trình Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình về phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình hỗ trợ cho phát triển nông thôn mới…
"Đáng lưu ý, năm nay với Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với "Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã bước sang giai đoạn “Tinh hoa Việt Nam”. Hầu hết sản phẩm đều là hàng Việt, đủ chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đạt thương hiệu cao mang tầm quốc gia, khu vực để đưa vào hệ thống phân phối trong nước, bảo đảm an toàn thực phẩm", bà Lê Việt Nga chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Lê Việt Nga cho biết, quá trình triển khai hệ thống phân phối an toàn thực phẩm gặp không ít những khó khăn.
"Khó khăn thì vô cùng nhiều. Bởi chúng ta biết rằng nền sản xuất cũng như kinh doanh tại Việt Nam thì doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh còn chiếm đến hơn 97%, chúng ta cũng biết rằng chợ đầu mối, chợ dân sinh vẫn là nơi 70% thực phẩm đi qua và việc kiểm soát, tuân thủ pháp luật của bà con tiểu thương ở đây vẫn còn rất nhiều bất cập, chúng ta còn phải cần rất nhiều thời gian nữa để tập huấn kiến thức cho bà con phân biệt được hàng hóa thế nào là thực phẩm bảo đảm nguồn gốc xuất xứ và bảo đảm an toàn thực phẩm..."
Bà Lê Việt Nga cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc kết nối với cơ quan quản lý nhà nước, hiến kế điều kiện kinh doanh phù hợp, xây dựng tốt nhất mạng lưới kinh doanh thực phẩm an toàn, đóng góp vào phát triển kinh tế. Qua đó, cũng để các bộ, ngành, ban hành cơ chế chính sách phù hợp, cập nhật nhất đối với từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, người tiêu dùng cần phát huy quyền của người tiêu dùng, cùng nhau đồng hành với doanh nghiệp, góp ý để cung ứng thực phẩm an toàn theo cách thuận tiện và giá cả hợp lý nhất.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Trung – TGĐ Công ty cổ phần Masan MaetLife chia sẻ, để kiểm soát được chất lượng an toàn của thực phẩm, không chỉ làm ở phần ngọn mà doanh nghiệp phải làm từ gốc. Đây là mắt xích của chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn.
Theo ông Nguyễn Quốc Trung, việc phát triển hệ thống phân phối vô cùng quan trọng, chuỗi phát triển ngoài việc đầu tư của doanh nghiệp ra, quan trọng nhất là nhận thức của người tiêu dùng.
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3-30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.
Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng phố chợ hoa cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Hà Nội đã dần nhộn nhịp; nhiều loại cây hoa chơi Tết được bày bán tràn lên vỉa hè và cả lòng đường gây cản trở giao thông.
Ngõ Trung Yên, một con ngõ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, một đầu nối với phố chợ Hàng Bè nổi tiếng, phía còn lại thông ra phố Đinh Liệt, con phố sầm uất và hút khách "Tây" lẫn cả khách ta bậc nhất Hà thành. Trung Yên còn nổi tiếng là một trong 5 ngõ ẩm thực của những người "sành ăn"
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng và đốt rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).