Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thiệt hại quốc gia do vi phạm cá nhân về phòng dịch: Yêu nước bằng sự trung thực

Phóng viên - 03/05/2021 | 14:07 (GTM + 7)

Việt Nam đứng trước nguy cơ đối mặt với làn sóng dịch bệnh lần thứ tư. Một trong những nỗi lo lớn nhất hiện nay là tình trạng nhập cảnh trái phép, trốn kiểm dịch, cách ly y tế dẫn tới dịch bệnh thẩm lậu và lây lan trong cộng đồng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân cần tuân thủ nghiêm việc khai báo y tế để tránh lây lan bệnh COVID-19. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức.
Người dân cần tuân thủ nghiêm việc khai báo y tế để tránh lây lan bệnh COVID-19. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 425.000 người được tiêm phòng vắc xin an toàn. Nước ta cũng tổ chức nhiều chuyến bay giải cứu công dân khỏi các quốc gia có dịch. Việt Nam được thế giới coi là điểm đến an toàn, cuộc sống của người dân không quá xáo trộn.

Có được thành quả này là nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự vào cuộc quyết lịệt của cả hệ thống chính trị cũng như cộng đồng xã hội. Mặc dù vậy, trong khi các lực lượng chức năng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì một số người lại có hành vi coi thường sức khỏe, tính mạng cộng đồng khiến dư luận rất bức xúc, phẫn nộ.

Mới nhất là trường hợp 2 mẹ con nhập cảnh trái phép từ Campuchia đến Bệnh viện Từ Dũ chữa bệnh mà không khai báo yếu tố dịch tễ, khiến 40 nhân viên y tế phải cách ly, xét nghiệm. Hay trước đó, trường hợp một thanh niên nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam, dù được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cách ly dưới sự giám sát của 4 công an nhưng người này vẫn bỏ trốn.

Thông tin cập nhật mới nhất từ Kiên Giang, đầu năm đến nay có gần 200 người nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh. Con số tương tự ở TP.HCM là hơn 100 người. Cần biết, đây mới chỉ là thống kê mà lực lượng chức năng phát hiện, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần.

Tình trạng nhập cảnh trái phép gia tăng có thể khiến công sức phòng chống dịch bấy lâu nay “đổ sông đổ biển”. Bày tỏ quan điểm, chị Trần Trang Nhung (Q. Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ:

“Các bạn bè tôi đi học hành, lao động ở nước ngoài về thì họ thấy là ở khu cách ly cũng rất đầy đủ, nhà nước lo cho không thiếu gì cả. Mọi người đều thấy cách ly là chuyện bình thường. Thậm chí, có những người cách ly một đợt rồi nhưng bạn cùng phòng bị dương tính thì họ lại phải cách ly tiếp đợt 2 và theo tôi thấy, bạn bè của tôi cũng không thấy phiền gì cả và họ mừng là đã được về nước.”

Thế nhưng, không phải người dân nào cũng thực hiện đúng và đủ những quy tắc này. Chị Trang Nhung cho biết:

“Tôi thấy nhiều bạn bè tôi ở nước ngoài về ở trong khu cách ly họ chia sẻ, có rất nhiều người vừa ra khỏi khu cách ly đáng lẽ phải tiếp tục cách ly ở gia đình nhưng họ lại đi ăn nhậu, liên hoan ở ngay đầu khu cách ly. Theo tôi như thế là họ quá chủ quan, có thể khi về nhà mới phát bệnh chẳng hạn.”

Một số thính giả khác bày tỏ lo ngại trước sự chủ quan, phớt lờ các quy định phòng dịch như: Không đeo khẩu trang nơi công cộng, khai báo y tế theo kiểu đối phó, vẫn tập trung đông người không biện pháp phòng vệ, giãn cách.

“Tất nhiên việc khai báo y tế gian dối, trốn cách ly,..thì nó ảnh hưởng rất lớn tới cộng đồng, rất nguy hại, chỉ cần phát hiện vài trường hợp thôi mà chưa truy vết được ngay thì cũng phải giãn cách xã hội. Còn việc khai báo y tế gian dối thì mình nghĩ một phần là do việc đưa thông tin. Tuy rằng có thể viết tắt, tên chữ đúng người nhưng đi đâu làm gì hoàn toàn có thể viết tránh đi bởi rõ ràng thông tin cá nhân của người ta rõ ràng phải được giữ kín”.

“Nếu muốn Việt Nam phòng chống bệnh dịch tốt thì tất cả mọi người đều phải có ý thức, đặc biệt mình sẽ phải nghiêm trị những người vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng các quy định phòng chống dịch theo yêu cầu của Nhà nước”.

Nhân viên y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mẫu xét nghiệm cho thuyền viên khi nhập cảnh vào Việt Nam vì tàu họ gặp nạn vào tháng 12/2020 - Ảnh: Tuổi trẻ

Lý giải về hiện tượng khai báo gian dối, trốn cách ly khi về nước hoặc đi từ vùng dịch, chuyên gia tâm lý, PGS Trần Thu Hương phân tích:

“Chúng ta có thể lý giải một cách khách quan mà nói, có lẽ họ đang sợ những định kiến của xã hội là nếu như họ bị nhiễm bệnh thì có thể họ sẽ gây ra sự lây lan cho người khác. Nỗi sợ hãi đấy có thể khiến họ có những hành vi không đúng với pháp luật. Một yếu tố nữa là tư duy mình không thể bị nhiễm, mình không có triệu chứng của căn bệnh. Điều quan trọng cuối cùng vẫn là họ lo sợ nếu mình khai đúng, nếu mình thực hiện cách ly thì sẽ mất rất nhiều thời gian,… có rất nhiều lý do để có thể giải thích cho những hành động như vậy”.

Cũng theo PGS Trần Thu Hương, một số người lo ngại sẽ bị công khai thông tin cá nhân, lịch trình đi lại, ảnh hưởng đến gia đình, công việc.

Mặc dù vậy, đó chỉ là những thiệt hại lợi ích mang tính cá nhân, những rủi ro khi không may mắc bệnh. Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định, sai phạm của một cá nhân trong phòng chống dịch có thể khiến cho nền kinh tế nước nhà điêu đứng.

“Chắc chắn từ một hành vi thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức của người trốn cách ly nó có thể là một mầm mống, một đốm lửa làm bùng lên một làn sóng dịch thứ tư và cảnh báo có thể có những hậu quả nguy hiểm. Đặc biệt nếu chúng ta tiếp tục buộc phải thực hiện những biện pháp phong toả, giãn cách xã hội như trước đây đã từng làm thì là một điều cực kỳ nguy hiểm cho nền kinh tế khi có tới 80% doanh nghiệp tư nhân được khảo sát cho rằng đang gặp rất nhiều khó khăn và nếu như phải cách ly nữa thì họ sẽ bị phá sản. Từ việc đó, nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm, an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế cũng như liên quan tới những vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Ước tính riêng ngành du lịch Việt Nam đã thiệt hại 23 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Mỗi khi có đợt dịch bùng phát, ngân sách các địa phương như Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Phúc… phải tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng cho vật tư, thuốc men, cơ sở hạ tầng và nhân lưc chăm sóc, điều trị, phòng chống dịch.

Thiệt hại là rất lớn nếu so với những món lợi nhỏ mà các nhà xe, đường dây tổ chức vận chuyển, đưa người nhập cảnh trái phép qua biên giới. Thực tế thời gian qua trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, lực lượng CSGT, công an các địa phương thường xuyên triệt phá, khởi tố được các vụ việc đưa người từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta qua biên giới trên bộ, trên biển mà không qua đường chính ngạch. Thủ đoạn các đối tượng thường móc nối, liên hệ với người có nhu cầu thông qua mạng xã hội.

Trong bối cảnh các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan đang bùng phát mạnh dịch bệnh, vấn đề này càng diễn biến phức tạp. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Bộ Y tế đang lập nhiều đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định phòng chống dịch ở một loạt các địa phương, trong đó trọng điểm là các tỉnh biên giới Tây Nam. Ngành y sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng giữ vững được bức tường phòng thủ trước dịch bệnh từ bên ngoài.

"Các địa phương cần triệt phá các đường dây, nhà xe chở người vượt biên, vận động toàn dân phát giác người nhập cảnh trái phép, người có người thân ở nước ngoài có cam kết với chính quyền về quy định cách ly".

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh, việc các cá nhân mang mầm bệnh từ nước ngoài vào, sau đó di chuyển trên những phương tiện giao thông và tham gia vào các hoạt động ngoài cộng đồng là nguy cơ rất lớn khiến dịch bùng phát. Do đó, ý thức cá nhân, dẹp sự ích kỷ, tiện lợi trước mắt mà chung tay vì cộng đồng vào lúc này rất quan trọng.

“Bà con phải chịu khó, kể cả khi buôn bán đang lỡ làng. Nếu vì việc riêng mà ảnh hưởng tới việc chung thì quá nguy hiểm. Quyết tâm của Chính phủ dập dịch chỉ có kết quả với điều kiện tất cả mọi người tham gia đúng hướng dẫn thì mới bảo vệ được thành quả”.

Người dân cần khai báo y tế chính xác khi đến bệnh viện. Ảnh: Thanh niên

Góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: “Yêu nước bằng sự trung thực”.

Đại dịch COVID-19 ập tới khiến nhân loại không kịp trở tay. Tổng thiệt hại kinh tế 2 năm qua đã lên tới 14 chữ số tính theo đô la Mỹ. Kinh tế toàn cầu giảm ở mức rất sâu, tương đương mức chỉ xảy ra trong cuộc Đại suy thoái, hai cuộc thế chiến I và II.

Không riêng người Việt, hầu hết các dân tộc và quốc gia khác cũng đang buộc phải học cách thích ứng và tồn tại trong một trạng thái rất khác, vẫn thường gọi là “bình thường mới”. Mọi sinh hoạt, học tập, làm việc và giao tiếp đã bị SarsCoV2 thay đổi mãi mãi.

Không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe, con virus nhỏ bé này còn góp phần uốn nắn ý thức của mỗi cá nhân. Trước SarsCoV2, không ai có thể nói dối được về tiền sử dịch tễ, lịch trình đi lại, hoạt động, tiếp xúc một khi họ được kiểm tra, giám sát qua hệ thống y tế. Trước SarsCoV2, mọi sự quanh co, giấu giếm, gian dối đều phải trả giá rất đắt cho không chỉ cá nhân người đó mà còn là người thân, bạn bè, cả cộng đồng.

Một nam tiếp viên hàng không trong thời gian tự cách ly tại nhà nhưng tiếp xúc với người khác. Một nữ du khách trở về nước từ tâm dịch nhưng không khai báo. Một bệnh nhân có lịch sử đi lại, tiếp xúc phức tạp nhưng khai báo quanh co, thiếu hợp tác… Mỗi trường hợp như vậy đều làm phát sinh ổ dịch mới và gây rất nhiều khó khăn cho đội truy vết, cán bộ y tế khoanh vùng dập dịch, chưa kể nguồn lực phong tỏa khu phố, cơ quan của họ.

Trong những bài học trên bục giảng, tình yêu quê hương, Tổ quốc được thể hiện sinh động qua những hy sinh quả cảm của thế hệ cha ông, đánh đối nước mắt, máu xương để giành lại độc lập tự do, kiến tạo tương lai cho thế hệ hôm nay. Và ngay lúc này, yêu nước là cách để gìn giữ, tiếp nối thành quả ấy.

Yêu nước trong bối cảnh hiện nay đơn giản là hưởng ứng và thực hiện theo khuyến cáo, lời kêu gọi của Chính phủ, của ngành y tế. Đó là thực hành tốt 5K – Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế. Đó là sự tự giác, tự nguyện, hy sinh lợi ích cá nhân, vận động người thân, người quen biết khai báo khi trở về từ vùng dịch. Đó là sự tham gia tích cực vào thế trận phòng dịch toàn dân, nhắc nhở, tố giác những vi phạm phòng dịch.

Phầm chất và nền tảng cần có để thực hiện những việc này là sự trung thực. Một cộng đồng trung thực, chung lưng đấu cật vì lợi ích chung, cộng đồng đó sẽ an toàn vượt qua mùa dịch./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

Lãi suất tiền gửi tăng, VNĐ sẽ không giảm giá thêm

Lãi suất tiền gửi tăng, VNĐ sẽ không giảm giá thêm

Từ đầu tuần, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đã bắt đầu rục rịch tăng trở lại. Mức cao nhất trên thị trường ghi nhận hơn 6% ở kỳ dài hạn.

// //