Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thu phí không dừng: Cần cơ chế "chuyển mạng giữ số”

Quách Đồng - 19/07/2022 | 15:29 (GTM + 7)

Hiện cả nước có 2 nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng là VETC và Viettel với khoảng hơn 3 triệu thẻ dán trên phương tiện. Tuy vậy, nhiều tài xế, doanh nghiệp vẫn băn khoăn khi thủ tục thay đổi nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng phức tạp và mất nhiều thời gian.

Vậy có thể “chuyển mạng, giữ số” với dịch vụ thu phí không dừng để tạo thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế hay không? Nếu thực hiện điều này, cần lưu ý gì để tạo thuận lợi cho tài xế và doanh nghiệp?

Phản ánh đến VOV Giao thông, anh Nguyễn Thanh Tùng (ở Minh Khai, Hai bà Trưng, Hà Nội) cho biết, cuối năm 2020, anh mua xe cũ và chủ xe đã dán thẻ thu phí không dừng ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam. Tuy vậy, khi sử dụng, thấy bất tiện, anh Tùng muốn chuyển sang nhà cung cấp khác thì được hướng dẫn nhiều thủ tục rối rắm và phải mang xe đến trụ sở doanh nghiệp để hủy thẻ:

"Tôi bị tình trạng thẻ lỗi quá nhiều, tôi cũng đang mong muốn chuyển sang hệ thống của nhà cung cấp khác, nhưng thủ tục rất lằng nhằng, họ bắt phải đến trụ sở chính, điền phom rất lằng nhằng, phải bắt mang cả xe đến, thủ tục rất lâu, nhiêu khê cho khách hàng", anh Tùng cho biết.

Anh Nguyễn Văn Bằng, ở Kim Động, Hưng Yên - một doanh nghiệp vận tải có hàng chục phương tiện cũng bày tỏ, doanh nghiệp cũng có một số xe cũ, không có mật khẩu thẻ thu phí không dừng. Do có nhiều phương tiện nên được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đến tận nơi dán thẻ và cam kết muốn hủy thẻ cũng được phục vụ tại nhà.

Anh Bằng cũng mong muốn có dịch vụ thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng để tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ: "Nếu cảm thấy dịch vụ không tốt, mình vẫn sẽ chuyển sang cái khác và sẽ gọi một bạn bên khác đến nếu dịch vụ không tốt".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giải thích lý do yêu cầu chủ phương tiện phải đến tận nơi để hủy thẻ với nhiều thủ tục, giấy tờ, ông Cao Đình Ngân, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) cho biết, giống như việc thay đổi thông tin thuê bao điện thoại hay thông tin ngân hàng, việc yêu cầu khách hàng đến tận nơi để thay đổi thông tin hoặc hủy thẻ là để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Ông Cao Đình Ngân cũng cho biết, hiện VDTC đã dán được hơn 1,5 triệu thẻ và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng như hình thức “chuyển mạng, giữ số”, song cần có công cụ đo kiểm chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp:

"Việc đảm bảo sự thuận lợi cho người tiêu dùng thì công ty chúng tôi luôn luôn mong muốn được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Chúng tôi ủng hộ chủ trương để đảm bảo chi phí nguồn lực xã hội được tiết kiệm nhất, quan trọng hơn là đảm bảo bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Một trong những cái liên quan đến kỹ thuật đây là hệ thống đo kiểm để làm sao 2 hệ thống được liên thông và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát được", ông Ngân nói.

Hiện VDTC đã dán được hơn 1,5 triệu thẻ và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng.

Hiện VDTC đã dán được hơn 1,5 triệu thẻ và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ thu phí không dừng.

Ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC cũng cho biết, trong quy chuẩn về hệ thống thu phí tự động không dừng do Bộ GTVT ban hành chưa đề cập việc cho phép giữ nguyên thẻ, chỉ thay nhà cung cấp dịch vụ, và 2 đơn vị cung cấp dịch vụ cũng chưa bàn đến vấn đề này.

Tuy vậy, về chủ trương, ông Vinh cho rằng cần đánh giá chất lượng thẻ của các bên trước khi thực hiện: "Công nghệ không ảnh hưởng gì cả, quan trọng là thủ tục, cơ chế thôi. Ngoài ra, phải đánh giá lại chất lượng thẻ, chứ bây giờ chuyển khách hàng sang mà chất lượng thẻ yếu như thế thì không thể được. Chất lượng thẻ như nhau thì được ngay".

Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ - Môi trường và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, về mặt nguyên tắc, mỗi xe chỉ cần một thẻ là có thể đi qua toàn bộ các trạm thu phí. Thời gian qua, dư luận cũng băn khoăn về chất lượng thẻ của các nhà cung cấp dịch vụ, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị:

"Cái này còn ràng buộc về cơ chế thanh toán về sau. Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng để họ chuyển mạng, bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh nhau bằng chất lượng dịch vụ, nhưng không được cạnh tranh không lành mạnh", ông Tô Nam Toàn cho biết.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, về nguyên tắc phải tôn trọng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Nếu việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ lựa chọn:

"Cái đó có ý nghĩa ở chỗ chọn lựa được nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với người sử dụng. Tôi thấy cần thiết, nên ủng hộ. Anh đã xác định người ta không hài lòng thì phải cho người ta đổi và Nhà nước phải có chủ trương như thế để nhà cung cấp dịch vụ phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ". 

Cần những giải pháp kỹ thuật để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế, bằng việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng.

Cần những giải pháp kỹ thuật để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế, bằng việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng.

Với hơn 3,2 triệu thẻ ETC đã dán trên toàn quốc cũng phần nào cho thấy nỗ lực của các nhà cung cấp dịch vụ trong việc đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng.

Tuy vậy, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt đối với các trạm BOT ứng dụng công nghệ này, vẫn cần những giải pháp kỹ thuật để tạo sự thuận lợi cho khách hàng, cho tài xế, bằng việc “chuyển mạng, giữ số” với thẻ thu phí không dừng.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Không chỉ là giải pháp kỹ thuật".

Đến thời điểm này, Công ty TNHH thu phí tự động VETC lắp đặt được hơn 1,7 triệu thẻ, trong khi con số này với Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) là 1,5 triệu thẻ. Như vậy, về số lượng thẻ khá tương đồng.

Để thu hút khách hàng sử dụng, cả 2 nhà cung cấp dịch vụ đều tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn có để tăng số lượng dán thẻ, từ mạng lưới của hàng Viettel trên toàn quốc đến hệ thống trạm thu phí rộng khắp của mỗi bên.

Về lý thuyết, việc hai bên cùng đẩy mạnh việc dán thẻ thu phí không dừng sẽ là một lợi thế trong việc nhanh chóng phủ khắp dịch vụ này tới khách hàng, tài xế và doanh nghiệp.

Tuy vậy, trong quá trình này cũng nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có cả việc dán đè thẻ của đơn vị này lên thẻ của đơn vị khác, khiến hệ thống đọc thẻ bị lỗi, khiến hàng loạt trường hợp bị lỗi khi qua trạm, và tài xế, doanh nghiệp bị liên lụy, phải tốn nhiều thời gian, công sức để đi làm thủ tục hủy 1 trong 2 thẻ đã dán.

Đó là chưa kể, nhiều trường hợp nhiều chủ xe đã dán thẻ, nhưng ít sử dụng, quên luôn mật khẩu tài khoản thu phí. Rồi việc mua bán xe cũ, chủ xe mới không biết mật khẩu tài khoản để sử dụng; có người muốn đổi thẻ Etag đã dán của VETC sang thẻ ePass của Viettel và ngược lại, vì những lý do khác nhau.

Với những trường hợp này, các đơn vị cung cấp đều hỗ trợ người dùng để lấy lại mật khẩu. Trường hợp muốn hủy tài khoản của thẻ khách hàng, tài xế phải liên hệ qua tổng đài để đến điểm gần nhất thực hiện hủy tài khoản chứ chưa nhà cung cấp dịch vụ nào thực hiện hủy thẻ trực tuyến. Trong nhiều trường hợp, họ phải đi hàng chục cây số để thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ để làm thủ tục hủy thẻ.

Việc dán thẻ lần 2 mất chi phí 120 nghìn đồng không phải là trở ngại với nhiều người, nhưng họ lại ngại chạy mấy chục cây số đến điểm hủy thẻ.

Do đó, cơ quan quản lý có thể áp dụng cơ chế chuyển đổi trực tuyến hay “chuyển mạng giữ số”, không bắt khách hàng chạy tới tận nơi với nhiều công đoạn, nhiều thủ tục để hủy thẻ. Nếu thực hiện được điều này sẽ có lợi cho tất cả các bên, trong đó, quan trọng nhất là khách hàng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp nhất.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Việc cho phép thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn giữ nguyên thẻ không dừng cũng sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nếu không muốn bị khách hàng rời bỏ.

Về lâu dài, kể cả khi có thêm đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, nếu thỏa mãn khách hàng bằng các cơ chế tiện lợi, họ sẽ thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ hơn.

Đối với cơ quan quản lý, việc cho phép thay đổi nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên thẻ cũng là thước đo để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này. Khi dịch vụ tạo được sự thuận lợi tối đa cũng là một biện pháp để thu hút người dùng, thay vì chỉ áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hô hào như hiện nay.

Thậm chí, thẻ thu phí không dừng còn gắn với một phương tiện, cùng với chứng minh thư/căn cước công dân, nên ngoài việc chuyển mạng giữ số, hoàn toàn có thể thực hiện trả sau – giống như điện thoại di động, thay vì chỉ trả trước như hiện nay.

Nếu cho phép trả sau, những băn khoăn về việc phải giữ tiền trong tài khoản thu phí không dừng, mất phí khi chuyển từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản không dừng… cũng sẽ được loại trừ.

Việc tính toán những giải pháp có lợi nhất cho khách hàng, cho tài xế và doanh nghiệp cần được tính toán, dựa trên lợi ích của người dùng, chứ không phải dựa trên sự “nhìn nhau” của các nhà cung cấp dịch vụ./.

Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.

// //