Thể dục ngoài trời, nên hướng dẫn thay vì cấm đoán
Phóng viên - 23/09/2021 | 20:10 (GTM + 7)
TP.HCM bắt đầu thí điểm phát phiếu cho người dân đến tập thể dục tại các công viên và không gian ngoài trời trên địa bàn Quận 7. Tại Hà Nội, vừa có những trường hợp bị xử phạt vì ra ngoài tập thể dục khi thành phố chưa cho phép.
Vậy, nên quản lý hoạt động thể dục thể thao ngoài trời ra sao để đảm bảo an toàn phòng dịch, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân, nhất là ở các đô thị chật chội như HN, TP.HCM?
Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS. Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển môi trường sức khỏe về nội dung này:
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV: Thưa Bác sĩ, sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, người dân ở một số địa phương có nhu cầu tập thể dục thể thao. Vậy theo bác sĩ, các thành phố nên quản lý, hướng dẫn nhóm đối tượng này như thế nào?
PGS. Nguyễn Trọng An: Khi mà nhận Chỉ thị 22, tôi thấy rằng viết rất nhiều nhưng không rõ ràng, thể hiện sự yếu kém về nội dung chất lượng của Chỉ thị.
Tôi không hiểu vì sao ở Hà Nội có hướng dẫn làm cho câu chuyện những người có nhu cầu là người già, đặc biệt những người có bệnh có nhu cầu ra ngoài trời, người ta hít thở lại vướng vào các quy định của cơ quan chính quyền.
Nếu mà đã có quy định hết giãn cách, không cần giấy đi đường, thông hành, thì chúng ta sẽ quy định chung là không gian ngoài trời. Và tất cả những ai ở ngoài trời đều phải tuân thủ, kể cả trẻ em, đến người lớn, người tập thể dục, người đi chợ… đều phải tuân thủ. VD không được tụ tập nhau, không được đi cùng nhau, đi gần nhau trong phạm vi 1,5m và đeo khẩu trang.
PV: Ở những quốc gia lân cận, họ đang quản lý và hướng dẫn người dân khi tham gia các hoạt động ngoài trời như thế nào, thưa bác sĩ?
PGS. Nguyễn Trọng An: Xung quanh ta, các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore hướng dẫn rất cụ thể. Singapore có hướng dẫn cụ thể trẻ em đến trường, người lớn ra ngoài, người đi làm công sở….
Cách đây gần 1 tháng, Singapore dịch giảm rõ rệt và cho người ta hướng dẫn chung như vậy. Nhưng trong 1 tuần trở lại đây, tình hình dịch trở nên nặng hơn. Nhưng người ta vẫn giữ nguyên quy định đó và khắt khe hơn vấn đề 5K.
Trong các địa điểm tập trung như trong phòng họp, trong lớp học, trong nhà thờ, người ta giảm thiểu số người từ 20 người xuống 5 người. Người ta vẫn giữ một quy định nhất quán là thực hiện 5K nhưng về số lượng giảm đi.
"Em đi bình thường thôi, rồi một đoàn xe đi sát người em, còn quát em là ‘đi gọn vào cho bố mày đi’, chúng chửi và quá ngông cuồng. Em và những người khác nữa cả già lẫn trẻ cứ phải nép lại cho đoàn xe đấy đi”, anh Quân chia sẻ.
Tại dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT đã cho phép người học lái xe máy có thể tự học lý thuyết, sau đó đăng ký kiểm tra và thi sát hạch, còn học lái xe ô tô thì vẫn phải học qua các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.
Thành phố nào cũng có những điều bí ẩn, những hiện tượng lặp đi lặp lại không thể tìm ra lời giải đáp. Với Hà Nội, có một điều bí ẩn ở Hồ Tây, đó là hiện tượng cá chết mùa thu.
Những ngày gần đây VOV Giao thông nhận được phản ánh của nhiều bác tài thường xuyên lưu thông trên Đại lộ Thăng Long và các tuyến vành đai về tình trạng xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc, thậm chí còn đi ngược chiều, nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.
Liên quan đến sự việc Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an về việc các biển báo do nhà thầu này thi công trên tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị phá hoại; Cục Đường bộ Việt Nam đã chính thức có thông tin về vấn đề này.