Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần áp dụng sáng tạo phương án phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cho phù hợp. Đặc biệt, tỉnh vừa thực hiện cách ly xã hội, vừa tập trung sản xuất - kinh doanh tại chỗ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Hiện, địa bàn trọng điểm trong sản xuất công nghiệp này đang có 228 ca nhiễm COVID-19.
Nhân cơ hội dịch bệnh để tái cơ cấu nền kinh tế
Thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Dương áp dụng mô hình tổ chức ăn ở, sản xuất tại chỗ, nhất là tại các khu công nghiệp. Ăn ở tại chỗ, sản xuất tại chỗ, bàn thêm phương án tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp để thực hiện mô hình này mà tỉnh Bắc Giang đã thực hiện có hiệu quả.
Thủ tướng cho rằng nhân cơ hội thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh này, tỉnh Bình Dương mạnh dạn tái cơ cấu nền kinh tế theo đổi mới công nghệ số; tái cơ cấu đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề, nâng cao quản lý. Bên cạnh đó, tỉnh phối hợp với TP.HCM kết nối giao thông, đẩy mạnh phát triển hơn nữa tính liên kết vùng.
Thủ tướng đề nghị Bình Dương tập trung đầu tư hoàn thiện giao thông; biểu dương Bình Dương mở đường xá khá tốt đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội rõ rệt, nhất là sau khi mở đường thì đô thị, dịch vụ, công nghiệp phát triển mạnh
Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Dương bám sát tình hình, không được lơ là, mất cảnh giác. Tỉnh phải có kịch bản ứng phó tình huống xấu khi dịch diễn biến phức tạp, nhưng không vội vàng, hốt hoảng, nhanh chóng phong tỏa, khép kín “dễ cho người làm, nhưng khó cho dân”.
Thủ tướng chỉ đạo Bình Dương khi có dịch xảy ra cần khẩn trương khoanh vùng dập dịch; đồng thời thay đổi cách ly cho phù hợp, nên nghiên cứu thí điểm cách ly diện F1 tại nhà. Thay đổi này quan trọng, nhưng chắc chắn phải triển khai làm đúng quy trình, đúng quy định, nhưng đối với những nhà đủ điều kiện mà họ có nhu cầu.
Việc này đã ban hành quy chế, quy định, tiêu chuẩn, nên Bình Dương nghiên cứu áp dụng. Mặt khác, việc cách ly tại nhà cần áp dụng qua điện thoại, qua phương tiện internet, thiết lập tư vấn hằng ngày; diễn tập cho người cách ly tại nhà và có cơ quan, đơn vị quản lý, giám sát...
Đảm bảo tâm lý, đời sống tinh thần cho người bệnh
Trước đó, vào buổi sáng, Đoàn công tác Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.
Làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, Thủ tướng nhấn mạnh: "Vừa qua, rút kinh nghiệm từ việc COVID-19 “thủng” từ bệnh viện, vì vậy, số bác sĩ điều trị trực tiếp phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Thứ hai là làm tốt công tác tư tưởng cho anh em. Lớp lõi phải phong tỏa, bảo vệ như thế nào, lớp bên ngoài phải bảo vệ như thế nào, vừa phải góp phần điều trị COVID-19, nhưng vừa phải điều trị cho nhân dân.
Tại chuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tâm lý, đời sống tinh thần cho người bệnh, đồng thời, yêu cầu kết hợp các lĩnh vực y học, tâm lý học, xã hội học và khoa học trong điều trị người bệnh, đặc biệt là không được để "thủng" từ bệnh viện.
Trao đổi với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, Thủ tướng cũng yêu cầu bệnh viện phải thực hiện tốt nhiệm vụ chữa bệnh, ngừa lây nhiễm chéo và đảm bảo đời sống tâm lý cho người bệnh: "Riêng với việc chữa bệnh, các đơn vị như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cần kết nối, liên thông với các bệnh viện Trung ương để hội chẩn và rút kinh nghiệm, từ thực tiễn đúc kết thành lý luận điều trị COVID-19".
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang vừa sản xuất vừa phòng chống dịch COVID-19. Ngày 22/6/2021, Vinamilk khởi động chiến dịch “Bạn khoẻ mạnh, Việt Nam khoẻ mạnh” và đặt mục tiêu: Đóng góp 10 tỷ đồng để mua vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em (từ 12-18 tuổi); Dành quỹ 1 triệu sản phẩm để chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Trao tặng 3.000 phần quà là các sản phẩm dinh dưỡng đến các con, em, người thân của các y bác sĩ, cán bộ y tế đang tạm xa gia đình để “chiến đấu” nơi tuyến đầu; Tiếp sức dinh dưỡng cho hơn 10.000 cán bộ y tế tuyến đầu tại hơn 50 bệnh viện trên cả nước,… cùng với nhiều hoạt động đồng hành khác.
Tổng ngân sách Vinamilk dự kiến đóng góp cho cộng đồng thông qua chiến dịch là hơn 20 tỷ đồng.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong điều kiện dịch bệnh, cần tổ chức tốt xản xuất vừa chống dịch vừa chiến đấu, ko để ngừng trệ sản xuất, thực hiện mục tiêu kép. Sản xuất để chống dịch; chống dịch để sản xuất. Không chủ quan không thoả mãn. Phát huy thành quả đạt được, giá trị thương hiệu, thương hiệu mạnh, chi phí thấp giá thành giảm, tăng năng suất lao động, tiếp tục mở rộng sản phẩm thuận lợi nhất cho người sử dụng, và phù hợp cho COVID-19.”
Chiều nay, Thủ tướng tiếp tục lịch trình kiểm tra công tác phòng chống dịch và đảm bảo an toàn sản xuất không bị đứt gãy tại Đồng Nai.
Trước đó, chiều 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp với 8 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhằm tìm ra các giải pháp cấp bách để đối phó với dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
Sau khi lắng nghe các báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và những đề xuất, kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp tại TP.HCM nên có tác động đến 7 tỉnh còn lại, chủng virus này mạnh hơn và lây lan nhanh hơn, ở Việt Nam đa nguồn lây, đa chuỗi lây nhiễm. Không được lơ là mất cảnh giác. Lỏng lẻo trong khâu quản lý tại các khu cách ly. Trong thời gian tới cần quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh cả trên bộ, và đường hàng không.
Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, phải thống nhất nhận thức rằng việc thực hiện mục tiêu kép là rất khó khăn nhưng không thể không làm. Càng khó khăn, thách thức, càng phải coi đây là động lực, là cơ hội để phấn đấu, vươn lên, khẳng định, trưởng thành và phát triển.
"Mục tiêu chung là thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh trong khu vực phải ngăn chặn, dập tắt, đẩy lùi đợt dịch thứ 4 càng nhanh càng sớm càng tốt. Nhanh chóng ổn định tình hình, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất kinh doanh. Ổn định chính trị, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những sinh hoạt tối thiểu.
Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, 4 tại chỗ, thống nhất, đoàn kết trong nội bộ, trong quần chúng nhân dân. Xác định người dân là trung tâm, chủ thể, hệ thống chính trị cơ sở làm nền tảng trong phòng chống dịch và sản xuất kinh doanh. Quán triệt nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban bí thư, nhưng phải sáng tạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.