Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thiếu thuốc, vật tư y tế: Sớm có biện pháp gỡ khó trong đấu thầu

Trọng Điển - Mai Ngọc - 07/10/2022 | 10:50 (GTM + 7)

Những khó khăn về công tác đấu thầu cần sớm có biện pháp giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và cần có hành lang pháp lý rõ ràng để các bệnh viện không còn sợ sai khi đấu thầu thuốc, mua sắm vật tư y tế.

“Thuốc là một hàng hoá đặc biệt, nên khi các công ty, doanh nghiệp tham gia vào mua, bán thì phải theo Luật Dược trước, chứ theo hàng hoá theo Luật Doanh nghiệp thì không ổn”.

“Những khó khăn này thực ra đã kéo dài rất lâu rồi mà không giải quyết được. Chúng ta sẽ xây dựng một dự thảo những kiến nghị của TP tại Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tự chủ bệnh viện, đấu thầu để tạo động lực phát triển lâu dài cho ngành Y tế”.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ) được UBND TP HCM giao quyền tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016. Theo ông Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, mặc dù đã có sự chủ động, nhưng đến nay bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn, giá thu hiện bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế với mức giá được tính 4/7 phần, 3 phần còn lại chi phí lớn nhưng chưa được tính đủ cơ cấu giá viện phí, khám bệnh.

Đơn cử như chi phí nhân sự gián tiếp, khối hành chính, khấu hao trang thiết bị máy móc, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa nhà cửa, hạ tầng... Trong khi đó chưa bao gồm phần hao hụt trong quá trình bảo quản, cấp phát thuốc và vật tư. 

"Nhu cầu của người dân là chính đáng, mong muốn được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao, không cần phải đi lên tuyến trên hoặc đi ra nước ngoài, nhưng cơ cấu chưa đủ, tình trạng này kéo dài khiến cho bệnh viện vô cùng khó khăn. 

Trước đây, một bệnh viện quận huyện nói chung chỉ có 60 giường, nhưng mình sửa chữa, cải tạo một số khu. Năm 2014, được 140 giường, nhưng diện tích dành cho mỗi bệnh nhân không đảm bảo. Phòng chỉ 2 người nằm, nhưng nằm 4 người, thậm chí nằm hành lang", ông Lê Văn Thịnh nói.

Đến nay bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn, giá thu hiện bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế với mức giá được tính 4/7 phần, 3 phần còn lại chi phí lớn nhưng chưa được tính đủ cơ cấu giá viện phí, khám bệnh (Ảnh: VOV)

Đến nay bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn, giá thu hiện bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế với mức giá được tính 4/7 phần, 3 phần còn lại chi phí lớn nhưng chưa được tính đủ cơ cấu giá viện phí, khám bệnh (Ảnh: VOV)

Dược sĩ CKII Lê Phước Thành Nhân, Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ, trong công tác triển khai đấu thầu, mua sắm thuốc, số lượng, thời gian, con người dành cho việc đấu thầu rất “hao”: 

"Riêng tiền thuốc chiếm từ 55% - 59% nên kinh phí dành cho thuốc rất lớn dẫn đến bệnh viện phải tập trung nguồn lực để trả nợ cho các công ty. Và bệnh viện cũng phụ thuộc vào Bảo hiểm Y tế. Nếu Bảo hiểm Y tế chậm thanh toán cho bệnh viện, thì bệnh viện lại chậm thanh toán cho công ty dẫn đến công nợ kéo dài, quá thời hạn 90 ngày. Đó là một trong những nguyên nhân thiếu thuốc".

Dược sĩ Thành Nhân cũng cung cấp thêm thông tin, để đảm bảo cung ứng thuốc tốt, bệnh viện phải mua rất nhiều nguồn và ưu tiên công ty không đặt nặng vấn đề công nợ. Bên cạnh đó, việc thẩm định phê duyệt chọn nhà thầu và thời gian đấu thầu theo quy định dẫn đến chậm triển khai kế hoạch đấu thầu nên cần thiết phải có sự điều chỉnh: 

"Hiện nay, trong thông tư 15/2020 danh mục thuốc chia ra rất nhiều nơi đấu thầu, gọi là Nhà nhà đấu thầu, người người đấu thầu. Trong đó, quốc gia đấu thầu một khúc, địa phương đấu thầu một khúc, bệnh viện đấu thầu một khúc. Bác sĩ nhiều khi không biết thuốc nào ở danh mục nào, ở cấp nào đấu thầu, tại sao thiếu, nhiều khi phải xem kỹ mới biết nằm ở đâu, nên rất rối".

Về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế và hoá chất sinh phẩm, bệnh viện gặp khó khăn khi xác định giá kế hoạch bởi trên thực tế có một số thiết bị y tế mang tính chất độc quyền của từng hãng (Ảnh: TTXVN)

Về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế và hoá chất sinh phẩm, bệnh viện gặp khó khăn khi xác định giá kế hoạch bởi trên thực tế có một số thiết bị y tế mang tính chất độc quyền của từng hãng (Ảnh: TTXVN)

Ông T.M.KH. bị nhồi máu cơ tim. Thời điểm nhập viện Gia Định trong cơn nguy kịch nhưng sau đó ông buộc phải cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy do bệnh viện Gia Định vướng mắc trong khâu đấu thầu và không có stent và thuốc điều trị.

"Bác sĩ bên bệnh viện Gia Định cũng nói rõ luôn là không đấu thầu được, nên không có thuốc. Bác sĩ nói thẳng luôn bây giờ chỉ có chuyển qua Chợ Rẫy, hoặc bệnh viện Y Dược, bệnh viện Nhân dân 115 mới có stent thôi, chứ mấy nhà thầu không có làm việc với bệnh viện Gia Định. Qua bệnh viện Chợ Rẫy nằm một đêm đầu hôm sau tiến hành làm luôn".

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) có quy mô hơn 3.200 giường bệnh, là tuyến cao nhất tiếp nhận và điều trị người bệnh từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận gần 4.500 bệnh nhân đến khám bệnh (trong đó bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế chiếm hơn 48%) và 276 ca cấp cứu.

Ông Tôn Văn Tài - trưởng đơn vị đấu thầu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc gây ra nhiều khó khăn không chỉ riêng cho bệnh viện Chợ Rẫy:

"Về đấu thầu, mua sắm thuốc, ở giai đoạn xây dựng giá dự toán thì theo Thông tư 18 phải có chi tiết đơn giá dự toán, tuy nhiên, thuốc là mặt hàng phân thành 6 nhóm tại Thông tư 15, bởi vậy, nếu xây dựng đơn giá trực tiếp thì khó khăn bởi chưa xác định được nhóm thuốc kỹ thuật nào mua để phù hợp với bệnh viện, bởi vậy, đối với thuốc, khi xây dựng giá dự toán nên xây dựng tổng mức dự toán hàng năm sẽ làm cho các bệnh viện khó khăn".

Theo ông Tài, đối với thuốc hiếm, thuốc nhập theo quota theo yêu cầu điều trị đặc biệt, thì đề xuất nên đưa ra hình thức đấu thầu chung quốc gia, hoặc cho phép bệnh viện được áp dụng chỉ định thầu rút gọn để nhanh chóng mua thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.

Điển hình như thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat sử dụng trong phẫu thuật tim, lồng ngực hiện nay trên thị trường không có, quota nhập thì hết, nếu như đấu thầu rộng rãi thì thời gian sẽ rất lâu, ảnh hưởng đến việc điều trị, cấp cứu của bệnh nhân.

Về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế và hoá chất sinh phẩm, bệnh viện gặp khó khăn khi xác định giá kế hoạch bởi trên thực tế có một số thiết bị y tế mang tính chất độc quyền của từng hãng. 

Chia sẻ với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM trong cuộc làm việc mới đây, Lãnh đạo bệnh viện Lê Văn Thịnh đề xuất Sở Y tế và ban ngành sớm có chủ trương hoặc ban hành khung giá khám chữa bệnh tính đúng, tính đủ theo lộ trình và không để “lỡ hẹn”. Trong khi chờ đợi chủ trương, đề nghị ngân sách Nhà nước cấp một phần bù đắp phần thiếu hụt để đáp ứng yêu cầu. 

Bên cạnh đó, do áp lực, khó khăn trong công tác mua sắm, điều chuyển, cân đối thuốc, Lãnh đạo bệnh viện Quận 11 đề xuất bệnh viện không thực hiện đấu thầu và kiến nghị với Trung ương xây dựng giá kế hoạch của từng loại thuốc.

Nhiều nơi, người nhà bệnh nhân chỉ biết than trời vì khi kê toa hay tiến hành phẫu thuật đều được bác sĩ nói ra ngoài mua vì bệnh viện đã hết (Ảnh: TTXVN)

Nhiều nơi, người nhà bệnh nhân chỉ biết than trời vì khi kê toa hay tiến hành phẫu thuật đều được bác sĩ nói ra ngoài mua vì bệnh viện đã hết (Ảnh: TTXVN)

Đừng bàn hoài để "trăm dâu đổ đầu người dân”

Hiện nay ở nhiều bệnh viện tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác đều lâm vào tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế trầm trọng. Nhiều nơi, người nhà bệnh nhân chỉ biết than trời vì khi kê toa hay tiến hành phẫu thuật đều được bác sĩ nói ra ngoài mua vì bệnh viện đã hết.

Thậm chí đến cả máy móc, sinh phẩm xét nghiệm nhiều nơi cũng không đủ. Trường hợp đặt stent mạch vành trong lúc nguy cấp có bệnh viện cũng từ chối vì không còn. Hồi  chuông báo động về thiếu thuốc, vật tư y tế đã liên tục gióng lên.

Nhiều cuộc làm việc của các cấp quản lý yêu cầu các bên liên quan như y tế, bảo hiểm, tài chính phải ngồi lại tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về đấu thầu thuốc để giải phóng bức xúc này. Các cuộc họp, đề xuất, kiến nghị được đưa ra nhưng không được thực thi trong cuộc sống nên tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Căn bệnh sợ trách nhiệm đang bao trùm nên nhiều lãnh đạo đơn vị y tế.

Ngược lại, ngay cả cơ chế bảo vệ người trách nhiệm cũng chưa đủ mạnh để các cá nhân này đủ tự tin, dám quyết đoán vượt qua những rào cản trong cơ chế để tìm đủ thuốc và vật tư cho việc chữa trị hàng ngày cho bệnh nhân. Nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, các đoàn giám sát các cấp cũng đã đi tìm hiểu thực tế ở nhiều bệnh viện.

Đã lắng nghe, ghi chép đầy đủ nhưng những văn bản quy định trong đấu thầu thuốc đang làm các bên trở lên rất rối. Nếu làm theo kiểu vận dụng vượt khung thì có thuốc nhưng rất dễ bị sai theo văn bản quy định.

Đó là chưa kể, tình trạng bảo hiểm y tế sẵn sàng” tuýt còi” bất cứ lúc nào; nặng hơn có thể bị cơ quan pháp luật vào cuộc, thanh tra, kiểm tra, truy cứu. Tính kế hoạch hóa trong đấu thầu thuốc khiến năm sau giá thầu phải thấp hơn năm trước cũng khiến nhiều bệnh viện lúng túng; vì với một số thuốc đặc hiệu giá luôn ở mức sàn, không có cách nào hạ được.

Vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, không thể bàn hoài, trong khi các bệnh nhân đang căng thẳng chờ đợi. Đã đến lúc cần các quyết định để chỉnh sửa sớm nhất (Ảnh: Báo Nhân dân)

Vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, không thể bàn hoài, trong khi các bệnh nhân đang căng thẳng chờ đợi. Đã đến lúc cần các quyết định để chỉnh sửa sớm nhất (Ảnh: Báo Nhân dân)

Vậy nên sẽ khó có thuốc đặc trị trong những trường hợp điều trị đặc biệt. Việc nhiều bệnh viện loay hoay với bài toán tự chủ tài chính nhưng thực sự thu không đủ chi, thiếu nợ triền miên cũng khiến cho nhà cung cấp không mấy mặn mà.

Chuỗi cung ứng toàn cầu có phần bị đứt gãy cũng là tác nhân làm cho trang thiết bị, vật tư y tế dịch chuyển chậm lại.

Tuy nhiên, khi đặt mục tiêu tính mạng và sức khỏe người dân nên trên hết và trước hết. Việc cung cấp thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hiện nay cần được tháo gỡ ngay các rào cản, vướng mắc; nhất là quy trình, thủ tục trong đấu thầu.

Các quy định nào đã  lỗi thời, lạc hậu chưa sửa ngay được vì vướng định chế pháp luật thì phải được các bộ, ngành xem xét cho vận dụng theo từng giai đoạn, thời điểm; tránh chỉ bàn nhưng không có văn bản kết luận rõ ràng, dứt khoát. Những người sợ trách nhiệm, không áp dụng để thiếu thuốc triền miên sẽ bị nhắc nhở và phê bình.

Người dám làm, dám chịu, với động cơ đúng, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc cho bệnh nhân cũng cần được cam kết bảo vệ. Những tập thể, cá nhân liên quan cố tình gây khó trong giải quyết các bức xúc về thiếu thuốc, thiếu vật tư trang thiết bị phải bị giám sát, kiểm tra và xử lý.

Vấn đề thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, không thể bàn hoài, trong khi các bệnh nhân đang căng thẳng chờ đợi. Đã đến lúc cần các quyết định để chỉnh sửa sớm nhất.

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //