Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy những vướng mắc sẽ được giải quyết thế nào? Liệu công trình này có kịp về đích đúng hẹn như kế hoạch đã đề ra?
Cảnh tượng ngột ngạt, bức bối của dòng xe cộ ken đặc là chuyện thường ngày tại trục đường Cộng Hòa và Trường Chinh (quận Tân Bình). Hàng dài ô tô, xe máy nhích từng chút một, tiếng còi xe inh ỏi dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi khung giờ cao điểm. Người dân không khỏi ngao ngán mỗi khi di chuyển trên đoạn đường này:
"Giờ cao điểm thì nó kẹt dữ lắm, nhiều lúc kẹt cứng luôn. Trời mưa nó cũng kẹt với lúc 11h hay 12h trưa là kẹt dữ lắm."
"Tầm 4h là kẹt rồi, đến 6h, 7h chiều mới hết lận, tầm 7h là lưu thông trung bình được thôi nhưng vẫn còn đông xe lắm."
"Lần kẹt xe của em vào khoảng 45 phút vì xe cứ nhích nhích đi thôi, tại nó có một con đường duy nhất, không còn con đường nào khác nữa, với lại công ty của em ở ngay đây. Nhiều khi đi làm về mệt rồi mà gặp kẹt xe là không thấy ngày về luôn á."
Để ‘giải cứu’ tình hình giao thông tại khu vực, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công từ cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, công trình có chiều dài 4km, mặt cắt ngang 6 làn xe.
Tuyến đường này được kỳ vọng sẽ tạo ra một trục giao thông mới, kết nối trực tiếp nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất với các khu vực lân cận, giảm tải áp lực cho các tuyến đường hiện hữu như Trường Chinh, Cộng Hòa.
Đến thời điểm hiện tại nhiều hạng mục của công trình đã hoàn thành như hầm chui nút giao Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn, đoạn nối đường Thăng Long - 18E - Cộng Hòa. Tuy nhiên dự án vẫn chưa thể về đích vì vướng mắc vấn đề mặt bằng tại gói thầu số 13. Ghi nhận phóng viên chương trình một số đoạn của dự án vẫn còn ngổn ngang đất đá, vật liệu xây dựng. Nhiều hộ dân vẫn chưa di dời, khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Quan Tú – Phó trưởng Ban điều hành dự án đường bộ 1, Ban quản lý dự án đầu tư & xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết: “Khó khăn hiện nay liên quan đến việc giải phóng mặt bằng gói thầu số 13, hiện nay phía ban giao thông tích cực phối hợp với Quận Tân Bình phấn đấu sớm nhận được bàn giao mặt bằng từ Quận để thi công dự án đạt, tiến độ đã đề ra”.
Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng ở gói thầu 13, ông Nguyễn Tấn Tài - Trưởng ban Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận Tân Bình cho biết, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện còn lại 68 hộ dân, trong đó có 34 trường hợp bị thu hồi, giải tỏa toàn bộ. UBND quận đã có báo cáo thành phố và báo Bộ Quốc phòng xem xét giao thêm cho khoảng hai 2.900m2 để làm thủ tục cái tái định cư bằng nền đất tại khu giải tỏa.
“Do hiện nay thực hiện theo luật đất đai năm 2024 một số chính sách thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố thì Quận Tân Bình cũng đã phối hợp với Ban bồi thường hỗ trợ tái định cư Thành phố đã trình chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân. Kế hoạch dự kiến cuối tháng 11 và đầu tháng 12 này sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ mặt bằng của 68 hộ dân còn lại để Ban giao thông tiến hành thực hiện dự án”, ông Nguyễn Tấn Tài cho biết.
Tuyến đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông cho khu vực quận Tân Bình và cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. Việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà còn gây lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực...
Hi vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, mang lại sự thông thoáng cho giao thông khu vực này.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời gian qua, trên thế giới liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hàng không gây thiệt hại nghiêm trọng về người, như tai nạn máy bay B737-800 của hãng hàng không Jeju Air làm chết 179 người trên máy bay tại Hàn Quốc; tai nạn máy bay E190 của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines làm chết 38 người…
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Có lo ngại cho rằng, với mức mức tiền phạt tăng vọt như quy định, nguy cơ xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm cũng cao hơn.
Qua 4 ngày triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực.